Lý giải du lịch Nga vẫn phát triển bất chấp những hạn chế của EU
EU đã áp đặt các hạn chế đối với người Nga đi du lịch đến châu Âu sau cuộc xung đột ở Ukraine, với một số quốc gia – đặc biệt là Estonia, Latvia, Litva, Phần Lan, Ba Lan và CH Séc – áp đặt lệnh cấm hoàn toàn.
Những hạn chế này đã mở ra những thị trường mới trên khắp thế giới cho ngành du lịch tỷ USD từ Nga.
Khách du lịch Nga ở khu nghỉ dưỡng Adrasan, phía tây Antalya, Thổ Nhĩ Kỳ tháng 10/2022. Ảnh: AP
Được biết đến với sự kết hợp của những bãi biển nhiệt đới, những cánh đồng lúa xanh tươi và những ngọn núi lửa, Bali là một thiên đường du lịch nổi tiếng thu hút du khách từ khắp nơi trên thế giới.
Năm ngoái, hòn đảo ở Ấn Độ Dương này bắt đầu chứng kiến sự gia tăng của lượng khách du lịch: khoảng 58.000 người Nga đã đến Bali vào cuối năm. Chỉ riêng trong tháng 1/2023, số lượng du khách từ Nga đã tăng lên 22.500 người, theo dữ liệu của chính phủ Indonesia, khiến người Nga trở thành nhóm du khách lớn thứ hai sau người Australia.
Ở một điểm “ nóng” về du lịch từ phía đối diện, các số liệu lại kể một câu chuyện khác. Cho đến nay, khách du lịch Nga đến Paris ( Pháp) bằng đường hàng không đã giảm hơn 95% từ tháng 1 đến tháng 5 năm nay [so với năm 2019]“, người phát ngôn của hội đồng du lịch Paris cho biết. Trong những tháng mùa hè, lượng khách Nga đến thủ đô của Pháp – một trong những thành phố được ghé thăm nhiều nhất ở châu Âu – dự kiến chỉ tăng dưới 1%.
Kể từ khi xung đột Nga-Ukraine nổ ra vào tháng 2/2022, người Nga đã gặp khó khăn hơn rất nhiều khi đi du lịch tới các điểm đến nghỉ dưỡng nổi tiếng ở EU. Xin thị thực du lịch tốn kém hơn và thủ tục phức tạp hơn, trong khi các hãng hàng không Nga đã bị cấm bay qua hoặc vào EU.
Tuy nhiên, hàng triệu người Nga vẫn đang đi du lịch nước ngoài. Khoảng 22,5 triệu lượt du lịch nước ngoài đã được người Nga thực hiện vào năm 2022, tăng so với 19,2 triệu lượt vào năm 2021, trong đó Thổ Nhĩ Kỳ là điểm đến hàng đầu.
Video đang HOT
Và khách du lịch Nga hiện đang tìm đến các điểm nghỉ dưỡng bên ngoài phương Tây với số lượng kỷ lục thay vì châu Âu. Trong số những quốc gia chứng kiến sự bùng nổ lớn nhất về lượng du khách Nga có Thái Lan, Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất, Thổ Nhĩ Kỳ, Maldives và Ai Cập.
Đặc biệt, Thái Lan đang “được hưởng lợi đáng kể từ lệnh cấm du lịch của EU đối với người Nga khi thị trường buộc phải thay đổi các điểm đến ưa thích của họ”, theo một báo cáo từ nhà cung cấp thông tin kinh doanh GlobalData.
Statista (nền tảng trực tuyến chuyên về dữ liệu thị trường và người tiêu dùng) cho biết, Nga xếp thứ 14 về du lịch quốc tế với mức chi khoảng 11,4 tỷ USD năm 2021 và các quốc gia trên thế giới đều mong muốn giành được một phần thị phần đó.
Sri Lanka, Maroc và Thái Lan đang có kế hoạch mở các đường bay thẳng với Nga để tạo thuận lợi cho việc đi lại trong khi Ấn Độ, Myanmar và Oman gần đây đã tổ chức các cuộc đàm phán với Nga để thảo luận về việc tăng cường du lịch.
Về phần mình, Iran đã ký một thỏa thuận với Nga vào tuần trước để tăng cường hợp tác du lịch song phương, chỉ vài ngày sau khi Cuba ký một thỏa thuận phát triển du lịch nhằm tăng số lượng du khách Nga lên tới 500.000 người mỗi năm.
Đối với một số quốc gia, thúc đẩy du lịch từ Nga là một cách giúp cân bằng quan hệ kinh tế với Moskva. Thổ Nhĩ Kỳ là một trong những nước tiêu thụ năng lượng của Nga lớn nhất thế giới và ngành du lịch của nước này chủ yếu phụ thuộc vào khách du lịch Nga.
Ngành du lịch của Thổ Nhĩ Kỳ hầu như không bị ảnh hưởng bởi cuộc xung đột ở Ukraine. Faruk Balli, Giáo sư tại Trường Kinh tế và Tài chính tại Đại học Massey ở New Zealand, cho biết: “Thổ Nhĩ Kỳ không áp dụng các biện pháp trừng phạt đối với Nga, vì vậy nước này đã trở thành điểm đến số 1 của khách du lịch Nga”.
Nhưng ở Síp và Hy Lạp, việc giảm khách du lịch Nga – những người thường chiếm một tỷ lệ lớn trong tổng số du khách – đã ảnh hưởng đến nền kinh tế và khiến họ phải suy nghĩ lại về các mô hình du lịch.
Đối với thị trường du lịch trong nước, kể từ khi xung đột ở Ukraine nổ ra, nhu cầu đi du lịch đến Nga đã giảm đối với cả khách du lịch EU và Mỹ. Các biện pháp trừng phạt của phương Tây cũng khiến việc đi lại đến Nga trở nên phức tạp thông qua các hạn chế về chuyến bay và việc không thể sử dụng thẻ Visa và Mastercard do các ngân hàng nước ngoài phát hành.
Do đó, Chính phủ Nga đang thúc đẩy du lịch nội địa để hồi sinh ngành này, đồng thời đẩy mạnh nỗ lực thu hút du khách quốc tế. Các kế hoạch đang được tiến hành để phối hợp hệ thống thanh toán Mir của Nga với RuPay tương đương của Ấn Độ và miễn thị thực của Nga đối với du khách đến từ một số quốc gia Arập và Mỹ Latinh.
Sự trở lại của khác du lịch Trung Quốc vào tháng 2/2023, sau khi các hạn chế đi lại do đại dịch COVID-19 được dỡ bỏ, cũng được coi là một dấu hiệu cho thấy Nga vẫn là một điểm đến du lịch phát triển. Truyền thông nhà nước Nga đưa tin rằng số lượng du khách Trung Quốc đến Nga có thể trở lại mức trước đại dịch trong vòng ba năm.
Lý do Litva tẩy chay phiên họp của Hội đồng Nghị viện Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu
Phiên họp mùa Đông của OSCE tại Vienna (Áo) sẽ diễn ra vào ngày 23 - 24/2, đúng một năm sau khi xung đột Nga - Ukraine nổ ra.
Trưởng phái đoàn Quốc hội Litva Vilija Aleknait-Abramikien. Ảnh: Ekspertai.eu
Theo mạng tin châu Âu Euractiv.com ngày 22/2, đại diện của Litva sẽ tẩy chay phiên họp mùa Đông của Hội đồng Nghị viện Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE PA) tại Vienna sau khi Áo cho phép đại diện của Nga tham dự.
Phiên họp trên sẽ diễn ra vào ngày 23 - 24/2, đúng một năm sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự ở Ukraine. Tờ Guardian (Anh) đưa tin rằng 18 nhà lập pháp Nga dự kiến sẽ tham dự cuộc họp.
Vilija Aleknait-Abramikien, Trưởng phái đoàn Quốc hội Litva, cho biết: "Quyết định cuối cùng của chúng tôi là không tham dự".
Trưởng phái đoàn trên của Litva nêu rõ: "Chúng tôi đã quyết tâm và có sự thống nhất giữa các đảng phái trong Quốc hội, không có quan điểm khác biệt nào ở đây".
Trong một tuyên bố chung được đưa ra sau một cuộc họp phái đoàn của Quốc hội Litva ở Vilnius hồi đầu tháng này, các phái đoàn nghị viện Bắc Âu, Baltic và Ba Lan nói rằng Nga phải "chịu trách nhiệm" về hành động của mình ở Ukraine.
Họ lưu ý rằng sự tham gia của Nga trong cuộc họp của OSCE PA tại Vienna sẽ "được sử dụng để tuyên truyền trong và ngoài nước" và "sẽ gửi một thông điệp rất đáng thất vọng tới cộng đồng quốc tế".
Các nghị sĩ Litva đã mời các đối tác Bắc Âu, Baltic và Ba Lan tham gia tẩy chay nếu Nga được phép tham dự, nhưng không thành công.
Bà Aleknait-Abramikien sau đó cho biết đại diện của các quốc gia khác đã quyết định "đối mặt với phía Nga trong cùng một hội trường".
Tất cả các thành viên của phái đoàn Nga đều nằm trong danh sách trừng phạt của EU kể từ đầu năm 2014.
Bộ trưởng Ngoại giao Áo Alexander Schallenberg gần đây cho biết Vienna nên cho phép tất cả các đại biểu từ tất cả các quốc gia tham gia hội nghị. "Chúng ta không được bỏ qua thực tế là chúng ta cần các nền tảng/diễn đàn", ông Schallenberg nói với chương trình Zeit im Bild của Đài Phát thanh Công cộng Áo trong một cuộc phỏng vấn vào đầu tuần này.
OSCE đã gặp khó khăn trong 18 tháng qua khi họ không thông qua các vấn đề chính bao gồm ngân sách và nhiệm vụ, đặc biệt là trong bối cảnh cuộc xung đột Nga - Ukraine. Điều này đã khiến tổ chức rơi vào tình trạng bế tắc về hành chính, gây ra sự không chắc chắn về các hoạt động và chức vụ chủ tịch trong tương lai.
Không có cơ chế nào trong OSCE để loại bỏ hoặc cấm các thành viên tham gia, do đó, bất kỳ động thái nào ngăn cản Nga tham dự đều có thể liên quan đến việc hoãn hoặc từ chối cấp thị thực.
Mỹ bổ sung các hạn chế về thị thực đối với các thành viên Taliban tại Afghanistan Ngày 1/2, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken thông báo các biện pháp mới hạn chế việc thị thực đối với các thành viên lực lượng Taliban ở Afghanistan, liên quan việc chính quyền Taliban cấm phụ nữ học đại học và làm việc với các tổ chức phi chính phủ (NGO) ở Afghanistan. Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. Ảnh: AFP/TTXVN Trong thông báo,...