Lý giải bí ẩn ở ngôi làng có nhiều người tự tử nhất thế giới
Chỉ trong 3 tháng, cả làng đã có 80 người chết vì tự tử khiến người dân nghĩ rằng ngôi làng này đã bị ma ám.
Badi là một ngôi làng thuộc bang Madhya Pradesh, Ấn Độ. Những ngày này, không khí tang tóc bao trùm lên tất cả gia đình trong làng. Rajendra Sisodiya là trưởng làng mới. Anh được bầu sau khi người trưởng làng cũ, đồng thời là cháu ruột của Rajendra, đã tự tử bằng cách thắt cổ trên cây. Mẹ và anh lớn của Rajendra cũng đã tự sát từ nhiều năm trước.
Bi kịch của gia đình ông tân trưởng làng không phải là điều hiếm thấy tại Badi. Hầu hết tất cả gia đình tại Badi đều có người chết vì tự tử trong những năm gần đây. Chỉ trong khoảng 20 năm qua, tại Badi đã có hơn 350 vụ tự tử, trong khi dân số chỉ khoảng 2500 người.
Điều đáng nói, chỉ trong 3 tháng đầu năm 2016, cả làng đã có 80 người chết vì tự tử. Tất cả các hộ dân đều có người chết.
Tự tử, chết chóc đã trở thành hình ảnh thường thấy tại Badi.
Trong khi tỷ lệ sinh ngày càng giảm thì rõ ràng việc ngày càng nhiều người tự tử có thể khiến dân số Badi giảm mạnh. Điều đáng nói, tuổi trung bình tự tử là 17 – 24, đều trong độ tuổi lao động chính của gia đình. Điều này càng khiến cho cuộc sống của người dân Badi thêm khó khăn. Một người tự tử kéo theo cả gia đình có nguy cơ nối gót.
Anh Rajendra nói rằng ngôi làng này bị ma ám nên mới xảy ra nhiều vụ tự tử như vậy. Người làng tin rằng có thể thần linh đã nổi giận và đang giáng đòn trừng phạt họ. Tiếng xấu đồn xa, lại thêm một số vụ tự tử bí ẩn càng khiến người làng thêm mê muội.
Vụ tự tử bí hiểm nhất có thể kể đến là của anh Anwar, chồng của Padha. Anh Anwar rất chăm chỉ, làm ăn lương thiện không rượu bia. Nhưng đến một ngày, anh Anwar mang rìu về nhà rồi không ngủ cùng vợ con.
Đến nửa đêm, anh Anwar tự dùng rìu chém vào cổ, tử vong tại chỗ. Từ một con người hiền lành, chất phác, anh Anwar đã tự kết liễu đời mình theo cách kỳ lạ nhất. Người khác là Kandy, 37 tuổi. Gia đình làm ăn khá giả, vợ đẹp con ngoan. Nhưng bất ngờ, giữa tháng 1/2016, hai vợ chồng Kandy treo cổ tự tử.
Video đang HOT
Người dân một mực tin rằng làng của họ bị quỷ ám nên mới nhiều người tự tử.
Chính vì có những trường hợp như vậy nên người làng Badi càng mê tín và họ tin rằng: Chỉ đến khi nào con quỷ hết ám thì họ mới sống yên lành.
Trái với thuyết ma quỷ, các bác sĩ chuyên ngành tâm lý học đánh giá nguyên nhân của tình trạng tự tử hàng loạt đến từ trầm cảm tâm lý và chứng tâm thần phân liệt của người dân trong làng. Mầm mống của trầm cảm, của tâm thần phân liệt là do người dân tiếp xúc quá nhiều với thuốc trừ sâu. Bên cạnh đó, áp lực về kinh tế gia đình cũng khiến họ dễ rơi vào con đường bế tắc, không lối thoát.
“Người dân ở đây không nghĩ đến áp lực tâm lý hay chứng tâm thần phân liệt. Họ không thể giải thích được nguyên nhân tự tử hàng loạt. Khi họ không tìm thấy lý do, họ sẽ coi đó là quỷ ám.” – Tiến sĩ tâm lý học Srikanth Reddy nói.
Ngoài việc nghèo đói, áp lực tiền bạc thì thuốc trừ sâu cũng có thể là nguyên nhân. Trước đây, một ngôi làng tại Trung Quốc cũng xuất hiện tình trạng tự tử hàng loạt. Các nhà khoa học đã xác định được nguyên nhân khiến người nông dân bị trầm cảm là do tiếp xúc nhiều với thuốc từ sâu. Trong thuốc trừ sâu có chứa organophosphate, một hóa chất có độc tính cao, dễ gây trầm cảm.
Các chuyên gia nhận định thuốc trừ sâu là nguyên nhân tự tử hàng loạt.
Các vụ tự tử tại Badi có phạm vi rất rộng, vì thế không thể loại trừ nguyên nhân đến từ chính hóa chất canh tác trên đồng ruộng hàng ngày. Hầu hết người dân Badi trồng cây công nghiệp như bông sợi với diện tích canh tác lớn. Họ phải tiếp xúc với thuốc trừ sâu cả ngày. Lâu dài, lượng thuốc ngấm vào cơ thể khiến người dân bị trầm cảm, tâm thần phân liệt dẫn đến những hành vi cực đoan.
Tất nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, đây vẫn là những giả thuyết. Còn nguyên nhân thật sự của những vụ tự tử này, cho đến nay vẫn chưa được nhà khoa học nào khẳng định hoàn toàn.
Theo 2Sao
Những cái chết rùng rợn tại "ngôi làng tự tử"
Với vẻ mặt căng thẳng, đôi mắt đầy lo lắng, ông Rajendra Sisodiya, trưởng làng mới được bổ nhiệm của Badi đang ngồi trước cửa ngôi nhà lụp xụp, dằn vặt bản thân không biết làm sao để thực hiện tốt trách nhiệm của mình.
Làm trưởng làng của một ngôi làng đã khó, trở thành người đứng đầu của "ngôi làng tự tử" nổi tiếng như Badi, thuộc huyện Khargone, bang Madhya Pradesh, Ấn Độ lại càng khó khăn hơn bao giờ hết.
Ông Sisodiya đã được bầu làm trưởng làng từ 2 tháng trước, sau khi người anh họ của ông là Jeevan, đã tự tử bằng cách treo cổ lên một cây to trước cửa nhà trong khi đang giữ cương vị người đứng đầu làng. Vài ngày sau đó, mẹ và anh trai của Jeevan cũng tự tử theo phương thức tương tự.
Trưởng làng Jeevan cũng kết liễu cuộc đời bằng cách treo cổ trên cây trước cửa nhà
Nếu như nó chỉ là cái chết của một gia đình thì mọi chuyện đã được giải quyết đơn giản nhưng kỳ lạ là ở Badi, trong 3 tháng đầu năm qua, đã có đến 80 người tử tự bằng nhiều cách khác nhau. Ngoại trừ những cái chết tự nhiên, thì ở Badi trong 2 thập kỷ qua đã có đến 350 trường hợp tự tử.
Và chỉ trong một năm qua, tại huyện Khargone, một trong 250 huyện nghèo và lạc hậu nhất của Ấn Độ, đã có đến 381 trường hợp nạn nhân tự tìm đến cái chết.
Cảnh sát trưởng huyện Khargone, Amit Singh đã xác nhận điều này với tờ Times Of India và cho biết đó là vấn đề đáng lo ngại cùng với sự nghèo đói và mê tín dị đoan, lạc hậu của dân cư trong vùng.
Những cái chết không rõ nguyên nhân vẫn tiếp tục diễn ra ở Badi khiến người dân trong làng cho rằng ma quỷ đang hiện diện và phá phách cuộc sống của họ. Tuy nhiên, bác sĩ về tâm thần, Srikanth Reddy nói rằng các vụ tử tự có liên quan đến các cơn trầm cảm và tâm thần phân liệt, do họ đã sử dụng quá nhiều thuốc trừ sâu lên cây trồng của mình.
"Người dân ở đây không hiểu về trầm cảm để chữa trị. Họ thường tin rằng nó có liên quan đến ma quỷ", ông Reddy cho biết.
Tiến sĩ cũng nói thêm, ngoài khó khăn về tài chính, nguyên nhân của căn bệnh trầm cảm này có thể đến từ thuốc trừ sâu. Trong một nghiên cứu cách đây vài năm tại Trung Quốc, nơi mà một số lớn người dân trong khu vực cũng tự tử, người ta đã tìm thấy lượng thuốc trừ sâu có chứa nhiều chất organophosphate, có độc tính cao và gây ảnh hưởng nặng đến tinh thần, tâm lý con người.
Ngôi làng Badi trong 3 tháng đầu năm 2016 có 80 người tự tử
Người dân tại Badi trồng cây bông làm nguồn thu chính và nếu thất bại họ sẽ phải chịu khủng hoảng nghiêm trọng về kinh tế.
Sau khi nhận được thông báo về hàng loạt cái chết tự tử ở Badi, người đứng đầu huyện Khargone, Ashok Verma đã thành lập một ủy ban điều tra.
"Đây là một tình huống vô cùng nghiêm trọng và chúng ta cần phải hành động nhanh chóng. Những người dân làng thiếu tự tin và không có kiến thức, vậy việc tư vấn cho họ là vô cùng quan trọng".
Trong một nỗ lực để ngăn chặn "đại dịch tự tử", dân làng đã đồng ý với việc cấm bán rượu trong làng. Nhưng một người dân Sunita Singh, cho biết: "Ngay cả khi rượu bị cấm trong làng, nhiều người đàn ông vẫn sang các làng lân cận để mua rượu".
Jitendra Kushwaha, một cảnh sát cho biết: "Ngay khi có một người trong làng tự tử, họ sẽ mang đến những thầy lang trong làng, thay vì đến bệnh viện. Nhiều vụ tự tử chỉ đơn giản là tâm lý không bình thường. Họ không mang đến bác sĩ vì sợ kỳ thị".
Badi thuộc huyện Khargone, một trong 250 huyện nghèo, lạc hậu và mê tín nhất tại Ấn Độ. Đầu năm 2016, một cậu bé 7 tuổi tại một ngôi làng nghèo của Ấn Độ đã buộc phải kết hôn cùng một con chó, chỉ vì lá số tử vi nói rằng người vợ đầu tiên của cậu sẽ chết trẻ.
Theo_An ninh thủ đô
8 hãng hàng không giá rẻ ở châu Á-Thái Bình Dương thành lập liên minh lớn nhất thế giới Một liên minh hàng không giá rẻ tại châu Á-Thái Bình Dương sắp được thành lập. Tiger Air cũng là một thành viên của liên minh. (Ảnh: AP) 8 hãng hàng không giá rẻ thuộc các nước Đông Nam Á, Nhật Bản, Hàn Quốc và Australia ngày 16/5 đã ra thông báo về kế hoạch thành lập một liên minh của các hãng...