Lý do xe khách vi phạm tốc độ hàng trăm, ngàn lần một tháng mới phát hiện
Do dữ liệu vi phạm tốc độ tổng hợp trên hệ thống nên các địa phương thường sau 2 tháng các xe vi phạm tốc độ hàng trăm thậm chí ngàn lần/tháng mới được thông báo thu hồi phù hiệu.
Hiện cả nước có gần một triệu ô tô đăng ký kinh doanh vận tải, trong đó hơn 318.000 xe khách. Theo quy định, những xe này phải gắn thiết bị giám sát hành trình (GSHT), truyền dữ liệu về hệ thống máy chủ của đơn vị cung cấp dịch vụ cho doanh nghiệp và trung tâm khai thác dữ liệu GSHT do Cục Đường bộ Việt Nam quản lý.
Hàng tháng, Cục Đường bộ tổng hợp dữ liệu GSHT. Sau đó, Sở GTVT các tỉnh, thành trích xuất, lấy danh sách xe vi phạm tốc độ đăng công khai lên trang website của sở. Với những xe vi phạm 5 lần/1.000km xe chạy trong 1 tháng sẽ bị thu hồi phù hiệu.
Xe khách nhà xe Thành Bưởi gây tai nạn giao thông nghiêm trọng tại Đồng Nai từng vượt tốc độ 496 lần trong 3 tháng
Theo phản ánh của các địa phương, do dữ liệu GSHT không được trích xuất hàng ngày, nên nhiều xe vi phạm tốc độ hàng trăm lần sau vài tháng mới bị thu hồi phù hiệu.
Đây cũng chính là lý do, nhiều xe của nhà xe Thành Bưởi bị tước phù hiệu lên tới 246 lần trong 9 tháng do vi phạm tốc độ. Riêng xe Thành Bưởi gây tai nạn ở Đồng Nai cũng từng vượt tốc độ 496 lần trong 3 tháng.
Hay như tại Hà Nội, đầu tháng 4, đơn vị này mới công bố các xe vi phạm tốc độ trong tháng 1. Trong đó có trường hợp xe hợp đồng mang BKS 29B-147.12 của Công ty TNHH Thương mại và dịch vụ du lịch Hòa Phát vi phạm tốc độ 2.040 lần trong tháng 1/2023. Gần đây nhất, đầu tháng 9, Sở GTVT Hà Nội cũng mới có văn bản kiểm tra xử lý vi phạm các xe chạy quá tốc độ đến tháng 7.
Đề nghị xe thu hồi phù hiệu, biển hiệu sau 30 ngày mới được cấp lại
Lý giải việc chậm tổng hợp dữ liệu GSHT gửi về Sở GTVT các địa phương, ông Đỗ Công Thủy, Phó trưởng phòng Quản lý phương tiện và người lái, Cục Đường bộ Việt Nam cho rằng, việc lắp thiết bị GSHT hay camera trước tiên là phục vụ công tác quản lý, điều hành của doanh nghiệp.
Khi xảy ra tai nạn giao thông, cơ quan quản lý căn cứ vào dữ liệu của doanh nghiệp để điều tra tai nạn, phân tích nguyên nhân và xử lý vi phạm. Doanh nghiệp kinh doanh vận tải phải chịu trách nhiệm theo dõi, chấn chỉnh các hành vi vi phạm của lái xe thông qua dữ liệu từ thiết bị GSHT.
“Theo quy định tại Nghị định 10, dữ liệu vi phạm tốc độ trên hệ thống dữ liệu của Cục Đường bộ Việt Nam được tổng hợp theo tháng để phục vụ công tác xử lý vi phạm thu hồi phù hiệu.
Video đang HOT
Do hệ thống được xây dựng thời gian đã lâu (từ năm 2015), công nghệ lạc hậu, hạn chế về năng lực xử lý, dữ liệu tổng hợp hàng tháng chưa được nhanh và kịp thời.
Nguyên nhân là do nguồn kinh phí hầu như không có. Tuy nhiên, hệ thống hiện vẫn đang thực hiện tiếp nhận và giám sát theo thời gian thực”, ông Thuỷ nói.
Để khắc phục tình trạng này, trước mắt, Cục sẽ tiếp tục có văn bản đề nghị các Sở GTVT tăng cường khai thác dữ liệu để nhắc nhở ngay đối với các đơn vị kinh doanh vận tải có vi phạm để có biện pháp chấn chỉnh lái xe kịp thời.
Ông Thuỷ cũng thông tin thêm, hiện nay Cục đang được Bộ GTVT giao xây dựng dự thảo Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 10/2020/NĐ-CP. Theo đó, sẽ siết việc cấp và thu hồi phù hiệu, biển hiệu đối với xe kinh doanh vận tải.
Cụ thể, sẽ bổ sung quy định đối với các xe bị thu hồi phù hiệu, biển hiệu thì sau 30 ngày mới được cấp lại.
“Khi đó xe kinh doanh phải nằm bãi một tháng, ngay lập tức đánh vào lợi ích kinh tế của chủ phương tiện. Đây cũng là cảnh báo đối với chủ doanh nghiệp, buộc phải có trách nhiệm hơn trong việc quản lý lái xe và phương tiện”, ông Thuỷ thông tin.
Ông N.V.H (Giám đốc một doanh nghiệp vận tải ở Thái Nguyên) cho rằng, xe vi phạm tốc độ luôn tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn giao thông. Thống kê từ các vụ tai nạn giao thông cho thấy nguyên nhân liên quan tốc độ chiếm tới 70%.
Xe vi phạm tốc độ nhiều lần/tháng mới được phát hiện có lỗi do lái xe, chủ doanh nghiệp, cơ quan quản lý. “Điều này cho thấy nếu doanh nghiệp có một quy trình quản lý chặt về vận tải nói chung và vận tải hành khách nói riêng, kết hợp với một ông chủ có trách nhiệm thì chắc chắn sẽ giảm thiểu tối đa những vi phạm. Với cơ quan quản lý do quản lý không chặt mới để xảy ra những xe hoạt động, tham gia giao thông vi phạm tốc độ nhiều lần”, ông V.H nói.
Vì sao nhà xe Thành Bưởi ngang nhiên vi phạm kéo dài?: Không thể để tung hoành bất chấp
Nhằm triệt nạn "xe dù,bến cóc" ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an toàn giao thông, quy định pháp luật hiện hành cấm nhà xe lập bến bãi trái phép, cấm xe hợp đồng hoạt động biến tướng thành xe chạy tuyến cố định.
Thực hiện quy định đó, một công cụ đã được triển khai để quản lý chặt chẽ ô tô tham gia vận tải hành khách, đó là thiết bị giám sát hành trình. Thiết bị này được gắn trên từng xe khách, kết nối dữ liệu liên thông về Cục Đường bộ VN (Bộ GTVT) và được phân cấp đến từng Sở GTVT tỉnh, thành trực tiếp quản lý. Chính vì vậy, thông tin về hoạt động của xe khách như tốc độ, hành trình, điểm đi - điểm đến... đều nằm trong tầm quản lý của ngành giao thông và các cơ quan liên quan. Vậy thì ai đã để nhà xe Thành Bưởi có thể tung hoành bất chấp trong thời gian dài?
Bất chấp quy định pháp luật, bãi xe "lậu" của nhà xe Thành Bưởi vẫn hoạt động ở địa bàn P.An Phú, TP.Thủ Đức. Ảnh NHẬT THỊNH
6 lần báo cáo vi phạm vẫn không giải quyết triệt để
Tại TP.HCM, việc quản lý địa bàn và các vấn đề liên quan đối với bến xe "lậu", được phân cấp về cho UBND quận, huyện và TP.Thủ Đức chịu trách nhiệm. Như Thanh Niên đã điều tra, chỉ tính ở địa bàn TP.Thủ Đức, nhà xe Thành Bưởi đã ngang nhiên lập nhiều bến "lậu", hoạt động bất chấp, xem thường pháp luật. Nhưng vấn đề không chỉ từ hành vi của phía Thành Bưởi mà mấu chốt còn là trách nhiệm quản lý của chính quyền địa phương cũng như việc vào cuộc giải quyết triệt để của cấp có thẩm quyền đối với các vi phạm.
Căn cứ vào nội dung báo cáo bằng văn bản của UBND P.An Phú (TP.Thủ Đức), có thể khẳng định công tác quản lý nhà nước của cấp có thẩm quyền được giao đối với trường hợp nhà xe Thành Bưởi là "có vấn đề". Cụ thể, ngày 11.10, UBND P.An Phú có báo cáo lên cấp trên (UBND TP.Thủ Đức) để tiếp tục kiến nghị xử lý bến xe "lậu" của Thành Bưởi, vì việc xử lý này vượt quá thẩm quyền của cấp phường.
Theo báo cáo của UBND P.An Phú, ngày 10.10, UBND và Công an P.An Phú tổ chức kiểm tra tại thửa đất số 23, tờ bản đồ số 26, 27 (đường trục chính, KP.3) thì phát hiện 7 xe (nhãn hiệu Thành Bưởi) biển số 50F-054.13, 50F-042.56, 50E-252.88, 51B-060.28, 50F-042.16, 51B-278.97, 50F-053.99. Trong đó, tổ công tác ghi nhận xe khách giường nằm 50F-053.99 (34 chỗ) có 34 hành khách trên xe và ghi nhận có hợp đồng vận chuyển hành khách.
Đồng thời, tổ công tác ghi nhận tại thửa đất nói trên có các công trình tạm (khung sắt, bạt kéo có lắp bánh xe) và thùng container sử dụng làm nhà vệ sinh... Xác định đây là công trình vi phạm, UBND P.An Phú đề nghị Công ty TNHH Thành Bưởi tháo dỡ và di dời công trình, trả lại hiện trạng ban đầu.
Trước đó trong các tháng 6, 7, 9 và ngày 4, 6.10, UBND P.An Phú đã 5 lần gửi báo cáo liên quan đến hoạt động đón trả khách gây mất an toàn giao thông của bến xe "lậu" nhà xe Thành Bưởi tại 97 Mai Chí Thọ (KP.3, P.An Phú) đến UBND TP.Thủ Đức và đề nghị lập đoàn kiểm tra, xử lý.
Cũng theo báo cáo, đến thời điểm hiện tại, Công ty TNHH Thành Bưởi không còn hoạt động đón trả khách trái phép tại 97 Mai Chí Thọ. Tuy nhiên, trong quá trình giám sát địa bàn, UBND P.An Phú phát hiện Công ty TNHH Thành Bưởi lén lút hoạt động đón trả khách trái phép tại thửa đất số 23, tờ bản đồ số 26, 27, KP.3 (đường trục chính - Báo Thanh Niên đã phản ánh).
"Hiện nay, các phương tiện thông tin đại chúng đang phản ánh rất nhiều vi phạm về hoạt động vận tải hành khách của Công ty TNHH Thành Bưởi, trong đó có hoạt động đón trả khách không đúng nơi quy định và thành lập bến bãi không phép trên địa bàn P.An Phú. Để giải quyết dứt điểm tình trạng này, UBND phường kiến nghị UBND TP.Thủ Đức thành lập tổ kiểm tra liên ngành để kiểm tra tổng thể hoạt động vận tải hành khách của Công ty TNHH Thành Bưởi trên địa bàn P.An Phú và TP.Thủ Đức. Đề nghị Thanh tra giao thông, Sở GTVT hỗ trợ tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm về hoạt động vận tải hành khách của nhà xe nói trên", báo cáo nêu.
Vi phạm của nhà xe Thành Bưởi có tính lặp lại, ngang nhiên lập bến xe "lậu" ngay khu vực trung tâm TP.Thủ Đức nhưng vì sao UBND TP.Thủ Đức không xử lý và công khai kết quả xử lý để lập lại trật tự an toàn giao thông, đô thị, nhất là để cho pháp luật được thực thi một cách nghiêm minh?
Trách nhiệm quản lý của ai ?
Trả lời Thanh Niên, ông Lương Duyên Thống, Trưởng phòng Quản lý phương tiện và người lái, Cục Đường bộ VN, nói: "Thông qua dữ liệu truyền về từ thiết bị giám sát hành trình, các Sở GTVT địa phương sẽ nắm được xe đó (xe khách - PV) chạy theo tuyến nào, từ đâu tới đâu, từ tỉnh nào tới tỉnh nào".
Từ câu chuyện Thành Bưởi là xe hợp đồng nhưng trá hình chạy tuyến cố định, cũng như một số nhà xe bỏ bến xe ra ngoài chạy như xe hợp đồng, đại diện Cục Đường bộ VN nói thêm: "Cơ quan quản lý đã nhận thấy những bất cập này và đang xin ý kiến để sửa các văn bản quy phạm pháp luật liên quan. Theo đó, đang xin ý kiến sửa Nghị định 10 năm 2020 của Chính phủ, Thông tư 12 năm 2020 của Bộ GTVT để quản lý chặt chẽ xe kinh doanh vận tải".
Tuy nhiên, thực tế cho thấy các quy định quản lý với xe kinh doanh vận tải đã tương đối chặt chẽ, song việc thực thi, giám sát tại chỗ của địa phương đang còn nhiều bất cập. Về trách nhiệm quản lý, theo đại diện Cục Đường bộ VN, các Sở GTVT địa phương quản lý hoạt động của phương tiện, còn "bến cóc, bến dù" (bến "lậu") thì thẩm quyền quản lý của UBND phường, xã, quận tại địa bàn, hoàn toàn có thể xử phạt. Chính quyền địa phương phải kiểm tra xử lý với các bến trá hình này.
Đừng để "cái sảy nảy cái ung"
Theo số liệu của Cục Đường bộ VN, tính đến hết năm 2022, cả nước có hơn 18.800 đơn vị đăng ký kinh doanh xe hợp đồng, xe du lịch với hơn 224.800 xe (chiếm gần 71% tổng số xe khách). Theo khoản 3 điều 7 Nghị định 10 năm 2020 của Chính phủ quy định đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo hợp đồng: chỉ được ký hợp đồng vận chuyển với người thuê vận tải có nhu cầu thuê cả chuyến xe (bao gồm cả thuê người lái xe), chỉ được đón, trả khách theo đúng địa điểm trong hợp đồng vận chuyển đã ký kết...
Đã có những quy định rất cụ thể như trên, nhưng dù đăng ký giấy phép kinh doanh là vận tải hành khách theo hợp đồng, nhà xe Thành Bưởi lại biến tướng trong hoạt động. Thực tế cho thấy hoạt động vận tải hành khách trá hình này gây mất trật tự, an toàn giao thông và không đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động vận tải hành khách... và một vấn đề mấu chốt là vì sao vi phạm của nhà xe Thành Bưởi chưa bị xử lý triệt để?
Luật sư Trương Anh Tú (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) cho rằng "một bàn tay không tạo tiếng vỗ", nhà xe Thành Bưởi qua mặt được các cơ quan chức năng trong một thời gian dài thì phải xét trách nhiệm của địa phương, phải kiểm tra liệu có ai đó "bật đèn xanh" hay không.
Luật sư Tú nhấn mạnh: "Trước khi xử lý sai phạm của doanh nghiệp thì cần kiện toàn tổ chức để những sai phạm không dễ gì lọt qua. Mục đích chính là đảm bảo nguồn thu cho ngân sách, đảm bảo tốt nhất nhu cầu đi lại của người dân, từ đó góp phần đảm bảo về an toàn giao thông đường bộ. Mỗi một khâu, giai đoạn, nhiệm vụ chỉ cần lỏng tay thì "cái sảy nảy cái ung"... (còn tiếp)
Hiệu quả giám sát hành trình tới đâu ?
Theo luật sư Nguyễn Văn Hậu (Phó chủ nhiệm Đoàn luật sư TP.HCM), điều 11 Nghị định 10 nêu rõ đơn vị kinh doanh vận tải phải theo dõi, giám sát hoạt động của lái xe và phương tiện trong suốt quá trình hoạt động kinh doanh vận tải. Hơn nữa xe khách kinh doanh vận tải hành khách phải lắp thiết bị giám sát hành trình.
Đồng thời, Nghị định 47 năm 2022 (sửa đổi, bổ sung một số điều Nghị định 10, có hiệu lực từ 1.9.2022) nhấn mạnh: Thiết bị giám sát hành trình của xe ô tô phải bảo đảm tối thiểu yêu cầu "thông tin từ thiết bị giám sát hành trình của xe được sử dụng trong quản lý nhà nước về hoạt động vận tải, quản lý hoạt động của đơn vị kinh doanh vận tải và được kết nối, chia sẻ với Bộ Công an (Cục CSGT), Bộ Tài chính (Tổng cục Thuế, Tổng cục Hải quan) để thực hiện quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông; an ninh, trật tự; thuế; phòng chống buôn lậu.
Từ quy định trên, luật sư Hậu cho rằng các cơ quan chức năng cần phải tăng cường giám sát, quản lý từ thiết bị giám sát hành trình, đồng thời thay đổi quy định pháp luật để xử lý tình trạng "nhờn luật" của đơn vị kinh doanh vận tải vi phạm. Chẳng hạn, thu hồi giấy phép kinh doanh có thời hạn trong lần vi phạm đầu tiên, sau đó khắc phục mà vẫn vi phạm thì thu hồi giấy phép kinh doanh không thời hạn.
Một xe ô tô vi phạm tốc độ đến 164 lần trong tháng Ngày 19/10, Sở Giao thông vận tải (GTVT) tỉnh Bình Phước cho biết đã ban hành quyết định xử lý vi phạm trong hoạt động kinh doanh vận tải. Theo đó, Sở GTVT tỉnh Bình Phước quyết định thu hồi 54 phù hiệu của 18 đơn vị kinh doanh vận tải có phương tiện vi phạm tốc độ theo quy định. Các phương...