Lý do Ukraine từ chối 2 phi đội F/A-18 Hornet dù đang thiếu sức mạnh trên không
Dù thiếu sức mạnh không quân trầm trọng, nhưng Ukraine vẫn từ chối tiếp nhận 2 phi đội F/A-18 Hornets đã nghỉ hưu của Australia.
Theo Tạp chí Tài chính Australia (AFR), một quan chức cấp cao của Không quân Ukraine đã coi các tiêm kích ném bom F/A-18 Hornet của Australia là ‘rác’ mà Canberra muốn loại bỏ. Khi Kiev đổi ý không muốn nhận tiêm kích của Australia và yêu cầu mua các máy bay khác, những chiếc F/A-18 Hornet đã bị loại biên.
Ý tưởng chuyển giao 41 chiếc F/A-18 Hornet đã nghỉ hưu của Không quân Hoàng gia Australia lần đầu tiên được tiết lộ vào tháng 3/2023. Hai tháng sau, tại hội nghị thượng đỉnh G7 ở Nhật Bản, Tổng thống Joe Biden đã bật đèn xanh cho các đồng minh phương Tây gửi máy bay phản lực thế hệ thứ 4 do Mỹ sản xuất tới Ukraine.
Tiêm kích F/A-18 Hornet của Australia. Ảnh: The Warzone
Tuy nhiên, AFR dẫn lời một nhà thầu quốc phòng có mặt trong cuộc đàm phán cho hay, khi Kiev được khuyến khích gửi yêu cầu chính thức để nhận F/A-18, một quan chức Không quân Ukraine giấu tên đã gọi chúng là phế liệu mà Australia muốn loại bỏ.
“Ông ấy gọi chúng là ‘thùng rác bay’. Về cơ bản, điều đó đã giết chết thỏa thuận F/A-18. Nếu ông ấy không làm như vậy, thì bây giờ F/A-18 đã có mặt ở Ukraine”, nhà thầu quốc phòng cho biết.
Video đang HOT
Vào thời điểm đó, Kiev cũng đã tiến hành các cuộc đàm phán với một số nhà tài trợ phương Tây về việc nhận tiêm kích F-16 Fighting Falcons. Các nước Na Uy, Đan Mạch và Hà Lan đã đề nghị chuyển các F-16 cho Kiev, trong khi các quốc gia khác đề xuất đào tạo phi công cho Ukraine.
F/A-18 là máy bay chiến đấu thế hệ thứ tư như F-16, nhưng nó nặng hơn. Các quan chức Ukraine được cho lo ngại cơ sở hạ tầng bảo trì, đạn dược, và huấn luyện sẽ gặp khó, do yêu cầu hoạt động của F/A-18 và F-16 là khác nhau. Ngoài ra, phi công Ukraine vẫn chủ yếu sử dụng các máy bay từ thời Liên Xô cũ.
Vào tháng 12/2023, các cuộc đàm phán một lần nữa lại đề cập đến F/A-18 Hornet, sau khi những nỗ lực phản công của Ukraine thất bại. Tuy nhiên, một phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Australia nói với AFR rằng vào thời điểm đó, F/A-18 đã ở giai đoạn cuối cùng của việc loại biên.
Ngoài ra, Ukraine được cho đã bỏ qua cơ hội nhận trực thăng MRH-90 Taipan của Australia, bởi khi Kiev nghĩ đến việc chính thức yêu cầu, trực thăng này đã bị tháo rời.
Các nhà tài trợ phương Tây hứa chuyển giao F-16 cho Kiev bắt đầu vào năm 2024, trong đó Đan Mạch và Hà Lan cam kết cung cấp 61 chiếc. Thụy Điển cũng đã hứa sẽ tặng một số máy bay Gripen, sau khi nước này được chấp nhận gia nhập NATO.
Nga cảnh báo các máy bay chiến đấu của phương Tây sẽ bị tiêu diệt giống như những loại vũ khí khác do nước ngoài cung cấp cho Ukraine, và chúng không có khả năng làm thay đổi cục diện cuộc xung đột.
AWACS A-50U bắt đồng loạt 300 mục tiêu, chỉ huy 40 máy bay tấn công
Máy bay AWACS A-50U Mainstay của Nga có thể theo dõi đồng loạt tới 300 vật thể bay và cung cấp mục tiêu cho tối đa 40 máy bay chiến đấu đi cùng.
Ấn phẩm Mỹ Military Watch (MW) gần đây có bài viết cho rằng, Lực lượng Phòng không-Không quân Ukraine đang chịu tổn thất nặng nề do hai yếu tố chủ quan, đó là: Số lượng máy bay ít hơn nhiều, chất lượng cũng kém hơn; trong khi các hệ thống phòng không Ukraine cũng suy giảm nghiêm trọng.
Tuy nhiên, tạp chí Mỹ cũng chỉ ra một nguyên nhân khách quan dẫn tới việc Lực lượng vũ trang Ukraine chịu nhiều tổn thất trên chiến trường là do Lực lượng Hàng không-Vũ trụ Nga (VKS) ngày càng sử dụng nhiều máy bay A-50U AWACS để truy tìm máy bay đối phương.
Theo bài viết, Bộ Quốc phòng Nga bắt đầu đầu tư hiện đại hóa phi đội Máy bay Chỉ huy-Cảnh báo sớm trên không (AWACS) của mình vào những năm 2010 và ước tính vào đầu năm 2023 VKS Nga đã có 7 chiếc A-50U Shmel (NATO gọi là Mainstay) đang hoạt động cùng với 3 chiếc A-50 phiên bản cơ bản.
AWACS A-50U có thể bay trên không hơn 9 giờ mà không cần tiếp nhiên liệu, đồng thời người Nga đã trang bị cho A-50U radar Shmel II cải tiến để thay thế loại Shmel đã lỗi thời của Liên Xô, giúp nó có khả năng phát hiện các vụ phóng tên lửa ở khoảng cách hơn 1 nghìn km và theo dõi máy bay chiến đấu ở phạm vi lớn hơn tới 33% so với phiên bản cơ bản.
Mắt thần trên không này có thể theo dõi tới 300 vật thể bay và cung cấp mục tiêu cho tối đa 40 máy bay chiến đấu đi cùng, biến nó trở thành "Trạm điều phối binh lực trên không" cực kỳ hiệu quả.
Hiện nay, Lực lượng Hàng không Vũ trụ Nga bắt đầu tăng cường sử dụng A-50U Mainstay để hỗ trợ không chỉ cho các đơn vị máy bay chiến đấu mà còn cho các hệ thống phòng không trên mặt đất.
Ứng dụng loại AWACS này cho các hoạt động chỉ huy, điều phối tác chiến trên không và trên mặt đất là tổng hợp của nhiều loại hoạt động phức tạp. Vì vậy, cuộc xung đột ở Ukraine mang lại cho người Nga một thực tiễn chiến đấu quý giá và kinh nghiệm vô cùng quan trọng.
Trước khi triển khai Chiến dịch Quân sự Đặc biệt, nhu cầu về những nền tảng chỉ huy-kiểm soát trên không của Nga đã giảm đi đáng kể do toàn bộ chiến đấu cơ của VKS được trang bị radar lớn và mạnh gấp đôi so với các đối thủ phương Tây.
Tuy nhiên, thực tiễn xung đột Nga-Ukraine đã cho thấy, khả năng phòng không chỉ thực sự đạt hiệu quả cao, nếu toàn bộ các chiến đấu cơ và hệ thống phòng không được điều phối bởi một hệ thống chỉ huy tích hợp và đó là điều mà A-50U có thể làm được.
Liên bang Nga dự kiến sẽ tăng cường đầu tư vào máy bay AWACS như một phương tiện bổ sung hiệu quả cho hệ thống phòng không tích hợp trên mặt đất và nâng cao nhận thức tình huống về hoạt động của phi đội máy bay đang ngày càng tăng của NATO ở vùng trời gần Ukraine.
Lợi thế độc nhất mà phi đội AWACS của Nga có được so với NATO trong tương lai gần là họ có kinh nghiệm đặc biệt khi hoạt động trong khu vực chiến đấu thực tiễn cường độ cao, điều mà chưa có nhà khai thác máy bay AWACS nào trên thế giới có được trong hơn hai thập kỷ qua.
Những kinh nghiệm thu lượm được trong Chiến dịch Quân sự Đặc biệt được kỳ vọng sẽ cải thiện đáng kể khả năng của A-50U trong việc thực hiện một loạt các nhiệm vụ có độ phức tạp cao, nâng cao khả năng kiểm soát không phận của Lực lượng Hàng không-Vũ trụ Nga, biến VKS trở thành lực lượng mạnh nhất, hiệu quả nhất trên thế giới.
ISW: Nga 'thử nghiệm' các kiểu tấn công để 'xuyên thủng' phòng không Ukraine Các lực lượng Nga đang "thử nghiệm" các kiểu tấn công tên lửa khác nhau để điều chỉnh hệ thống của họ và "xuyên thủng" hệ thống phòng không của Ukraine. Giao tranh ở Ukraine vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Ảnh: Sputnik Theo đánh giá của Viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) có trụ sở tại Mỹ ngày 15/1, các lực...