Lý do Ukraine không ủng hộ sáng kiến hòa bình của Trung Quốc và Brazil
Ukraine từ chối ủng hộ sáng kiến này, cho rằng nó không bảo đảm lợi ích quốc gia và toàn vẹn lãnh thổ của mình, nhấn mạnh rằng những quốc gia “Nam toàn cầu” như Trung Quốc, Brazil và Ấn Độ có lợi ích kinh tế khác với mục tiêu của Ukraine trong xung đột.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị phát biểu tại New York, Mỹ, ngày 25/9/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Trong bối cảnh cuộc xung đột giữa Nga và Ukraine vẫn diễn biến phức tạp, các sáng kiến hòa bình quốc tế đã nổi lên nhằm tìm kiếm một giải pháp ngoại giao. Tuy nhiên, Ukraine đã từ chối ủng hộ sáng kiến hòa bình do Trung Quốc và Brazil đề xuất, thể hiện sự không hài lòng với cách tiếp cận này.
Vào cuối tuần trước, bên lề cuộc họp Đại hội đồng Liên hợp quốc tại New York (Mỹ), Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã gặp Đại diện đặc biệt của Tổng thống Brazil Celso Amorim, để tuyên bố thành lập nền tảng “Những người bạn của hòa bình”. Sáng kiến này được thiết kế để tìm kiếm một giải pháp hòa bình cho cuộc xung đột ở Ukraine dựa trên điều khoản của kế hoạch hòa bình Trung Quốc-Brazil được trình bày vào mùa Xuân năm nay.
Video đang HOT
Tuy nhiên, phía Ukraine đã bày tỏ sự không hài lòng khi Thụy Sĩ tham gia vào kế hoạch này, đồng thời Kiev tỏ ra khá cứng rắn với sáng kiến hòa bình trên.
Bộ Ngoại giao Ukraine thậm chí còn cho rằng, thay vì là “Những người bạn của hòa bình”, sáng kiến này giống như “Những người bạn của sự đầu hàng”, phản ánh quan điểm của họ rằng sáng kiến này không thực sự bảo vệ lợi ích của Ukraine.
Theo tờ Nezavisimaya Gazeta (Nga) ngày 30/9, Ukraine lo ngại rằng các sáng kiến hòa bình từ Trung Quốc và Brazil có thể làm suy yếu lập trường của Kiev trong cuộc xung đột với Nga. Các nhà phân tích nhận định, việc Kiev từ chối tham gia vào các sáng kiến này là một phản ứng dễ hiểu trong bối cảnh mà các quốc gia như Trung Quốc và Brazil không hoàn toàn ủng hộ “công thức chiến thắng” của Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky. Thay vào đó, họ đang thúc đẩy một giải pháp hòa bình mà không tập trung vào việc bảo đảm toàn vẹn lãnh thổ của Ukraine, một yếu tố quan trọng trong yêu cầu của Kiev.
Một trong những lý do Ukraine từ chối các sáng kiến này là vì các quốc gia “Nam toàn cầu” như Trung Quốc, Ấn Độ và Brazil có lợi ích kinh tế trực tiếp bị ảnh hưởng bởi cuộc chiến. Họ lo ngại về tác động của xung đột đối với thương mại toàn cầu và sự ổn định khu vực, do đó, thúc đẩy một giải pháp nhanh chóng mà không cần phải có sự kết thúc hoàn toàn của giao tranh theo cách mà Ukraine mong muốn.
Trong khi Ukraine tiếp tục duy trì lập trường kiên quyết, các quốc gia như Trung Quốc và Brazil lại có cách tiếp cận mềm dẻo hơn. Những quốc gia này không chỉ tìm kiếm một giải pháp hòa bình để ổn định tình hình khu vực mà còn để củng cố vị thế quốc tế của mình trong việc đóng vai trò trung gian hòa giải trong các cuộc xung đột lớn. Trung Quốc đặc biệt có lợi ích trong việc duy trì sự ổn định tại khu vực Nam toàn cầu, đồng thời đảm bảo rằng thương mại không bị gián đoạn bởi những căng thẳng địa chính trị.
Về phần mình, Nga có vẻ sẵn sàng xem xét sáng kiến này. Theo các tuyên bố gần đây của đại diện Nga, Moskva có thể sẽ tham gia vào một hội nghị thượng đỉnh về sáng kiến hòa bình nếu các điều khoản của hội nghị được làm rõ. Tuy nhiên, quyết định cuối cùng sẽ chỉ được đưa ra khi các thông số cụ thể của sáng kiến này được xác định.
Có gì trong kế hoạch hoà bình Trung Quốc, Brazil đề xuất cho Ukraine?
Đại diện hai nước ngày 24/5 đã cùng nhau ký một văn bản chung thống nhất về kế hoạch giải quyết xung đột Ukraine.
Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị đón tiếp cố vấn cấp cao của Tổng thống Brazil Celso Amorim tại Bắc Kinh ngày 23/5. Ảnh: THX
Hai nước đều khẳng định một hội nghị hoà bình quốc tế giải quyết xung đột Ukraine cần được tổ chức vào thời điểm thích hợp được cả Nga và Ukraine công nhận, với sự tham gia bình đẳng của tất cả các bên cũng như thảo luận công bằng về tất cả các kế hoạch hòa bình.
Theo đài phát thanh Sputnik, tuyên bố chung do Celso Amorim, cố vấn cấp cao của Tổng thống Brazil Luiz Inacio Lula da Silva và Ngoại trưởng Trung Quốc Vương Nghị ký bao gồm những nội dung như khẳng định đối thoại và đàm phán là giải pháp khả thi duy nhất cho cuộc khủng hoảng Ukraine; cần tạo điều kiện để nối lại đối thoại trực tiếp, đồng thời giảm căng thẳng cho đến khi lệnh ngừng bắn toàn diện có hiệu lực; một hội nghị hòa bình quốc tế nên được tổ chức với sự tham gia của cả Nga và Ukraine; phải tránh các cuộc tấn công vào dân thường và các cơ sở dân sự; phản đối việc nhắm mục tiêu vào các nhà máy điện hạt nhân và các cơ sở hạt nhân hòa bình khác; nghiêm cấm sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt, đặc biệt là vũ khí hạt nhân, vũ khí hóa học và sinh học; thực hiện mọi nỗ lực có thể để ngăn chặn phổ biến vũ khí hạt nhân và tránh khủng hoảng hạt nhân và thế giới không nên bị chia thành "thành các nhóm chính trị hoặc kinh tế biệt lập".
Sáng kiến này của Brazil và Trung Quốc được đưa ra sau khi các nhà lãnh đạo hai nước này từ chối tham dự hội nghị thượng đỉnh hòa bình Ukraine dự kiến diễn ra trong hai ngày 15-16/6 tại Thuỵ Sĩ. Cho đến nay, Nga không được mời đến tham dự trong khi Tổng thống Mỹ Joe Biden cũng chưa xác nhận sẽ tham dự sự kiện.
Ngoài lãnh đạo Brazil và Trung Quốc, Nam Phi cũng từ chối tham dự hội nghị này. Về phần mình, Moskva gọi hội nghị do Thụy Sĩ đề xuất là "vô nghĩa" và cho biết họ sẽ không tham gia, ngay cả khi được mời.
Liên quan đến các cuộc đàm phán sắp tới ở Thụy Sĩ, Tổng thống Nga Vladimir Putin nhấn mạnh trong cuộc họp báo ngày 24/5 rằng Nga vẫn sẵn sàng nối lại các cuộc đàm phán hòa bình với Ukraine, bao gồm cả việc dựa trên các dự thảo thỏa thuận được ký kết trong các cuộc đàm phán ở Belarus và ThổNhĩ Kỳ vào mùa xuân năm 2022, nhưng phải tính đến tình hình thực tế hiện tại.
Ngoại trưởng Sergey Lavrov ngày 22/5 lưu ý Mỹ đang áp đặt công thức hoà bình 10 điểm của Tổngthống Ukraine Zelensky lên tất cả mọi người, mời các quốc gia ở Nam bán cầu tham gia. Công thức hòa bình 10 điểm của Kiev - được Tổng thống Zelensky đưa ra lần đầu vào mùa thu năm 2022 - yêu cầu lực lượng Nga rút hoàn toàn và vô điều kiện khỏi tất cả các vùng lãnh thổ của Ukraine, Moskva trả tiền bồi thường. Nga đã bác bỏ các đề xuất này vì cho rằng nó không thực tế và là dấu hiệu cho thấy Kiev không sẵn sàng tìm kiếm giải pháp ngoại giao cho cuộc xung đột.
Trung Quốc hy vọng các bên nối lại hòa đàm về Ukraine vào thời điểm thích hợp Ngày 27/9, phát biểu trong khuôn khổ Khóa họp thứ 79 của Đại hội đồng Liên hợp quốc (LHQ) ở New York (Mỹ), Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị khẳng định nước này luôn duy trì lập trường khách quan và công bằng về vấn đề Ukraine; kiên trì ủng hộ các cuộc đàm phán hòa bình và hy vọng các...