Lý do Ukraine đồng loạt phá hỏng biển báo giao thông giữa chiến sự với Nga
Chính quyền Ukraine khuyến cáo người dân phá hỏng, làm rối loạn hệ thống biển báo giao thông khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt ở nước này.
Một biển báo giao thông bị gỡ bỏ ở Ukraine (Ảnh: The Drive).
Ngày 24/2, lực lượng Nga bắt đầu chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraine. Nga đã bắn tên lửa tấn công chính xác vào các vị trí quân sự của Ukraine rồi tiến vào nước láng giềng theo nhiều hướng khác nhau bằng tăng thiết giáp.
Trong một nỗ lực làm chậm đà tiến quân của Nga, phía chính quyền Ukraine đã hướng dẫn người dân và chính quyền địa phương tháo biển chỉ đường, biển giao thông để làm lực lượng của Moscow bị rối loạn. Trên mạng xã hội, vào cuối tuần qua, xuất hiện hàng loạt hình ảnh các biển báo bị đập hỏng, hoặc cố tình thay vào sai vị trí hoặc bị sửa lại.
Vào ngày 26/2, Bộ Quốc phòng Ukraine kêu gọi công dân “làm cho đối thủ bối rối và mất phương hướng” bằng cách tháo biển đường, hoặc bất cứ tấm biển nào có tên của thành phố và thị trấn. Một số đơn vị kêu gọi người dân đem nộp lại các tấm biển này cho chính quyền.
Động thái này cũng gây ra những ý kiến trái chiều, khi một số người cho rằng Nga có các công nghệ hiện đại như hệ thống định vị GPS, vệ tinh, máy bay không người lái để làm nhiệm vụ điều hướng cho khí tài. Tuy nhiên, The Drive chỉ ra rằng, trong trường hợp các hệ thống có vấn đề, hoặc kết nối thông tin liên lạc trục trặc, việc mất biển chỉ đường hoặc biển chỉ đường sai có thể làm chậm tiến độ của chiến dịch.
Các chuyên gia quân sự nói với The Drive rằng, chiến thuật phá hỏng biển giao thông đã xuất hiện trong nhiều cuộc xung đột thời kỳ hiện đại. Quân nhân Anh từng tháo bỏ biển đường và ga tàu hỏa trên khắp nước này vào Thế chiến 2. Người Kuwait cũng từng tháo hoặc xịt sơn lên biển đường khi Iraq tiến quân vào nước này vào năm 1990.
Hiện thời, tình hình chiến sự trên khắp Ukraine vẫn đang diễn ra căng thẳng. Nga vẫn đang tập trung tìm cách xuyên qua các phòng tuyến ở những điểm nóng như Kiev và Kharkov.
Theo The Drive, trước đó có những thông tin về việc các đoàn xe tiếp viện của Nga bị đi lạc hoặc bị mắc kẹt lại tại Ukraine. Trong bối cảnh chiến sự vẫn đang diễn ra và đang có xu hướng dồn về các khu vực đô thị như hiện tại, chiến thuật này có thể sẽ được Ukraine tiếp tục áp dụng.
Đại sứ Nga nêu lý do tấn công quân sự Ukraine
Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vasily Nebenzya cho biết, Nga đã nhận được một thông tin khiến Moscow buộc ra quyết định mở chiến dịch tấn công quân sự nhằm vào Ukraine.
Một xe quân sự Nga bị phá hủy sau giao tranh ở Kharkov (Ảnh: AP).
"Tất cả các vị đều biết chúng tôi đã tuyên bố nhiều lần rằng chúng tôi không có ý định tiến hành một chiến dịch quân sự tại Donbass trừ khi giới chức Ukraine và quân đội Ukraine đe dọa trực tiếp đến người dân ở vùng này. Đó chính xác là những gì đã xảy ra. Chúng tôi đã nhận được thông tin đáng tin cậy rằng Ukraine chuẩn bị cho một chiến dịch quân sự nhằm vào Donbass", hãng tin TASS dẫn phát biểu của Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc Vasily Nebenzya ngày 28/2 cho biết.
Nhà ngoại giao Nga nói rằng, việc Ukraine có kế hoạch tấn công quân sự vùng ly khai Donbass ở miền Đông là nguyên nhân trực tiếp khiến Nga quyết định mở chiến dịch quân sự đặc biệt nhằm vào Ukraine từ hôm 24/2.
Sáng 24/2, vài ngày sau khi ký sắc lệnh công nhận độc lập cho Donetsk và Lugansk - hai vùng ly khai ở Donbass, Tổng thống Nga Vladimir Putin bất ngờ thông báo mở chiến dịch quân sự đặc biệt tại Donbass.
Tổng thống Putin khi đó tuyên bố: "Hoàn cảnh buộc chúng tôi thực hiện các hành động quyết đoán ngay lập tức. Nhân dân các nước cộng hòa ở Donbass yêu cầu Nga trợ giúp. Về mặt này, theo Điều 51, Phần 7 của Hiến chương Liên Hợp Quốc, với sự cho phép của Hội đồng Liên bang và chiểu theo các hiệp ước hữu nghị và tương trợ với Cộng hòa Nhân dân tự xưng Donetsk (DPR) và Cộng hòa Nhân dân tự xưng Lugansk (LPR), được Hội đồng Liên bang phê chuẩn, tôi đã quyết định thực hiện một chiến dịch quân sự đặc biệt".
Một ngày trước đó, các lãnh đạo ly khai ở Ukraine đã đề nghị Nga hỗ trợ quân sự và tài chính khẩn cấp do lo ngại quân đội Ukraine chuẩn bị tấn công quân sự nhằm giành lại quyền kiểm soát Donbass. Tuy nhiên, chính quyền Kiev khẳng định, quân đội của họ không có kế hoạch giành lại kiểm soát Donbass bằng vũ trang.
Tấn công rocket tại Kharkov
Trong một phát ngôn mới nhất về chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine, Tổng thống Putin khẳng định trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Pháp Emmanuel Macron hôm 28/2 rằng, các lực lượng quân sự Nga không đe dọa dân thường và không tấn công các mục tiêu dân sự.
Tổng thống Putin cũng tuyên bố, Nga "sẵn sàng đàm phán với các đại diện của Ukraine". Tuy nhiên, Tổng thống Putin nhấn mạnh một giải pháp chỉ có thể đạt được "khi các lợi ích an ninh hợp pháp của Nga được tính đến một cách vô điều kiện", bao gồm "việc công nhận chủ quyền của Nga đối với bán đảo Crimea, hoàn thành mục tiêu phi quân sự hóa Ukraine và đảm bảo vị thế trung lập của nước này".
Mặc dù vậy, triển vọng hóa giải căng thẳng vẫn khá mờ mịt sau khi phái đoàn của Nga và Ukraine kết thúc đàm phán ngày 28/2 mà không đạt được tiến triển đáng kể. Hai bên cho biết sẽ tiếp tục tham vấn thêm. Cùng lúc đó, chiến sự ở Ukraine tiếp tục leo thang. Lực lượng của Nga được cho là đang tăng cường các cuộc tấn công vào Kharkov, thành phố lớn thứ hai của Ukraine, đồng thời tiếp tục bao vây thủ đô Kiev.
Các ảnh chụp vệ tinh của hãng Maxar Technologies đăng tải cuối ngày 28/2 cho thấy, đoàn xe quân sự của Nga gồm xe bọc thép, xe tăng, pháo và các phương tiện chuyên dụng khác đã tới ngoại ô Kiev. Đoàn xe kéo dài khoảng 64 km từ căn cứ không quân Antonov đến phía bắc Pribyrsk. Giới chức phương Tây lo ngại, Nga có thể sắp thực hiện một cuộc tấn công tổng lực vào Kiev. Ngoài Kiev, Kharkov, lực lượng của Nga cũng đang siết vòng vây với các thành phố lớn khác của Ukraine như Chernihiv và Mariupol.
Hàng loạt khí tài Nga bị phá hủy dưới "mưa hỏa lực" ở Ukraine Nhiều thiết bị quân sự đã bị phá hủy trong các cuộc giao tranh tại Ukraine, gây thiệt hại cho quân đội Nga. Binh sĩ Ukraine bước qua một phương tiện bị phá hủy tại nơi xảy ra giao tranh với quân đội Nga ở Kiev hôm 26/2 (Ảnh: Reuters) Hệ thống vũ khí Nga với ký tự "Z" trên thân bị phá...