Lý do Trung Quốc vắng mặt trong cuộc họp của 20 nước về Triều Tiên
Ngoại trưởng 20 nước ngày 16/1 sẽ nhóm họp để thảo luận về cách kiềm chế tham vọng hạt nhân của Triều Tiên bằng các áp lực ngoại giao và tài chính nhưng Trung Quốc, được xem là đóng vai trò then chốt lại vắng mặt.
Vì sao Mỹ, Canada tổ chức họp bàn về Triều Tiên?
20 nước sẽ tổ chức họp bàn về cách kiềm chế tham vọng hạt nhân của Triều Tiên
Cuộc họp của ngoại trưởng 20 nước về Triều Tiên diễn ra tại thành phố Vancouver do Canada và Mỹ đồng tổ chức. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh, căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên đã hạ nhiệt, ít nhất là tạm thời.
Triều Tiên và Hàn Quốc đã tổ chức các cuộc đối thoại lịch sử sau 2 năm im lặng tuần trước và Bình Nhưỡng đã nhất trí sẽ gửi đoàn vận động viên tới dự Thế vận hội mùa đông Pyeongchang.
Tuy nhiên, Mỹ và các đồng minh của nước này cho rằng, cộng đồng quốc tế phải xem xét cách mở rộng một loạt biện pháp trừng phạt nhắm vào chương trình hạt nhân của Triều Tiên.
Lý do là họ cho rằng, các biện pháp trừng phạt đã phát huy hiệu quả, khiến Triều Tiên phải có những nhượng bộ gần đây. Do đó, các biện pháp trừng phạt cần được tiếp tục mở rộng để kiềm chế chương trình hạt nhân của Triều Tiên.
Video đang HOT
“Có nhiều bằng chứng cho thấy chiến dịch gây áp lực của chúng ta đã phát huy tác dụng ở Triều Tiên. Họ đang cảm thấy căng thẳng” – giám đốc bộ phận hoạch định chính sách của Bộ Ngoại giao Mỹ Brian Hook nói.
Theo ông Hook, trong một cuộc họp ở thủ đô Washington trong đó Ngoại trưởng Rex Tillerson, Mỹ sẽ tăng cường an ninh hàng hải xung quanh Triều Tiên để ngăn chặn tàu thuyền của Bình Nhưỡng vi phạm lệnh trừng phạt cũng như làm gián đoạn tài trợ và nguồn lực đối với chế độ của nhà lãnh đạo Kim Jong-un.
Sáng kiến An ninh chống phổ biến (PSI) gồm 17 thành viên, ra đời nhằm ngăn chặn hoạt động buôn bán vũ khí hủy diệt hàng loạt hôm 12.1 cũng ra tuyên bố rằng phải nỗ lực gấp đôi để gây áp lực lên Triều Tiên.
Tuy nhiên, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un hiện vẫn không chỉ ra bất cứ dấu hiệu nào cho thấy ông sẵn sàng chấp nhận những yêu cầu của Mỹ và đàm phán về một chương trình vũ khí mà ông cho là đóng vai trò quan trọng sống còn đối với mình.
Lý do Trung Quốc vắng họp
Trung Quốc – đồng minh chính của Triều Tiên không được mời dự cuộc họp này.
Trong khi Nhật Bản và Hàn Quốc – 2 đồng minh chính của Mỹ đều là khách mời trong cuộc họp trên thì Trung Quốc và Nga lại không được mời góp mặt.
Chuyên gia về Triều Tiên tại Trung tâm Carnegie-Tsinghua ở thủ đô Bắc Kinh, Zhao Tong, nhận định rằng Mỹ không muốn Nga và Trung Quốc gây mất tập trung tại buổi thảo luận bằng cách đề nghị Mỹ – Hàn ngừng các cuộc tập trận quân sự để đổi lấy sự đóng băng của Triều Tiên trong chương trình hạt nhân, nếu họ tham dự
Tuy nhiên, sự vắng mặt của Trung Quốc được cho là một thách thức lớn trong cuộc họp ở Vancouver vì Bắc Kinh là đồng minh duy nhất và là đối tác thương mại chính của Triều Tiên. Do có ảnh hưởng lớn đối với Bình Nhưỡng nên Trung Quốc được xem là đóng trò đặc biệt quan trọng trong bất kỳ giải pháp lâu dài nào liên quan đến cuộc khủng hoảng Triều Tiên.
Một nguồn tin ngoại giao cũng nhận định rằng, không có sự tham gia của Trung Quốc, những thành quả đạt được từ cuộc hợp sẽ rất hạn chế.
Ông Hook cho biết, dù không được mời dự họp nhưng Bắc Kinh và Moscow vẫn sẽ được thông báo đầy đủ về kết quả của cuộc họp.
Trong một cuộc họp thường kỳ, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng đã chỉ trích cuộc họp và nhấn mạnh: “Tổ chức cuộc họp dạng này nhưng không bao gồm các bên quan trọng đối với vấn đề hạt nhân trên bán đảo Triều Tiên sẽ không giúp giải quyết được vấn đề”.
Theo Danviet
Kim Jong Un sẽ cử nhóm nhạc nữ bí ẩn nhất Triều Tiên đến Hàn Quốc
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un sẽ tổ chức cuộc đàm phán gay cấn với Hàn Quốc về việc cho phép một ban nhạc nữ biểu diễn tại Thế vận hội Mùa đông.
Nhóm nhạc được ví như nhóm Spice Girls.
Yêu cầu này xuất hiện sau khi ông Kim Jong Un tuyên bố ông sẽ gửi vận động viên đến thi đấu tại Thế vận hội Mùa đông của Hàn Quốc. Theo Bộ Thống nhất Seoul, cả hai miền Triều Tiên sẽ tổ chức các cuộc hội đàm cấp cao về việc đưa nhóm nhạc pop Moranbong đến Thế vận hội Mùa đông Pyeongchang. Ban nhạc biểu diễn ca khúc nhạc pop và rock và trước đó đã được so sánh với Spice Girls. Moranbong đã biểu diễn đình đám vào năm ngoái khi Triều Tiên tổ chức ăn mừng chương trình hạt nhân của mình và có sự tham dự của Kim Jong Un.
Ban nhạc nữ Moranbong chính thức được thành lập với 5 thành viên vào tháng 7/2012 dưới sự tuyển chọn gắt gao bởi đích thân nhà lãnh đạo Kim Jong Un. Tên gọi của nhóm được bắt nguồn từ chính quận Moranbong mang đậm dấu ấn lịch sử của thủ đô Bình Nhưỡng.
Triều Tiên tẩy chay Thế vận hội mùa hè 1988 tại Seoul - có nghĩa đây sẽ là Thế vận hội đầu tiên họ sẽ tham dự ở Hàn Quốc.
Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có gì chắc chắn rằng Triều Tiên sẽ tham dự Thế vận hội này.
Ngày 14.1, Triều Tiên đe dọa hủy bỏ kế hoạch tham gia Thế vận hội mùa Đông diễn ra tại PyeongChang, đồng thời chỉ trích Hàn Quốc vì những phát biểu họp báo gần đây của Tổng thống Moon Jae-in ngụ ý rằng Tổng thống Mỹ Donald Trump đã giúp mở ra cuộc đàm phán liên Triều.
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) nêu rõ: "Chúng ta sẽ chủ động nỗ lực cải thiện quan hệ liên Triều, nhưng sẽ không bỏ qua bất kỳ hành vi xấu xa nào 'giội nước lạnh' vào những nỗ lực ấy". Không chỉ gián tiếp đe dọa rút lại quyết định tham dự Thế vận hội PyeongChang 2018, Triều Tiên nhấn mạnh: "Hàn Quốc nên biết rằng đoàn tàu và xe buýt dự kiến đưa phái đoàn của chúng tôi tới Thế vận hội mùa Đông vẫn đang ở Bình Nhưỡng. Tốt hơn là Chính phủ Hàn Quốc hãy suy nghĩ kỹ về những hậu quả tồi tệ mà hành vi khiếm nhã có thể gây ra".
Trước đó, ngày 9.1, Hàn Quốc và Triều Tiên đã tiến hành cuộc đàm phán cấp cao lần đầu tiên sau 2 năm gián đoạn. Kết thúc đàm phán, phía Triều Tiên nhất trí sẽ cử đoàn Ủy ban Olympic quốc gia, các vận động viên, đội cổ vũ, đội biểu diễn nghệ thuật, cổ động viên, một đội trình diễn Taekwondo và phóng viên. Phía Hàn Quốc sẽ cung cấp những cơ sở và tiện nghi cần thiết cho đoàn Triều Tiên.
Theo Danviet
2 người đào tẩu Triều Tiên thiệt mạng do chìm tàu Một thuyền nhỏ chở 12 người đào tẩu Triều Tiên gần đây đã bị chìm ở sông Mekong đoạn biên giới giữa Lào và Thái Lan khiến hai người thiệt mạng. Tin từ Yonhap, một nhà hoạt động nhân quyền ở Hàn Quốc hôm 13-1 cho hay một chiếc thuyền nhỏ chở 12 người phụ nữ Triều Tiên đào tẩu gần đây đã...