Lý do Trung Quốc triển khai tàu ngầm nguyên tử trên Biển Đông
Bắc Kinh đưa ra lý do là nhằm chống lại các hành động của Mỹ ở Hàn Quốc, nhưng thực tế, âm mưu này Trung Quốc đã lập nên từ nhiều thập kỷ trước.
Tờ The Guardian của Anh mới đây đưa tin, Trung Quốc đang chuẩn bị các tàu ngầm trang bị tên lửa mang đầu đạn hạt nhân tại Biển Đông. Bắc Kinh đưa ra lý do là nhằm chống lại các hành động của Mỹ ở Hàn Quốc. Nhưng theo báo The Week trên thực tế, Trung Quốc đã lên kế hoạch từ nhiều thập kỷ.
Theo tác giả Kyle Mizokami, việc Trung Quốc sắp tới sẽ triển khai tàu ngầm được cho là nhằm đáp trả việc Mỹ đưa hệ thống tên lửa đánh chặn THAAD sang Hàn Quốc. Tuy nhiên, THAAD chỉ có thể sử dụng để đối phó với các tên lửa, từ đồng minh của Bắc Kinh là Bình Nhưỡng, nhắm vào Seoul. Theo The Week, Bắc Kinh muốn đóng vai nạn nhân, nhưng thật ra, Trung Quốc, với căn cứ tàu ngầm chính ngay cạnh Biển Đông, đang chuẩn bị tung ra các tàu ngầm tên lửa trong nhiều năm tới.
Các hành động gây hấn của Trung Quốc trên Biển Đông có lẽ không chỉ là ý đồ tấn công, hay sự phô trương sức mạnh của một cường quốc mới nổi. Bắc Kinh hành động vì nhu cầu chiến lược, thậm chí có vẻ còn nguy hiểm hơn. Đảng Cộng sản Trung Quốc cầm quyền đã tính toán các lợi ích chiến lược và Biển Đông là một địa điểm an toàn cho các tàu ngầm nguyên tử, bất chấp hình ảnh tiêu cực về đất nước này trên thế giới.
Video đang HOT
Điều đó có nghĩa là gì ? Nó có nghĩa Bắc Kinh sẽ không quay đầu.
Vũ khí nguyên tử của Trung Quốc là người bảo lãnh cuối cùng của đảng Cộng sản, và bất kỳ điều gì thiết yếu cho sự sống còn của chế độ đều không thể thương lượng. Trừ phi có chiến lược hạt nhân mới – có thể là không sử dụng tàu ngầm mà chỉ dựa vào số tên lửa giấu trong các đường hầm – việc kiểm soát biển là một chiến lược lọc lõi.
Theo đánh giá của The Week, Bắc Kinh có thể đi vào các khu vực khác của Thái Bình Dương, nhưng Biển Đông vẫn là vị trí an toàn hơn cả đối với Trung Quốc.
Cùng lúc đó, Mỹ và các đồng minh khu vực lại thi nhau phản đối tham vọng chiếm biển của Trung Quốc. Họ bị đe dọa ngay trên thềm nhà mình bởi sự bành trướng của Bắc Kinh, và có nguy cơ bị mất quyền tự do hàng hải trên tuyến đường huyết mạch này. Dưới mắt Washington, việc mất kiểm soát Biển Đông có thể là một đòn đánh vào uy tín của Mỹ với tư cách siêu cường. Tốt nhất là phải đẩy lùi Trung Quốc ngay bây giờ, khi nước này còn tương đối yếu, và trước khi các láng giềng của Bắc Kinh phải cam chịu thực tế mới.
Việc nhường quyền kiểm soát Biển Đông cho Bắc Kinh một cách không chính thức , như Washington đã mặc nhiên kiểm soát vịnh Mexico liệu có tốt hơn không ? The Week khẳng định : Rất tiếc, câu trả lời là không ! Việc Mỹ quản lý vịnh Mexico không làm thiệt hại cho các quốc gia khác, trong khi Trung Quốc thì đang chà đạp các nước láng giềng. Hơn nữa, trước các động thái của Trung Quốc, nếu Washington tỏ ra mềm yếu thì coi như cổ vũ cho Bắc Kinh tha hồ tranh giành lãnh thổ trong tương lai. Lúc đó không dễ gì ngăn lại được.
Đối mặt trên Biển Đông là cả hai bên đều hành động theo những điều mà họ cho là phải làm. Một tình trạng nguy hiểm, trong đó không có chỗ cho đàm phán hay nhượng bộ, thế giới sẽ còn nghe nói nhiều về vùng biển này trong những năm tới.
Theo Danviet
Lộ tên lửa mới của "sát thủ tàu sân bay" Nga
Theo thông tin từ ngành công nghiệp quốc phòng Nga, phiên bản nâng cấp của tàu ngầm nguyên tử tấn công Đồ án 949A Antey, dòng tàu ngầm được chuyên gia quân sự phương Tây đặt biệt danh là "Sát thủ tàu sân bay" sẽ được trang bị dòng tên lửa hành trình diệt hạm thế hệ mới Zircon.
Tàu ngầm nguyên tử tấn công lớp Antey.
Tiến độ trang bị đạn tên lửa mới sẽ phụ thuộc vào thời điểm tên lửa Zircon được chấp nhận vào biên chế Quân đội Nga.
"Trong gói nâng cấp mới, lớp tàu ngầm Antey sẽ được trang bị dòng ngư lôi mới, tên lửa mới có tầm bắn và hiệu quả cao", nguồn tin từ Bộ Quốc phòng Nga cho biết. Cùng với Zircon, tàu ngầm lớp Antey còn được trang bị tên lửa hành trình Kaliber để mở rộng khả năng thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau.
Hiện tại, hai tàu ngầm lớp Antey là K-132 Iskutsk và K-442 Chelyabinsk đang được nâng cấp tại cơ sở của nhà máy Zvezda, ở thị trấn Bolshoi Kamen, vùng Viễn Đông. K-132 sẽ hoàn thành quá trình nâng cấp trong năm 2017. Hải quân Nga dự kiến sẽ trang bị 4-5 tàu ngầm lớp Antey nâng cấp.
Điểm cải tiến chính của tàu ngầm lớp Antey sau khi nâng cấp là việc trang bị 72 ống phóng thẳng đứng đa dụng mới thay thế cho 24 ống phóng tên lửa P-700 Granit cũ. Gói nâng cấp biến tàu ngầm lớp Antey thành "kho tên lửa di động" trong lòng đại dương.
Tập đoàn Tên lửa chiến thuật bắt đầu phát triển đạn tên lửa 3M22 Zircon từ năm 2011. Dòng tên lửa hành trình mới này được thiết kế thay thế cho tên lửa P-700 Granit hiện có của Hải quân Nga. Các đặc tính kỹ-chiến thuật của những tên lửa mới này được giữ bí mật, song theo hãng thông tấn TASS, tên lửa này có tầm bay có thể lên tới 400km và có khả năng bay nhanh hơn tốc độ âm thanh ít nhất 5 lần.
Theo Quân Đội Nhân Dân
Theo_Giáo dục thời đại
Nga tái chế tàu ngầm nguyên tử lớn nhất thế giới Một quan chức cao cấp của ngành công nghiệp quốc phòng vừa cho biết, 2 trong số 3 tàu ngầm nguyên tử chiến lược lớp Akula hiện có của Hải quân Nga sẽ tái chế tại một xưởng đóng tàu ở phía bắc nước này sau khi "hết hạn sử dụng". Theo đó, 2 tàu ngầm Severstal và Arkhangelsk thuộc lớp này sẽ...