Lý do Trung Quốc tăng phi công trên tiêm kích tàng hình
Kỹ sư Trung Quốc đặt tham vọng chế tạo tiêm kích tàng hình J-20 hai chỗ ngồi để tăng năng lực tác chiến điện tử và điều khiển bầy UAV.
Tổng công ty Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC), hãng chế tạo J-20, hồi tháng 1 công bố hình ảnh biên đội 4 tiêm kích tàng hình J-20 hai chỗ đang bay, với ngoại hình gần giống mẫu tiêm kích một chỗ. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc hé lộ hình ảnh đồ họa về biến thể tiêm kích tàng hình mới.
Tạp chí quân sự Công nghệ Khoa học Quân khí Trung Quốc hôm qua đăng bài viết nhận định về mục đích của AVIC khi phát triển mẫu tiêm kích tàng hình hai chỗ ngồi, trong đó nhận định phiên bản J-20 này sẽ cần thêm một phi công để điều khiển các hệ thống công nghệ hiện đại thực hiện nhiều nhiệm vụ hơn.
Mô phỏng biến thể hai chỗ ngồi của tiêm kích J-20. Đồ họa: CAIG .
“Biến thể J-20 hai chỗ xuất hiện do nhiệm vụ của dòng tiêm kích này trở nên đa dạng và Trung Quốc cần một chiến đấu cơ uy lực hơn”, bài báo cho biết và dự đoán biến thể J-20 hai chỗ “sẽ được trang bị nhiều thiết bị tiên tiến hơn các loại tiêm kích hai chỗ ngồi khác của Trung Quốc”.
Video đang HOT
“Tiêm kích J-20 có thể dễ dàng tham gia nhiệm vụ tác chiến điện tử nhờ nguồn năng lượng mạnh mẽ, radar điều khiển hỏa lực và hệ thống điện tử hàng không tích hợp”, bài viết có đoạn. “Phi công ngồi phía trước sẽ điều khiển máy bay, phi công phía sau sẽ điều khiển nền tảng tác chiến điện tử, biến J-20 trở thành cơn ác mộng với thiết bị điện tử đối phương”.
Phi công thứ hai còn có thể điều khiển đội máy bay không người lái (UAV) trợ chiến cho tiêm kích J-20. “Các UAV có thể làm mồi nhử để thu hút đối phương hoặc làm máy bay tàng hình lộ diện. Chúng có thể thu thập thông tin tình báo, tấn công hệ thống phòng không của đối phương và tham gia thiết lập ưu thế trên không”, bài báo cho biết.
Tác giả bài báo nhận định các kỹ sư Trung Quốc đã có kinh nghiệm trong chế tạo biến thể hai chỗ của J-10 , tiêm kích dựa trên nguyên mẫu IAI Lavi của Israel, do đó việc chế tạo biến thể hai chỗ của J-20 “sẽ khả thi về mặt công nghệ”.
J-20 với biệt danh Uy Long là tiêm kích tàng hình do Trung Quốc phát triển, được cho là có khả năng tấn công chính xác và hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết. Quân đội Trung Quốc biên chế J-20 từ năm 2017, song năng lực của tiêm kích này vẫn bị hạn chế bởi loạt vấn đề về động cơ.
Trung Quốc chưa công bố số lượng cụ thể tiêm kích J-20 trong biên chế. Một bài viết khác trên tạp chí Công nghệ Khoa học Quân khí cho biết khoảng 90 chiếc J-20 đã xuất xưởng, đồng thời nhận định quân đội Trung Quốc sẽ cần khoảng 400-500 tiêm kích loại này.
Các nguồn tin quân sự Trung Quốc hôm 20/4 cho biết động cơ nội địa WS-15, được phát triển cho J-20 nhằm tăng độ cơ động và khả năng chiến đấu của tiêm kích, dự kiến hoàn tất trong hai năm tới. WS-15 sẽ thay thế động cơ Nga trên J-20 và giúp tiêm kích “có thể sánh nganh với F-22 của Mỹ”, nguồn tin cho hay.
Trung Quốc hé lộ tiêm kích tàng hình kiểu mới
Hãng AVIC tung video ca nhạc kỷ niệm 10 năm chiến đấu cơ J-20 cất cánh, hé lộ hình ảnh biến thể tiêm kích tàng hình hai chỗ ngồi.
Trong video được Tổng công ty Công nghiệp Hàng không Trung Quốc (AVIC), hãng chế tạo J-20, công bố ngày 11/1 xuất hiện biên đội 4 tiêm kích tàng hình J-20 hai chỗ đang bay, với ngoại hình gần giống mẫu tiêm kích một chỗ. Đây là lần đầu tiên Trung Quốc hé lộ hình ảnh đồ họa về biến thể tiêm kích tàng hình mới.
AVIC từ lâu được cho đang phát triển biến thể J-20 hai chỗ và video do hãng tung ra được nhận định là sự thừa nhận thông tin trên. Một nguồn tin trong quân đội Trung Quốc (PLA) khẳng định không quân nước này đang phát triển mẫu J-20 mới.
Đồ họa mô phỏng biến thể J-20 hai chỗ ngồi. Ảnh: AVIC.
Tiêm kích tàng hình J-20, với biệt danh Uy Long, là mẫu máy bay một chỗ ngồi có khả năng tấn công chính xác và hoạt động được trong mọi điều kiện thời tiết. J-20 được biên chế năm 2017 và xuất hiện trong nhiều cuộc phô diễn sức mạnh gần đây của PLA, dù các chuyên gia Trung Quốc được cho là vẫn chưa khắc phục được hạn chế về động cơ của dòng tiêm kích này.
Giới chuyên gia quân sự nhận định biến thể hai chỗ ngồi của J-20 là bước phát triển đáng kể của không quân Trung Quốc. Jon Grevatt, chuyên gia về tiêm kích của tổ chức phân tích tình báo Janes, cho biết biến thể hai chỗ ngồi cung cấp nhiều khả năng tấn công cùng các biện pháp đối phó và tác chiến điện tử hơn mẫu một chỗ ngồi.
"Các máy bay một chỗ ngồi thường nhỏ, nhanh và có độ cơ động cao hơn, song tầm hoạt động ngắn. Chúng được thiết kế để đánh chặn, hộ tống và không chiến", Grevatt nói. "Máy bay hai chỗ ngồi là loại hạng nặng, có nhiều chế độ hoạt động như không chiến và không kích, tầm bay xa hơn".
"Chúng thường được sử dụng trong tình huống chiến đấu phối hợp giữa phi công với sĩ quan điều khiển vũ khí và thao tác với thiết bị tác chiến điện tử. Việc phát triển biến thể hai chỗ ngồi của J-20 không dễ dàng do cần thiết kế lại hoặc sửa đổi mẫu tiêm kích cũ. Đó là một thách thức công nghệ", chuyên gia này nói thêm.
Tống Trung Bình, chuyên gia quân sự tại Hong Kong, nhận định biến thể J-20 hai chỗ ngồi có thể đảm nhận vai trò của tiêm kích bom. "J-20 hai chỗ ngồi có thể mang nhiều vũ khí và có khả năng tấn công mặt đất mạnh hơn. Máy bay sẽ đóng vai trò của cả tiêm kích lẫn oanh tạc cơ", ông Tống cho biết.
Không quân Trung Quốc hồi tháng 11/2020 tuyên bố J-20 là "xương sống" trong năng lực tác chiến trên không của nước này. Trung Quốc chưa công bố số tiêm kích J-20 trong biên chế, song được cho đã sở hữu ít nhất 20 chiếc.
Trong báo cáo công bố tháng 10/2020, Viện Nghiên cứu Quân sự Hoàng gia Anh nhận định "những nâng cấp tiếp theo của J-20 có thể nhằm tăng các đặc tính tàng hình và khả năng của cảm biến trên mẫu tiêm kích này".
Tiêm kích Anh tạo tiếng nổ siêu thanh khi áp sát máy bay chở khách Tiêm kích Typhoon Anh tạo tiếng nổ siêu thanh khi tiếp cận một máy bay dân dụng mất liên lạc, khiến nhiều cửa sổ nhà dân rung lắc. Biên đội chiến đấu cơ đa năng Typhoon của không quân Anh chiều 12/1 được triển khai từ căn cứ Coningsby để tiếp cận máy bay Bombardier Global Express mã hiệu IFA6016 không hồi đáp...