Lý do Trung Quốc bất ngờ đòi đất ở quốc gia láng giềng thân cận với Ấn Độ
Yêu sách chủ quyền mới nhất của Trung Quốc đối với Bhutan được coi là nằm trong chiến lược cưỡng ép các quốc gia ở dãy Himalaya và cũng nhằm gây sức ép với Ấn Độ.
Năm 2017, Ấn Độ đã can thiệp vào vấn đề tranh chấp chủ quyền lãnh thổ giữa Trung Quốc và Bhutan.
Theo Times of India, hôm 4.7, Bộ ngoại giao Trung Quốc nói ranh giới lãnh thổ Trung Quốc-Bhutan chưa bao giờ được phân định có “tranh chấp ở khu vực đông, trung và tây Bhutan từ trước đây rất lâu”.
Trung Quốc cảnh báo các quốc gia thứ ba, đặc biệt là Ấn Độ, không can thiệp vào vấn đề này. Hôm 29.6, Trung Quốc phản đối việc Quỹ Môi trường Toàn cầu (GEF) cấp ngân sách cho khu bảo tồn động vật hoang dã Sakteng (SWS), với lý do khu vực này là vùng lãnh thổ tranh chấp với Bhutan.
Bhutan bác bỏ yêu sách của Trung Quốc, tuyên bố khu bảo tồn Sakteng là lãnh thổ thuộc chủ quyền của Bhutan và chưa từng tranh chấp với bất kỳ nước nào.
Video đang HOT
Bhutan cuối cùng vẫn nhận được khoản ngân sách, nhưng tuyên bố của Trung Quốc là lần đầu tiên Bắc Kinh lên tiếng về tranh chấp chủ quyền ở phía đông Bhutan.
Bhutan và Trung Quốc phát sinh tranh chấp biên giới từ nhiều thế kỷ trước. Song cuộc đàm phán giữa chính phủ hai nước chỉ giới hạn ở 3 khu vực, không bao gồm SWS.
Theo báo Ấn Độ, động thái mới của Trung Quốc nhằm gây sức ép với các quốc gia nhỏ bé hơn gần Ấn Độ, cảnh báo về việc các quốc gia này công khai ủng hộ Ấn Độ trong các vấn đề quốc tế.
Tháng 6.2017, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ xảy ra ở cao nguyên Doklam, nằm gần ngã ba biên giới Ấn Độ – Trung Quốc – Bhutan. Các đơn vị biên phòng Bhutan báo động khi công binh Trung Quốc bắt đầu đổ dồn về Doklam, vốn là khu vực tranh chấp giữa Bhutan và Trung Quốc.
Đáp lời kêu gọi của chính quyền Bhutan, các đơn vị quân đội Ấn Độ được triển khai tới Doklam và nhiều lần chạm mặt lính Trung Quốc. Cuộc đụng độ căng thẳng xảy ra suốt 73 ngày cho đến khi Ấn Độ và Trung Quốc đạt thỏa thuận rút quân.
Ở thời điểm đó, New Delhi tin rằng Bắc Kinh đang thử thách các cam kết của Ấn Độ với Bhutan. Căn cứ quân sự chính của Ấn Độ tại Bhutan chỉ cách khu vực đang tranh chấp với Trung Quốc khoảng 21km.
Lính Trung - Ấn ẩu đả ở biên giới
150 lính biên phòng Ấn Độ và Trung Quốc ném đá, xô xát tại khu vực biên giới gần Tây Tạng, khiến một số binh sĩ bị thương.
Cuộc đụng độ xảy ra hôm 9/5 tại khu vực Naku La, ở độ cao 1,572 m, thuộc bang Sikkim phía đông bắc Ấn Độ, giáp biên giới với Bhutan, Nepal và Trung Quốc, nơi có tuyến đường núi quan trọng chiến lược gần Tây Tạng. Mandeep Hooda, phát ngôn viên Quân khu Phía Đông của quân đội Ấn Độ, cho hay mâu thuẫn xảy ra giữa lính biên phòng hai bên do tranh chấp biên giới chưa được giải quyết.
Binh sĩ hai bên ban đầu ném đá vào nhau, sau đó tranh cãi và cuối cùng lao vào nhau ẩu đả. "Hành vi bạo lực giữa hai bên khiến một số binh sĩ bị thương nhẹ", Hooda nói, cho hay căng thẳng sau đó được giải quyết nhờ "đối thoại và tương tác" ở cấp địa phương.
Binh sĩ Trung Quốc (trái) và Ấn Độ ở khu vực biên giới. Ảnh: CCTV.
Ông Hooda không cho biết có bao nhiêu binh lính tham gia ẩu đả, song Hindus Times dẫn một nguồn tin từ quân đội Ấn Độ cho hay 4 binh sĩ nước này và 7 lính biên phòng Trung Quốc bị thương trong cuộc đối đầu giữa 150 người của cả hai phe.
Căng thẳng trong quan hệ Ấn Độ và Trung Quốc có nguồn gốc từ các tranh chấp lãnh thổ ở khu vực biên giới, điển hình là khu vực Aksai Chin và Arunachal Pradesh, phía đông bắc Ấn Độ.
Khu vực Sikkim của Ấn Độ giáp biên giới với Trung Quốc. Ảnh: FreeWorldMap.
Trong năm 2017, hai nước trải qua hơn hai tháng căng thẳng tại khu vực Doklam, giữa Bhutan và Trung Quốc, khi Bắc Kinh điều lực lượng công binh và máy móc cơ giới tiến vào vùng này để xây dựng công trình giao thông. Phản đối bất thành, Bhutan đề nghị Ấn Độ đưa quân đội tới Doklam để ngăn cản các động thái từ phía Trung Quốc.
Sự việc hôm 9/5 là cuộc đụng độ mới nhất giữa hai nước sau hai năm, kể từ năm 2017, khi binh lính Trung Quốc và Ấn Độ ẩu đả gần khu vực Ladakh, tây bắc Ấn Độ. Trung Quốc kiểm soát 2/3 hồ này và biên phòng nước này luôn phản đối sự hiện diện của binh sĩ Ấn Độ trong khu vực.
Nước dâng cao ở vùng tranh chấp biên giới Ấn Độ, binh sĩ Trung Quốc gặp nguy Binh sĩ Trung Quốc tập trung với số lượng lớn ở phạm vi 5km từ vùng tranh chấp tại thung lũng Galwan đang gặp nguy hiểm khi nước dâng cao ở bờ sông Galwan gây ngập lụt, nguồn tin quân đội Ấn Độ cho biết trên tờ Hindustan Times. Binh sĩ Trung Quốc và Ấn Độ đã nhiều lần ẩu đả ở vùng...