Lý do Trung Quốc ám ảnh về tên lửa Mỹ – Hàn
Trung Quốc lo hệ thống phòng thủ tên lửa THAAD Mỹ triển khai tại Hàn Quốc có thể làm xói mòn khả năng răn đe hạt nhân của nước này.
Bộ phận đánh chặn trong tổ hợp THAAD được chuyển tới căn cứ Osan, Hàn Quốc, đêm 6/3. Ảnh: Reuters
Trung Quốc lâu nay vẫn phản đối Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) ở Hàn Quốc. Hồi tuần trước, ngay sau khi Mỹ đưa một số bộ phận đầu tiên của THAAD tới Hàn Quốc, Trung Quốc lập tức lên tiếng chỉ trích, cảnh báo Washington và Seoul sẽ phải “gánh chịu hoàn toàn hậu quả phát sinh” từ hành động trên.
Trung Quốc còn cấm các hãng lữ hành bán tour du lịch Hàn Quốc, đồng thời đóng cửa một số trung tâm thương mại do Hàn Quốc mở như một cách đáp trả.
Theo New York Times, Trung Quốc phản ứng mạnh mẽ như vậy chủ yếu bởi nỗi lo lắng rằng hệ thống THAAD Mỹ triển khai sẽ làm xói mòn khả năng răn đe hạt nhân mà họ nỗ lực tạo dựng.
Lo sợ
Bình luận viên Chris Buckley đánh giá thực chất Bắc Kinh không lo sợ việc THAAD ngăn chặn tên lửa của họ bởi hệ thống này dù cung cấp một “mái vòm” bảo vệ Hàn Quốc nhưng không vươn đủ xa để bắn rơi được các tên lửa đạn đạo liên lục địa Trung Quốc. Thay vào đó, họ chủ yếu phàn nàn về hệ thống radar trong THAAD. Các chuyên gia ở Bắc Kinh cho rằng chúng có thể phục vụ mục đích theo dõi, giám sát các lực lượng tên lửa thuộc quân đội Trung Quốc.
Hệ thống radar THAAD “sẽ thu thập những dữ liệu quan trọng về các đầu đạn hạt nhân Trung Quốc và làm suy yếu khả năng răn đe hạt nhân của chúng ta”, Li Bin, chuyên gia về vũ khí hạt nhân tại Đại học Thanh Hoa ở Bắc Kinh, tuần trước viết.
Theo Li cũng như một số chuyên gia Trung Quốc khác, radar mà THAAD sở hữu còn có khả năng phát hiện tên lửa nào của Bắc Kinh mang đầu đạn mồi nhằm đánh lạc hướng đối phương. Nếu vậy, Trung Quốc sẽ bị tước đi yếu tố bất ngờ, điều quan trọng làm nên thắng lợi trong một cuộc chiến tranh hạt nhân.
Video đang HOT
“Với Trung Quốc, đây là điểm vô cùng quan trọng bởi số lượng tên lửa của ta còn giới hạn”, Wu Riqiang, chuyên gia hạt nhân tại Đại học Nhân dân ở Bắc Kinh, cho hay. “Điều đó đồng nghĩa Trung Quốc có thể mất đi khả năng trả đũa hạt nhân”.
Theo Wu, lời khẳng định từ chính phủ Mỹ và Hàn Quốc rằng THAAD chỉ nhằm ngăn chặn tên lửa Triều Tiên không mang nhiều ý nghĩa đối với Trung Quốc.
Trung Quốc từ trước đến nay không tiết lộ thông tin về quy mô lực lượng hạt nhân. Theo thống kê mới nhất từ Lầu Năm Góc, Bắc Kinh hiện sở hữu khoảng 260 đầu đạn hạt nhân có thể gắn vào tên lửa và 75 – 100 tên lửa đạn đạo liên lục địa. Một thống kê gần đây cho biết 40 đến 50 tên lửa đạn đạo Trung Quốc có khả năng vươn tới Mỹ.
Trung Quốc cũng chế tạo một số tàu ngầm có thể phóng tên lửa hạt nhân. Song theo giáo sư Taylor Fravel thuộc Học viện Công nghệ Massachusetts và Fiona S. Cunningham, một sinh viên tốt nghiệp từ cơ sở này, ngay cả những tàu ngầm đời mới nhất của Bắc Kinh cũng “hoạt động quá ồn ào và tồn tại nhiều điểm yếu”.
Các chuyên gia Trung Quốc bất an nhưng giới chuyên gia nước ngoài lại cho rằng họ đang lo lắng thái quá. Theo ông Jeffrey Lewis, nhà phân tích đến từ Viện nghiên cứu Quốc tế Middlebury, Mỹ thực tế đã triển khai những hệ thống radar có khả năng giám sát các vụ thử nghiệm tên lửa của Trung Quốc ở Qatar và Đài Loan. Mặt khác, Nhật Bản cũng sở hữu hai hệ thống radar giống với loại dùng trong THAAD.
“Tôi không nghĩ việc triển khai THAAD tại Hàn Quốc là một động thái giúp gia tăng đáng kể năng lực của Mỹ trong việc giám sát các vụ thử tên lửa ở Trung Quốc”, ông Lewis nhận xét.
Radar trong THAAD được cho là có phạm vi hoạt động gần 1.000 km nhưng theo hai chuyên gia Jaganath Sankaran và Bryan L. Fearey, trên thực tế, phạm vi này hẹp hơn nhiều và chúng “không thể theo dõi các tên lửa chiến lược Trung Quốc”.
“Radar của THAAD đơn giản là không thể bao trùm toàn bộ hay thậm chí là chỉ một phần Trung Quốc đại lục”, hai ông Sankaran và Fearey viết trong báo cáo mới nhất.
Trung Quốc thay đổi chính sách hạt nhân?
Cơ chế hoạt động của THAAD.
Tờ Global Times, ấn phẩm phụ của People’s Daily, cơ quan ngôn luận đảng Cộng sản Trung Quốc, tuần trước cảnh báo Bắc Kinh có thể cân nhắc từ bỏ chính sách “không khai hỏa vũ khí hạt nhân trước” nếu hệ thống THAAD đe dọa Trung Quốc. Nhưng hiện, một số nhà quan sát nhận định lời cảnh cáo trên không đáng lo ngại.
“Tôi không tin họ sẽ sớm từ bỏ chính sách ‘không khai hỏa vũ khí hạt nhân trước’, ít nhất các quan chức và cán bộ có trách nhiệm vẫn tuân thủ chính sách này bất chấp những tranh cãi nơi hậu trường”, ông Douglas H.Paal, chuyên gia về Trung Quốc từng làm việc tại Hội đồng An ninh Quốc gia Mỹ dưới thời tổng thống Ronald Reagan và George Bush, cho hay. Thay vào đó, Trung Quốc dường như sẽ phản ứng bằng cách đầu tư nhiều hơn vào chương trình hạt nhân, tên lửa cũng như các lực lượng chống tên lửa.
Trong ngắn hạn, Trung Quốc có thể đẩy nhanh quá trình chế tạo thế hệ tên lửa mới Đông Phương-41. Đây là loại tên lửa cơ động có khả năng mang nhiều đầu đạn, theo ông Fravel và bà Cunningham.
Trung Quốc cũng đang nỗ lực phát triển “công nghệ lượn để thay đổi quỹ đạo của một đầu đạn khi đến gần mục tiêu nhằm vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa Mỹ trong dài hạn”, ông Fravel và bà Cunningham nhận định.
Vũ Hoàng
Theo VNE
Tướng Trung Quốc muốn triển khai tên lửa đối phó Mỹ - Hàn
Cựu tư lệnh quân khu Nam Kinh tuyên bố Trung Quốc sẽ triển khai hệ thống riêng trước khi Hàn Quốc lắp đặt xong hệ thống lá chắn tên lửa Mỹ.
Mỹ đưa các thiết bị trong hệ thống THAAD tới Hàn Quốc vào tuần trước. Ảnh: Xinhua
Trung tướng Vương Hồng Cương (Wang Honggang) cho biết Bắc Kinh hiểu rằng sẽ không thể ngăn Seoul triển khai Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) do Mỹ cung cấp, theoSCMP.
Tướng Vương cho rằng nhà lãnh đạo tiếp theo của Hàn Quốc sẽ không thay đổi chính sách của tổng thống bị phế truất Park Geun-hye về việc triển khai THAAD.
Các thành phần đầu tiên của THAAD đã được chuyển đến căn cứ không quân Osan, Hàn Quốc tuần trước.
"Chúng tôi sẽ hoàn thiện hệ thống của mình trước khi THAAD bắt đầu hoạt động. Không cần đợi tới hai tháng, chúng tôi đã có đủ các thiết bị, chỉ cần đưa tới địa điểm thích hợp", tướng Vương nói bên lề cuộc họp thường niên Đại hội đại biểu nhân dân toàn quốc Trung Quốc ở Bắc Kinh, ám chỉ khoảng thời gian hai tháng mà Hàn Quốc sẽ tổ chức bầu cử tổng thống.
Tướng Vương cũng lo ngại Mỹ có thể đưa hệ thống phòng thủ tên lửa hiện đại tới Nhật Bản, Singapore, Philippines và thậm chí Đài Loan.
Nhạc Cương (Yue Gang), cựu đại tá quân đội Trung Quốc tuyên bố Bắc Kinh có thể phá hủy hoặc vô hiệu hóa THAAD.
"Tiêu diệt THAAD chỉ có thể là một lựa chọn trong thời chiến. Tuy nhiên, Trung Quốc có thể can thiệp vào các chức năng của hệ thống này bằng công nghệ điện từ", Nhạc nói.
Đại tá về hưu này cho rằng bán đảo Sơn Đông, bờ biển phía đông Trung Quốc là địa điểm lý tưởng để Bắc Kinh đặt hệ thống chống lại THAAD.
Theo chuyên gia thiết bị hàng không của không quân Trung Quốc Fu Qianshao, Bắc Kinh có thể đưa các máy bay và máy bay không người lái tới gần THAAD để can thiệp tín hiệu radar. Các lực lượng vũ trang Trung Quốc đều có khả năng can thiệp tín hiệu radar của THAAD.
Hệ thống THAAD gồm radar hiện đại và các tên lửa đánh chặn được thiết kế để phát hiện và tiêu diệt các tên lửa đạn đạo.
Văn Việt
Theo VNE
Tình bạn Mỹ - Hàn có thể gặp nguy vì Tổng thống Park bị phế truất Tổng thống Park Geun-hye bị phế truất đồng nghĩa Hàn Quốc cần một lãnh đạo mới và người này có thể sẽ mang lập trường khác về mối quan hệ Seoul - Washington. Tổng thống Hàn Quốc bị phế truất Park Geun-hye. Ảnh: AFP Liệu lãnh đạo Hàn Quốc tiếp theo có đồng tình với Mỹ trước các vấn đề quan trọng, chẳng...