Lý do Triều Tiên từ chối viện trợ lương thực
Tờ Rodong Sinmun của Triều Tiên viết, dựa vào viện trợ bên ngoài để đối phó với thiếu hụt lương thực giống như nhận “kẹo độc”.
Hãng Reuters đưa tin, những năm gần đây, Triều Tiên chịu cảnh thiếu hụt lương thực do thiên tai, các lệnh trừng phạt của quốc tế nhằm kiềm chế các chương trình hạt nhân và tên lửa của nước này, và việc giảm bớt hoạt động thương mại với Trung Quốc liên quan tới dịch Covid-19.
Trong bài xã luận đăng tải hôm nay (22/2), tờ Rodong Sinmun kêu gọi người dân nước này tự lực về kinh tế và cảnh báo không nên nhận trợ giúp kinh tế từ “các nước đế quốc”, vốn thường dùng viện trợ như một cái bẫy “để cướp bóc và khuất phục” các nước nhận và can thiệp vào chính trị nội bộ của họ.
Bài viết trên tờ báo của Đảng Lao động Triều Tiên nêu rõ: “Thật sai lầm khi cố gắng thúc đẩy nền kinh tế bằng cách chấp nhận và ăn loại kẹo độc này”.
Hầu hết các cơ quan của Liên Hợp Quốc và các nhóm cứu trợ phương Tây đã rời Triều Tiên. Trung Quốc hiện là một trong số ít nguồn hỗ trợ lương thực từ bên ngoài.
Cơ quan Phát triển nông thôn của Hàn Quốc hồi tháng 12/2022 ước tính, sản lượng mùa màng của Triều Tiên giảm 3,8% so với năm 2021 do mưa lớn vào mùa hè và các điều kiện thời tiết khác.
Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Kwon Young-se cho biết, Bình Nhưỡng đã đề nghị Chương trình Lương thực thế giới (WFP) hỗ trợ nhưng không có tiến triển, do hai bên bất đồng về vấn đề giám sát.
IAEA cam kết nỗ lực ngăn chặn chương trình hạt nhân của Triều Tiên
Ngày 15/12, Tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử quốc tế (IAEA) Rafael Mariano Grossi khẳng định cơ quan này sẽ nỗ lực hết sức để ngăn chặn chương trình hạt nhân của Triều Tiên và đảm bảo việc không phổ biến vũ khí hạt nhân quốc tế.
Cuộc tập trận tấn công hỏa lực của pháo binh tầm xa Quân đội Nhân dân Triều Tiên tại một địa điểm không xác định. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo hãng tin Yonhap, Phủ Tổng thống Hàn Quốc nêu rõ trong khuôn khổ cuộc gặp Tổng thống Yoon Suk-yeol nhân dịp đang có chuyến thăm Seoul, người đứng đầu IAEA nhấn mạnh ông chia sẻ với quan ngại về vấn đề hạt nhân của Triều Tiên và cơ quan này sẽ nỗ lực hết sức để ngăn chặn chương trình hạt nhân của Bình Nhưỡng, cũng như đảm bảo việc không phổ biến vũ khí hạt nhân quốc tế.
Về phần mình, Tổng thống Hàn Quốc đề nghị IAEA tham gia các nỗ lực phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên bằng cách tăng cường giám sát, cũng như sẵn sàng thanh tra các hoạt động hạt nhân của Bình Nhưỡng.
IAEA đã nhiều lần thể hiện quan ngại về chương trình hạt nhân của Triều Tiên, đồng thời hối thúc quốc gia này tuân thủ các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc. Tổng giám đốc IAEA Rafael Grossi cũng kêu gọi Triều Tiên thực hiện trách nhiệm của nước này theo các nghị quyết của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, hợp tác với IAEA và giải quyết các vấn đề còn tồn đọng, đặc biệt là những vấn đề phát sinh kể từ khi các thanh sát viên của IAEA rời khỏi Bình Nhưỡng năm 2009.
Hàn Quốc công bố chi tiết nội dung 'Kế hoạch táo bạo' với Triều Tiên Ngày 21/11, Bộ Thống nhất Hàn Quốc đã công bố những mục tiêu và nguyên tắc để xúc tiến "Kế hoạch táo bạo" trong chính sách với Triều Tiên của chính quyền Tổng thống Yoon Suk-yeol. Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) Hwasong-17 ngày 18/11/2022. Ảnh minh họa: YONHAP/TTXVN Phóng viên TTXVN tại Hàn Quốc dẫn thông cáo...