Lý do trẻ luôn sụt sịt, cảm cúm khi trời chuyển lạnh
Trẻ nhỏ có hệ miễn dịch yếu nên thường hay bị ho, sụt sịt, cúm hay cảm lạnh, đặc biệt là khi thời tiết lạnh.
Trẻ có hệ miễn dịch yếu, chưa hoàn thiện nên rất dễ bị ốm khi nhiệt độ thấp. Ảnh: Stocksy.
Thời tiết giao mùa khiến trẻ em thường phải đối mặt với nguy cơ cao mắc các bệnh truyền nhiễm như cảm lạnh, cúm và nhiễm trùng đường hô hấp ở trẻ em. Điều này thường xảy ra do tiếp xúc với thời tiết lạnh, không gian đông đúc và hệ thống miễn dịch suy yếu.
Để giảm nguy cơ trẻ ốm đau trong mùa lạnh, cha mẹ và người chăm sóc phải luôn cảnh giác, nhận biết sớm các triệu chứng để có biện pháp chăm sóc kịp thời.
Nguyên nhân
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC), người lớn trung bình bị cảm lạnh 2-3 lần mỗi năm, trẻ em thậm chí còn bị nhiều hơn (8-12 lần) và thường xảy ra vào mùa đông. Nhưng điều gì ở mùa lạnh khiến trẻ em có cảm giác như mọi đứa trẻ đều liên tục sụt sịt, hắt hơi hoặc ho?
Để mắc bệnh, chúng ta phải tiếp xúc với nhiễm trùng – và vào mùa lạnh, có rất nhiều cơ hội cho điều đó.
Một trong những lý do quan trọng khiến trẻ em có xu hướng bị ốm thường xuyên hơn vào thời tiết này là vì chúng ta đều dành nhiều thời gian ở trong nhà hơn, tức là không gian kín, gần nhau và phải giao tiếp trực tiếp nhiều hơn.
Thời gian ở trong nhà tăng lên dẫn độ ẩm giảm. Trong những tháng lạnh, độ ẩm giảm có nghĩa là bất kỳ giọt nước mũi và họng nào có đường kính khoảng 1,5 micromet đều có xu hướng tồn tại trong không khí lâu hơn rất nhiều so với bình thường. Vì hầu hết chúng ta đều ở trong vùng thở của nhau trong nhà (khoảng 1 m), đó là môi trường hoàn hảo để lây lan một số vi trùng hiệu quả.
Nguyên nhân nữa là không khí lạnh. Mặc dù bản thân không khí lạnh sẽ không khiến bạn bị bệnh, virus có xu hướng tồn tại lâu hơn trong thời tiết lạnh vì chúng có thể lây lan dễ dàng hơn.
Ngoài ra, một số nghiên cứu đã chỉ ra nhiệt độ lạnh có thể làm chậm phản ứng bình thường của hệ thống miễn dịch – ngăn chặn khả năng nhân lên của virus.
Mũi của chúng ta, một cơ chế phòng vệ tự nhiên nói chung, ít có khả năng hoạt động hiệu quả trong không khí lạnh vì các mô bên trong có thể bị khô và nứt, khiến lông mao (những sợi lông nhỏ) kém hiệu quả trong việc bắt và đuổi vi trùng.
Video đang HOT
Một nguyên nhân quan trọng khác là chúng ta thường không có đủ ánh nắng mặt trời vào mùa lạnh. Lượng tia cực tím nhận được thường thấp hơn so với mùa hè, ảnh hưởng đến mức vitamin D của cơ thể.
Trẻ nhỏ rất dễ mắc các bệnh hô hấp, nhiễm trùng thông thường khi thời tiết lạnh như cúm, ho, sốt. Ảnh minhh họa: Shutterstock.
Cách bảo vệ trẻ an toàn vào mùa lạnh
Theo Healthshots, cha mẹ nên thường xuyên làm hoặc dạy trẻ làm những điều này vào mùa lạnh để phòng ngừa bệnh:
Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng trong ít nhất 20 giây, đặc biệt là trước giờ ăn và sau khi xì mũi. Hãy nhớ rằng điều quan trọng là trẻ phải thấy bố mẹ làm gương và thường xuyên rửa tay.
Chế độ ăn uống lành mạnh và uống nhiều nước.
Luôn cập nhật về tiêm chủng, bao gồm cả vaccine cúm hàng năm.
Nghỉ ngơi và ngủ nhiều.
Ở nhà nếu cảm thấy không khỏe để ngăn chặn sự lây lan của vi trùng.
Không bao giờ đưa trẻ ra ngoài khi thời tiết khắc nghiệt.
Dạy trẻ ho hoặc hắt hơi vào tay áo hoặc khuỷu tay trên.
Mặc quần áo cho trẻ đầy đủ.
Khuyến khích trẻ tránh chạm vào mắt và miệng khi ra ngoài.
Luôn cho trẻ nhỏ mặc thêm một lớp quần áo vì chúng không thể điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Che đầu, cổ, chân và tay. Chọn chất liệu vải cách nhiệt, thoáng khí để giữ ấm cho trẻ mà không gây nóng nực.
Đảm bảo trẻ đội mũ và đeo găng tay để tránh mất nhiệt từ đầu và tay. Giữ ấm đôi chân bằng ủng không thấm nước để bảo vệ khỏi điều kiện lạnh và ẩm ướt.
Đảm bảo quần áo vừa vặn để giữ ấm và cho phép di chuyển dễ dàng.
Cách dùng thực phẩm như 'thuốc' trong mùa cúm
Khi dịch cúm đang gia tăng, việc duy trì hệ thống miễn dịch mạnh mẽ là rất quan trọng để tránh khỏi bệnh tật.
Thực phẩm đóng một vai trò quan trọng trong việc ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch của cơ thể.
Mỗi miếng chúng ta ăn đều có thể thúc đẩy hoặc làm xấu đi tình trạng sức khỏe, khiến thực phẩm trở thành một thành phần quan trọng trong việc tiếp xúc hàng ngày của chúng ta, TS. April Wilson, Đại học Y tế Loma Linda (Hoa Kỳ) cho biết.
1. Tác động của thực phẩm lên hệ thống miễn dịch
Theo TS. Wilson, một số loại thực phẩm có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, trong khi những loại khác lại làm giảm khả năng phản ứng hiệu quả của hệ thống miễn dịch với các bệnh nhiễm trùng.
Các chất chống oxy hóa và chất phytochemical có trong thực vật đóng một vai trò quan trọng trong việc củng cố và hỗ trợ cơ thể phục hồi.
Các chất chống oxy hóa và chất phytochemical có trong thực vật đóng một vai trò quan trọng trong việc củng cố và hỗ trợ cơ thể phục hồi. Những thành phần quan trọng này có nhiều trong các loại thực phẩm nguyên chất, nhiều màu sắc như trái cây, rau, các loại đậu, quả hạch và carbohydrate phức hợp...
Việc duy trì chế độ ăn uống lành mạnh sẽ giống như một biện pháp phòng ngừa bệnh. Bằng cách liên tục cung cấp cho cơ thể các chất dinh dưỡng thiết yếu, giúp các tế bào bạch cầu được chuẩn bị tốt hơn, để đáp ứng với bệnh tật.
Tiêu thụ quá nhiều đồ ngọt có đường trắng, có thể tạm thời làm suy giảm hoạt động của các tế bào bạch cầu, khiến cơ thể dễ bị tổn thương hơn.
2. Kết hợp thực phẩm tăng cường miễn dịch
Để tăng cường hệ thống miễn dịch, hãy cân nhắc việc kết hợp các loại thực phẩm tăng cường miễn dịch vào bữa ăn. Các loại quả mọng giàu chất chống oxy hóa là sự lựa chọn tuyệt vời, ngay cả trong những tháng lạnh hơn hoặc có thể dùng quả mọng đông lạnh (thay cho quả tươi). Ngoài ra, nên lựa chọn thực phẩm có nhiều màu sắc... sẽ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng để hỗ trợ sức khỏe.
Súp nhiều rau và các loại đậu cũng được khuyến khích, đặc biệt khi thời tiết lạnh. Việc kết hợp các loại thực phẩm như tỏi, hành và quả mọng có thể đặc biệt có lợi cho trẻ em, người già hoặc những người có hệ miễn dịch bị tổn thương.
3. Lựa chọn dưỡng chất tăng cường miễn dịch
Nên lựa chọn thực phẩm có nhiều màu sắc... sẽ cung cấp nhiều chất dinh dưỡng để hỗ trợ sức khỏe.
Những chất dinh dưỡng dưới đây đóng một vai trò quan trọng với sức khỏe miễn dịch:
- Beta carotene:Beta carotene được tìm thấy trong thực phẩm thực vật, chẳng hạn như khoai lang, rau bina, cà rốt, xoài, bông cải xanh và cà chua...
- Vitamin C : Thực phẩm giàu vitamin C bao gồm trái cây họ cam quýt, quả mọng, dưa, cà chua, ớt chuông và bông cải xanh.
- Vitamin D : Vitamin D được tìm thấy trong cá béo và trứng. Sữa và nước trái cây nguyên chất 100% có bổ sung vitamin D cũng là những nguồn cung cấp vitamin D cho cơ thể.
- Kẽm: Các loại thực phẩm giàu kẽm như thịt bò và hải sản, nhưng nó cũng được tìm thấy trong các nguồn thực vật, bao gồm mầm lúa mì, đậu, các loại hạt và đậu phụ...
- Probiotic : Probiotic là vi khuẩn tốt giúp tăng cường sức khỏe. Nên tăng cường các sản phẩm từ sữa lên men, chẳng hạn như sữa chua và trong thực phẩm lên men, chẳng hạn như kefir và kim chi...
- Protein : Protein có nguồn gốc từ động vật và thực vật, bao gồm sữa, sữa chua, trứng, thịt bò, thịt gà, hải sản, các loại hạt, đậu và đậu lăng.
Ngoài chế độ ăn uống lành mạnh, ngủ đủ giấc cũng rất quan trọng để duy trì chức năng miễn dịch tối ưu. Đảm bảo bạn ngủ đủ 7 - 8 giờ mỗi đêm có thể làm giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh.
3 cách giải độc gan tự nhiên Ăn quá nhiều đường, chất béo, uống nhiều rượu và lối sống không lành mạnh... là nguyên nhân khiến gan dễ bị nhiễm độc. Một số cách có thể giúp giải độc cho gan một cách tự nhiên. Gan có vai trò quan trọng đối với sức khỏe, tham gia vào quá trình tiêu hóa, giải độc cơ thể, chuyển hóa lipid và...