Lý do trẻ em mắc Covid-19 thường diễn biến nhẹ
Theo các chuyên gia, tỷ lệ trẻ em diễn biến nặng khi mắc Covid-19 khá thấp đến từ yếu tố khách quan cũng như cơ chế bệnh sinh.
Thời gian qua, TP.HCM đã ghi nhận số lượng trường hợp trẻ em (dưới 16 tuổi) mắc Covid-19 tăng lên nhanh chóng. Ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, thông tin từ đầu năm đến nay, thành phố ghi nhận khoảng 14.800 trẻ em dưới 16 tuổi mắc Covid-19. Các bác sĩ đang điều trị hơn 2.800 F0 là trẻ em.
Nguyên nhân
Trao đổi với Zing , thạc sĩ, bác sĩ Phạm Văn Phúc, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương ( Hà Nội), cho biết đến nay, các yếu tố giúp trẻ em khi mắc Covid-19 thường diễn biến nhẹ chỉ là giả thuyết.
Vị chuyên gia này cho rằng về mặt khách quan, tỷ lệ trẻ em chuyển nặng sau khi nhiễm SARS-CoV-2 thấp một phần đến từ số lượng F0 là trẻ nhỏ trước nay không quá cao. Khi dịch Covid-19 bùng phát, trẻ được nghỉ học, hầu như chỉ ở nhà. Do đó, ngoài các thành viên trong gia đình, trẻ thường không tiếp xúc với quá nhiều người.
Một bệnh nhi cùng gia đình tới Bệnh viện Điều trị Covid-19 Cần Giờ hồi giữa tháng 6 sau khi nhiễm SARS-CoV-2. Ảnh: Duy Hiệu .
Về cơ chế bệnh sinh, bác sĩ Phúc cho biết: “Giữa trẻ em và người lớn có sự khác biệt về nội mô và chức năng đông máu. Cụ thể là nội mô trẻ em ít bị tổn thương hơn người lớn. Mặt khác, trẻ cũng không có kiểu mảng xơ vữa tương tự người lớn”.
Theo Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, đây cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh Covid-19 diễn biến nặng, thậm chí nguy kịch ở những người có bệnh nền về tim mạch, đái tháo đường…
Bên cạnh đó, chức năng đông máu của trẻ em cũng ít xảy ra tình trạng tăng đông khi nhiễm virus hơn người lớn. Chính điều này khiến diễn biến bệnh Covid-19 ở trẻ thường nhẹ và trôi qua nhanh chóng.
“Thụ thể ACE2 và protease xuyên màng – hai yếu tố cần thiết cho SARS-CoV-2 xâm nhập vào tế bào của trẻ – cũng ít hơn khi so sánh với cơ thể người trưởng thành”, bác sĩ Phúc nói thêm.
Vị chuyên gia này cũng cho hay khả năng miễn dịch của trẻ tốt hơn người lớn, đặc biệt là người cao tuổi.
Ông giải thích: “Vitamin D cần thiết cho tổng hợp các yếu tố miễn dịch TE của trẻ em tốt hơn người lớn. Cùng với đó, khả năng miễn dịch bẩm sinh TE của nhóm này cũng mạnh hơn hẳn”.
Cùng quan điểm, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Cố vấn chuyên môn khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP.HCM), cho hay việc trẻ mắc Covid-19 thường diễn biến nhẹ hơn còn đến từ yếu tố tâm lý.
“Người lớn với nhận thức đầy đủ khi mắc Covid-19 thường có xu hướng lo lắng. Một số trường hợp còn lo lắng thái quá. Tình trạng này cũng ảnh hưởng lớn tới quá trình điều trị và phục hồi của cơ thể”, bác sĩ Khanh nói.
Vị chuyên gia này cũng cho rằng việc trẻ em sau khi chào đời được tiêm chủng đầy đủ các loại vaccine cũng giúp nhóm này dễ dàng vượt qua Covid-19.
Không thể chủ quan
Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, dù tỷ lệ không cao, trẻ em vẫn có nguy cơ diễn biến nặng khi mắc Covid-19, đặc biệt ở nhóm béo phì (có chỉ số BMI cao hơn 30) và mắc nhiều bệnh nền.
“Không chỉ Covid-19, những trường hợp này khi mắc bất cứ loại bệnh nào cũng rất dễ có diễn biến nặng”, vị chuyên gia này khẳng định.
Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Minh Tiến, Phó giám đốc Bệnh viện Nhi đồng Thành phố (TP.HCM), cũng cho biết cơ sở y tế này đã ghi nhận một số bệnh nhi nhỏ tuổi mắc Covid-19 diễn biến nặng. Các bé có tình trạng nặng thường mắc bệnh nền như tim bẩm sinh, phổi mạn tính, tiểu đường, mạch vành, thiếu hụt miễn dịch như HIV…
Nhân viên y tế khử khuẩn cho một F0 nhỏ tuổi vừa được chuyển tới Bệnh viện dã chiến số 6 tại TP.HCM. Ảnh: Duy Hiệu .
Đơn vị này đang điều trị một bé gái 13 tuổi có tình trạng nặng. Trước đó, bé nhiễm SARS-CoV-2 không triệu chứng. Tuy nhiên, đến ngày thứ 5, bệnh nhi này đột ngột khó thở, SpO2 xuống thấp.
Ông cũng cho biết hai trường hợp tử vong mới đây tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố là trẻ có bệnh nền ung thư đang phải hóa trị định kỳ, bé còn lại mắc bệnh thiếu máu tan máu miễn dịch.
Bác sĩ Tiến chia sẻ trẻ có bệnh lý thiếu kháng thể, hội chứng Down, bệnh lý thần kinh, huyết học, thiếu máu não, ghép tạng, ung thư, bệnh viêm hệ thống…, thường đối mặt với nguy cơ gia tăng mức độ nặng khi mắc Covid-19.
Ngoài ra, bác sĩ Phạm Văn Phúc cho biết trong quá trình điều trị các bệnh nhân Covid-19 diễn biến nặng, nhân viên y tế cũng phải đặc biệt lưu ý đến hội chứng viêm đa cơ quan ở trẻ em do nhiễm SARS-CoV-2 (MIS-C).
“Các bệnh nhân Covid-19 là trẻ em, dưới 16 tuổi, khi xuất hiện hội chứng viêm đa cơ quan sẽ có diễn biến rất nặng và đặc biệt nguy hiểm”, vị chuyên gia này nhấn mạnh.
Về phần phụ huynh, bác sĩ Nguyễn Minh Tiến cảnh báo phải theo dõi sát tình trạng của trẻ khi mắc Covid-19, đặc biệt là triệu chứng khó thở, hụt hơi, nhịp thở nhanh…
Thai nhi có kháng thể khi mẹ tiêm vaccine Covid-19 hay không? .Theo bác sĩ Trương Hữu Khanh, thai phụ cần tiêm vaccine Covid-19 trong thời gian sớm nhất và không cần quá lo lắng về tác dụng phụ.
Bổ sung vitamin D cho trẻ đúng cách
Vitamin D có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của trẻ nhỏ, đặc biệt trong mùa dịch bệnh COVID-19.
Tuy nhiên việc đảm bảo nhu cầu vitamin D cho trẻ theo từng lứa tuổi không phải các bậc cha mẹ nào cũng thực hiện được và đúng phương pháp.
Vitamin D là một nhóm seco-sterol tan trong chất béo, được tìm thấy rất ít trong thức ăn tự nhiên. Vitamin D có hai dạng chính là vitamin D2 (ergocalciferol) được sản xuất từ ergosterol có trong một số loài thực vật, nấm và vitamin D3 (cholecalciferol) được sản xuất từ 7-dehydrocholesterol ở da động vật và người, khi có tia UVB trong ánh nắng mặt trời.
Vitamin D có vai trò quan trọng đối với sự hình thành và duy trì hệ xương, răng vững chắc. Vitamin D giúp hấp thu canxi và phospho ở ruột, kích thích vận chuyển và lắng đọng canxi tại xương, tăng hoạt tính của DNA trong nguyên bào xương, giúp tăng cường tạo khuôn xương. Bên cạnh đó, vitamin D tham gia điều hòa chức năng một số gen, giúp tăng cường hệ miễn dịch.
Thiếu hụt vitamin D trầm trọng gây còi xương ở trẻ em. Bệnh còi xương do thiếu vitamin D là bệnh phổ biến ở trẻ em, bệnh ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển thể chất của trẻ, làm tăng tần suất mắc các bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt là nhiễm khuẩn đường hô hấp.
Tắm nắng là một biện pháp bổ sung vitamin D cho trẻ.
Dấu hiệu nhận biết thiếu vitamin D ở trẻ
Dấu hiệu sớm của thiếu vitamin D: Trẻ thường ra nhiều mồ hôi về ban đêm, ngay cả khi trời mát (mồ hôi trộm), hay quấy khóc, khó ngủ, giật mình, rụng tóc vùng gáy.
Dấu hiệu muộn: Trẻ có thóp rộng, bờ thóp mềm, lâu liền thóp, chậm mọc răng, men răng xấu, dễ sâu răng, bướu trán, bướu đỉnh, chậm biết lẫy, bò, đi... Nếu còi xương nặng có di chứng có các biểu hiện: Chuỗi hạt sườn, lồng ngực ức gà, chân cong hình chữ X, O, cong vẹo cột sống...
Ở trẻ em, nguyên nhân thiếu vitamin D thường do:
Thiếu ánh sáng mặt trời: Ở trong nhà thường xuyên, không ra ngoài và không tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, che chắn quá kỹ mỗi khi ra ngoài... (mặc quần áo che kín người, đội mũi rộng vành, mang tất...).
Chế độ ăn: Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ trong những năm đầu đời. Tuy nhiên, hàm lượng vitamin D trong 1 lít sữa mẹ thường chỉ chứa 20-80 IU, vì vậy trẻ bú mẹ hoàn toàn có nguy cơ thiếu vitamin D nếu không được bổ sung vitamin D và tắm nắng đầy đủ. Với trẻ đã ăn dặm, chế độ ăn ít dầu, mỡ, ít thực phẩm tăng cường vitamin D cũng gây thiếu vitamin D ở trẻ.
Các phương pháp đảm bảo nhu cầu vitamin D cho trẻ
Để đảm bảo đủ lượng vitamin D cho trẻ nên:
Tắm nắng: Cung cấp 80% lượng vitamin D, có thể tiến hành tắm nắng từ tuần thứ hai sau đẻ. Thời gian tắm nắng: Trước 8 giờ sáng và sau 4 giờ chiều, 15-30 phút/ngày.
Tăng cường các thực phẩm giàu vitamin D: Cá hồi, cá trích, cá mòi, lòng đỏ trứng, lựa chọn các thực phẩm bổ sung vitamin D: Sữa, bánh, ngũ cốc...
Bổ sung vitamin D: Trẻ bú mẹ hoàn toàn hoặc bú mẹ một phần (uống kèm sữa công thức), cần bổ sung vitamin D theo chỉ dẫn của bác sĩ, bắt đầu từ sau khi sinh vài ngày. Ngừng dùng vitamin D khi trẻ đã cai sữa và uống mỗi ngày 1 lít sữa có bổ sung vitamin D. Nếu trẻ uống ít hơn 1 lít sữa bổ sung vitamin D mỗi ngày, vẫn cần bổ sung vitamin D bằng thuốc cho trẻ hàng ngày theo chỉ dẫn của bác sĩ. Trẻ trên1 tuổi, nhu cầu khuyến nghị vitamin D là 600 IU/ngày.
Bổ sung vitamin D cho trẻ theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Trẻ có nguy cơ cao thiếu hụt vitamin D trong trường hợp trẻ dùng một số thuốc điều trị đặc biệt hoặc bị một số bệnh mạn tính, có thể cần bổ sung vitamin D liều cao hơn theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Bên cạnh nguy cơ thiếu hụt vitamin D cũng xảy ra trường hợp ngộ độc do thừa vitamin D. Tuy nhiên đây là tình trạng rất hiếm gặp (mức 25 (OH) D> 150 ng/mL), vì vitamin D thường không có nhiều trong nguồn thức ăn hàng ngày và cơ thể có khả năng điều hòa quá trình tổng hợp vitamin D nhờ ánh nắng mặt trời.
Tóm lại, vitamin D là vitamin rất quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt cần thiết cho trẻ em, vì vậy cần đảm bảo cơ thể trẻ được cung cấp đủ vitamin D. Nên duy trì việc tắm nắng hằng ngày đúng cách, ăn các thực phẩm giàu vitamin D và bổ sung vitamin D theo chỉ dẫn của bác sĩ.
Nguyên nhân gây ngộ độc thường do bổ sung vitamin D liều quá cao trong thời gian dài. Hậu quả của ngộ độc vitamin D rất nghiêm trọng, làm tăng nồng độ canxi máu, nước tiểu, gây chán ăn, táo bón, buồn nôn, nôn, khát nước, tiểu tiện nhiều, yếu cơ, đau khớp. Nồng độ canxi máu cao có thể gây vôi hóa mạch máu và mô, dẫn đến tổn thương tim, các mạch máu và thận. Khi thấy các dấu hiệu của ngộ độc vitamin D cha mẹ cần ngừng ngay việc dùng vitamin D cho trẻ và đến ngay cơ sở y tế để được xử trí tiếp.
Nghe con gái lớn hét: "Em nôn ra máu", bà mẹ tức tốc mang con vào bệnh viện rồi kinh hoàng nghe bác sĩ nói nguyên nhân tử vong Dù bác sĩ đã làm mọi cách để cứu chữa, nhưng bé gái vẫn không qua khỏi. Nuốt dị vật không còn là tai nạn hiếm gặp xảy ra với trẻ em. Ngược lại, theo thông tin từ Sở Y tế bang New York (Mỹ), nghẹt thở do dị vật là nguyên nhân đứng thứ tư gây ra tử vong không chủ ý...