Lý do TQ khó tấn công thu hồi Đài Loan đúng dịp bầu cử Mỹ
Trước các động thái tập trận gần eo biển Đài Loan của Trung Quốc đại lục, nhiều người dự đoán Bắc Kinh sẽ tấn công đảo Đài Loan đúng dịp bầu cử Mỹ. Một chuyên gia Mỹ đã đưa ra nhận định về vấn đề này.
Trung Quốc sẽ không tấn công đảo Đài Loan đúng dịp bầu cử Mỹ, theo chuyên gia. Ảnh: China Military
Tờ Taiwan News ngày 21/10 đưa tin, Ian Easton, nhà nghiên cứu tới từ Viện Project 2049 – một tổ chức tập trung nghiên cứu chính sách đối ngoại của Mỹ ở khu vực châu Á – Thái Bình Dương, nhất là các vấn đề liên quan tới Đài Loan – Trung Quốc, đã phản bác ý kiến cho rằng Bắc Kinh sẽ tấn công Đài Loan đúng ngày bầu cử Mỹ.
Theo chuyên gia người Mỹ, “cánh cửa” cho việc thu hồi Đài Loan bằng vũ lực đã đóng lại vì sự nguy hiểm ở eo biển Đài Loan.
Trong bài đăng trên Twitter hôm 20/10 để phản bác lại bài viết của truyền thông Trung Quốc cho rằng Bắc Kinh đang chuẩn bị cho một cuộc tấn công vào Đài Loan, Easton đã đăng ảnh chụp từ một cuốn sách của ông cho thấy, điều kiện thời tiết tối ưu để tấn công đổ bộ đã không còn trong năm nay.
Easton dự đoán: “Quân đội Trung Quốc (PLA) chưa thể tấn công Đài Loan trong năm nay. Nếu muốn, Bắc Kinh phải chờ ít nhất tới tháng 3 năm sau”.
Chuyên gia của Viện Project 2049 dự đoán thêm rằng: “Các động thái mà Bắc Kinh có thể làm từ nay cho đến lúc đó có thể là phong tỏa hoặc phá rối”.
Video đang HOT
Khi phóng viên Taiwan News hỏi lý do vì sao nhận định Trung Quốc sẽ không tấn công Đài Loan trong tháng này, Easton giải thích rằng, nếu tấn công, PLA trước tiên sẽ nhằm vào hòn đảo bằng tên lửa, tấn công mạng và phong tỏa hải quân vào tháng 9 để “dằn mặt”.
Chuyên gia người Mỹ nhận định nếu thành công trong cuộc tấn công phủ đầu, Trung Quốc sẽ bắt đầu đổ bộ vào đầu tháng 10, với điều kiện là thời tiết tối ưu.
Chuyên gia Mỹ cho rằng quân đội Trung Quốc sẽ gặp khó khăn với điều kiện thời tiết và địa hình khi muốn tấn công đổ bộ vào Đài Loan. Ảnh: China Military
Easton cho rằng điều kiện hàng hải ở eo biển Đài Loan sẽ sớm xấu đi, nên “việc đổ bộ lên hòn đảo gần như là không thể trong vài tháng tới”. Chưa kể tới các tên lửa của Đài Loan, tàu chiến của PLA phải đối phó với gió lớn, sóng mạnh, sương mù dày đặc, mưa rào, dòng chảy mạnh, bão… nếu dự tính đổ bộ lên đảo vào khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Easton không loại trừ các “hành động gây hấn” của Bắc Kinh.
Khi được hỏi, liệu PLA có tấn công các đảo bên ngoài như Mã Tổ, hay Kim Môn vào thời điểm bầu cử Mỹ hay không, Easton nói: “Mọi chuyện đều có thể xảy ra”.
Tên lửa siêu vượt âm Trung Quốc 'răn đe' Mỹ
Giới chuyên gia Trung Quốc cho rằng dàn tên lửa siêu vượt âm DF-17 bố trí gần Đài Loan sẽ răn đe Mỹ và đồng minh can thiệp vào tình hình hai bờ eo biển.
"Truyền thông Đài Loan và thế giới đưa tin quân đội Trung Quốc (PLA) chuẩn bị tấn công hòn đảo khi triển khai các hệ thống vũ khí mới, được cho là bao gồm tên lửa siêu vượt âm DF-17, ở khu vực duyên hải phía đông", Global Times, tờ báo thuộc People's Daily, cơ quan ngôn luận của đảng Cộng sản Trung Quốc, ngày 19/10 đăng bài xã luận.
SCMP hôm 18/10 đưa tin PLA đang nâng cấp các căn cứ tên lửa ở phía đông eo biển Đài Loan và có thể triển khai DF-17 tại đây. Theo tờ báo có trụ sở ở Hong Kong, số tên lửa siêu vượt âm này có thể được sử dụng trong chiến dịch đổ bộ của PLA lên đảo Đài Loan.
Tờ Liberty Times có trụ sở ở Đài Bắc còn nhận định tên lửa DF-17 có thể giúp PLA tấn công trực tiếp các căn cứ không quân ở Đài Trung và Hoa Liên ở bờ đông đảo Đài Loan. Truyền thông hòn đảo còn chỉ ra rằng PLA đã triển khai tiêm kích tàng hình J-20 và nhiều đơn vị thủy quân lục chiến ở khu vực duyên hải phía đông, nhằm "chuẩn bị cho khả năng thống nhất Đài Loan bằng vũ lực".
Tên lửa siêu vượt âm DF-17 trong lễ duyệt binh tại Bắc Kinh, Trung Quốc, tháng 10/2019. Ảnh: PLA.
Tuy nhiên, Global Times dẫn lời một chuyên gia quân sự giấu tên đến từ học viện quốc phòng ở Bắc Kinh cho rằng việc triển khai tên lửa DF-17 tại các căn cứ ở Phúc Kiến, Quảng Đông không phải là dấu hiệu cho một cuộc "xâm lược" vào Đài Loan.
"Các mục tiêu quân sự trên đảo Đài Loan hoàn toàn nằm trong tầm bắn của các loại pháo phản lực, tên lửa phóng từ máy bay trong biên chế PLA, nên việc sử dụng các loại tên lửa hiện đại cho mục đích này sẽ là lãng phí", chuyên gia này nói.
Theo chuyên gia Trung Quốc này, tên lửa siêu vượt âm DF-17 với tầm bắn 2.500 km sẽ được sử dụng để kiểm soát hiệu quả khu vực eo biển Đài Loan, ngăn "lực lượng nước ngoài" can thiệp nếu nổ ra xung đột vũ trang tại đây.
"Khí tài này thực sự nhắm vào quân đội nước ngoài nếu họ can thiệp vào chiến dịch thống nhất Đài Loan của PLA", người này cho hay. "Nếu PLA triển khai DF-17, tên lửa này sẽ nhằm vào căn cứ quân sự hoặc hạm đội của lực lượng nước ngoài ở tây Thái Bình Dương".
Yang Chengjun, một chuyên gia tên lửa của Trung Quốc đại lục, nói rằng do DF-17 có khả năng thay đổi quỹ đạo trong khi bay với vận tốc cực cao, đối phương có rất ít cơ hội đánh chặn nó. "Các hệ thống phòng không của Mỹ như THAAD, SM-3 và Patriot bố trí ở Hàn Quốc, Nhật Bản, đảo Đài Loan và trên tàu chiến Mỹ trong khu vực sẽ không thể phát huy hiệu quả trước DF-17", Yang nói.
Chuyên gia tên lửa này tự tin rằng với việc triển khai DF-17 gần eo biển Đài Loan, PLA có thể kiểm soát hiệu quả khu vực, "răn đe các phần tử ly khai Đài Loan cũng như sự can thiệp từ bên ngoài".
"DF-17 sẽ đóng vai trò quan trọng trong ngăn chặn các lực lượng Mỹ cùng các đồng minh Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia can thiệp quân sự vào công việc nội bộ của Trung Quốc", Yang cho hay.
Đảo Đài Loan (Trung Quốc). Đồ họa: Google.
Trung Quốc coi Đài Loan là một phần lãnh thổ chờ thống nhất và sẵn sàng dùng vũ lực nếu cần thiết. Bắc Kinh gần đây gia tăng áp lực quân sự với hòn đảo khi nhiều lần tổ chức diễn tập quy mô lớn quanh đảo Đài Loan với các khí tài hiện đại nhất trong biên chế.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình ngày 13/10 yêu cầu thủy quân lục chiến PLA đóng tại Quảng Đông "toàn tâm toàn ý" chuẩn bị sẵn sàng chiến đấu. Bài phát biểu của ông Tập được cho nhằm chuyển thông điệp tới đảo Đài Loan, nằm gần như đối diện với tỉnh Quảng Đông, đồng thời còn hướng tới Mỹ cùng nhiều cường quốc trong khu vực.
Thủy quân lục chiến PLA, đóng vai trò quan trọng trong bất cứ chiến dịch đổ bộ nào, bố trí 10 trong số 13 lữ đoàn tại bờ biển đông nam Trung Quốc đại lục.
Bộ chỉ huy Thủy quân lục chiến Trung Quốc tại thành phố Triều Châu, tỉnh Quảng Đông, sẽ đảm nhận vai trò quan trọng trong bất cứ chiến dịch tấn công nào nhằm vào căn cứ lực lượng phòng thủ trên biển của Đài Loan ở thành phố Cao Hùng, một nguồn tin tại Bắc Kinh cho biết.
Mỹ nói Đài Loan nên xem xét chiến lược ngăn quân đội Trung Quốc Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ O'Brien khuyên giới chức đảo Đài Loan xem xét chiến lược ngăn quân đội Trung Quốc triển khai chiến dịch đổ bộ. "Tôi nghĩ Đài Loan cần bắt đầu xem xét một số chiến lược bất đối xứng và chống tiếp cận khu vực", Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Robert O'Brien nói tại sự...