Lý do tiêm kích Nga chặn oanh tạc cơ B-52 Mỹ trên biển Đen
4 tiêm kích Su-27 và 4 chiến đấu cơ Su-30 của Nga được triển khai để chặn nhóm oanh tạc cơ Mỹ trên biển Đen và biển Azov, ngăn họ xâm nhập trái phép không phận Nga.
Theo TASS, lực lượng Nga đã triển khai 8 tiêm kích Su-27, Su-30 để áp sát theo dõi 3 oanh tạc cơ B-52 Mỹ hoạt động gần bán đảo Crimea.
“4 tiêm kích Su-27 và 4 chiến đấu cơ Su-30 thuộc đơn vị trực ban phòng không Quân khu miền Nam được triển khai để chặn nhóm oanh tạc cơ Mỹ trên biển Đen và biển Azov, ngăn họ xâm nhập trái phép không phận Nga. Mọi phi cơ Nga đều tuân thủ chặt chẽ quy định về sử dụng vùng trời quốc tế”, Trung tâm Kiểm soát Phòng thủ Quốc gia Nga (NDCC) ra thông cáo cho biết hôm 4/9.
Máy bay B-52 của Mỹ.
Các máy bay Nga trở về căn cứ sau khi oanh tạc cơ Mỹ chuyển hướng ra xa không phận nước này.
Thông tin dữ liệu trên các trang theo dõi hàng không cho thấy, ba oanh tạc cơ B-52H mang số hiệu “Julia 51, 52 và 53″ xuất phát từ căn cứ không quân Fairford ở Anh, tiến vào không phận Ukraine và bay theo quỹ đạo khép kín ở vùng trời thành phố cảng Henichesk.
Video đang HOT
Vụ việc ngày 4/9 diễn ra trong bối cảnh lục quân Mỹ bắt đầu diễn tập bắn đạn thật ở Estonia, tại địa điểm cách biên giới Nga khoảng 112 km.
Theo RT, khi 3 chiếc B-52 bay gần Crimea hôm qua, nhiều tàu và máy bay thu thập thông tin tình báo của Anh và Mỹ đã xuất hiện ở không phận Ukraine và trên biển Đen. Điều này dường như cho thấy những chiếc B-52 có thể đã thực hiện nhiệm vụ kiểm nghiệm hệ thống radar và phòng không Nga tại Crimea.
Ngoài ra, RT cho rằng đây có thể là động thái phô diễn sức mạnh của quân đội Mỹ ở gần Nga.
Trong thông cáo báo chí từ Bộ Tư lệnh châu Âu của Mỹ, đơn vị này nói rằng 3 máy bay ném bom B-52 đã phối hợp với các tiêm kích Ukraine để “huấn luyện trên không”, vụ việc thể hiện năng lực của Mỹ và NATO trong việc “chống lại Nga và mang lại sự đảm bảo cho các đồng minh, đối tác”.
Mỹ và Nga thường triển khai oanh tạc cơ hoặc trinh sát cơ áp sát không phận của nhau. Máy bay của hai nước luôn chạm mặt trong các nhiệm vụ này nhưng thường tiếp cận và giám sát chuyên nghiệp, an toàn. Tiêm kích Nga nhiều lần buộc máy bay quân sự của Mỹ và NATO chuyển hướng khi chúng tiếp cận gần biên giới.
Su-27 của Nga giám sát máy bay Mỹ
Trước đó, hôm 28/8, Nga cũng đưa 2 chiếc Su-27 chặn vài máy bay B-52 trên biển Đen. Một ngày sau đó, một vụ việc tương tự xảy ra trên biển Baltic và một lần nữa liên quan tới các máy bay B-52.
Sputnik cho biết, vụ việc ngày 28/8 được xem là màn phô diễn năng lực quân sự chưa từng có tiền lệ của Mỹ khi nước này điều động 6 chiếc B-52 bay tới khắp 30 quốc gia thành viên NATO chỉ trong 1 ngày.
Nga điều 8 tiêm kích chặn oanh tạc cơ B-52 Mỹ
Quân khu miền Nam Nga triển khai 8 tiêm kích Su-27, Su-30 để áp sát theo dõi 3 oanh tạc cơ B-52 Mỹ hoạt động gần bán đảo Crimea.
"4 tiêm kích Su-27 và 4 chiến đấu cơ Su-30 thuộc đơn vị trực ban phòng không Quân khu miền Nam được triển khai để chặn nhóm oanh tạc cơ Mỹ trên Biển Đen và Biển Azov, ngăn họ xâm nhập trái phép không phận Nga. Mọi phi cơ Nga đều tuân thủ chặt chẽ quy định về sử dụng vùng trời quốc tế", Trung tâm Kiểm soát Phòng thủ Quốc gia Nga (NDCC) ra thông cáo cho biết hôm 4/9.
Các máy bay Nga trở về căn cứ sau khi oanh tạc cơ Mỹ chuyển hướng ra xa không phận nước này.
Tiêm kích Su-27 Nga giám sát oanh tạc cơ B-52H Mỹ hôm 28/8. Ảnh: USAF.
Dữ liệu trên các trang theo dõi hàng không cho thấy ba oanh tạc cơ B-52H mang số hiệu "Julia 51, 52 và 53" xuất phát từ căn cứ không quân Fairford ở Anh, tiến vào không phận Ukraine và bay theo quỹ đạo khép kín ở vùng trời thành phố cảng Henichesk, giáp Biển Azov và bán đảo Crimea. Cả ba phi cơ Mỹ sau đó trở về căn cứ Fairford.
Cùng thời điểm đó, hàng loạt máy bay trinh sát và do thám tín hiệu của Mỹ và Anh cũng hiện diện gần bán đảo Crimea, gồm một chiếc RC-135V/W Rivet Joint, một máy bay Airseeker và một phi cơ Sentinel R1. Chúng dường như được triển khai nhằm thu thập dữ liệu tình báo về khả năng phản ứng và tín hiệu điện tử của lực lượng Nga khi chặn biên đội B-52H.
Washington và Moskva thường triển khai oanh tạc cơ hoặc trinh sát cơ áp sát không phận của nhau. Máy bay của hai nước luôn chạm mặt trong các nhiệm vụ này nhưng thường tiếp cận và giám sát chuyên nghiệp, an toàn. Tiêm kích Nga nhiều lần buộc máy bay quân sự của Mỹ và NATO chuyển hướng khi chúng tiếp cận gần biên giới.
Lầu Năm Góc hôm 30/8 công bố video cho thấy tiêm kích Su-27 Nga cắt mặt khiến oanh tạc cơ B-52H rung lắc vì rơi vào vùng nhiễu động. "Các phi công Nga hành động thiếu an toàn và chuyên nghiệp khi bật chế độ đốt tăng lực trong lúc bay cắt mặt cách mũi B-52 khoảng 30 m, gây nhiễu động và hạn chế khả năng cơ động của oanh tạc cơ", Bộ Quốc phòng Mỹ ra thông cáo cho biết.
Trước đó, Bộ Quốc phòng Nga cũng công bố video hai tiêm kích Su-27, được cho là xuất phát từ bán đảo Crimea, khóa đuôi oanh tạc cơ B-52H trên Biển Đen, ép máy bay Mỹ chuyển hướng xa biên giới Nga. Tuy nhiên, video của Nga không thể hiện hành động cắt mặt B-52H của phi công tiêm kích Su-27.
Vị trí của Biển Đen và Biển Azov. Đồ họa: Economist.
Tổng thống Belarus cáo buộc Ba Lan, Lithuania và Ukraine liên quan đến các cuộc biểu tình Tổng thống Belarus - Alexander Lukashenko vừa qua khẳng định, các cuộc biểu tình chống chính phủ nổ ra tại Belarus gần đây chịu tác động rất nhiều từ nước ngoài, trong đó chủ yếu là từ các quốc gia gồm: Ba Lan, Lithuania và Ukraine. Phát biểu tại cuộc họp với các quan chức Belarus mới được bổ nhiệm tại thủ đô...