Lý do thật sự trong quyết định cắt giảm quân của Trung Quốc
Tuyên bố cắt giảm mạnh quân số vừa được Trung Quốc đưa ra gần đây xuất phát từ toan tính trái ngược với lý giải “chung tay cùng thế giới duy trì hòa bình” của nước này, theo bài viết đăng trên chuyên san quốc phòng The Diplomat.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình duyệt hàng quân danh dự tại một sự kiện ở Bắc Kinh – Ảnh: Reuters
Đầu tháng 9, trong lễ kỷ niệm 70 năm ngày kết thúc Thế chiến thứ hai, Chủ tịch Tập Cận Bình tuyên bố Quân giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) sẽ cắt giảm mạnh 300.000 binh sĩ, đồng thời lý giải động thái này là một phần trong cam kết “triển khai chiến dịch duy trì hòa bình thế giới” của quân đội Trung Quốc.
The Diplomat (chuyên san có trụ sở tại Tokyo) cho hay quân đội Trung Quốc đã 4 lần cắt giảm quân số, gồm cắt giảm 1 triệu binh sĩ hồi năm 1985, 500.000 hồi năm 1997, 200.000 vào năm 2003 và giờ là 300.000 quân.
Ông Dương Vũ Quân, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc, hồi tuần rồi cũng lặp lại lời ông Tập khi nói rằng cắt giảm lần này “hoàn toàn cho thấy thành ý và nhiệt tâm của Trung Quốc trong việc chung tay cùng quốc tế duy trì hòa bình”. Ngoài ra, lần cắt giảm này còn “thể hiện thái độ có trách nhiệm và tích cực của Trung Quốc hướng tới việc kiểm soát và giải trừ quân bị quốc tế”, ông Dương cho hay.
Tuy nhiên, khi được hỏi kỹ hơn về lý do của quyết định cắt giảm, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc tập trung nói về quá trình cải tổ quân đội, chứ không nhắc gì đến cam kết duy trì hòa bình thế giới nữa.
Video đang HOT
“Qua cắt giảm số lượng binh sĩ, quân đội Trung Quốc sẽ điều chỉnh và tối ưu hóa thêm nữa quy mô và cấu trúc của mình, giúp tăng cường khả năng của binh sĩ, giúp cơ cấu của quân đội có tính khoa học cao hơn và đồng thời tạo dựng lên một lực lượng quân sự hiện đại với đặc tính riêng của người Trung Quốc”, ông Dương giải thích.
Ông này còn cho biết thêm rằng số binh sĩ nằm trong diện bị cắt giảm sẽ là “binh lính được trang bị quân trang lỗi thời, nhân viên văn phòng và nhân sự thuộc các phòng ban không mang tính chiến đấu”. Ông Dương cũng nhấn mạnh rằng lần cắt giảm này không làm suy yếu năng lực bảo vệ các lợi ích quốc gia của quân đội.
Binh sĩ quân đội Trung Quốc nằm trong diện bị cắt giảm sẽ là “binh lính được trang bị quân trang lỗi thời, nhân viên văn phòng và nhân sự thuộc các phòng ban không mang tính chiến đấu” – Ảnh minh họa: Reuters
Theo thống kê của The Diplomat, ngay cả sau khi lần cắt giảm này hoàn tất vào năm 2017, quân đội Trung Quốc (khi đó ước tính vào khoảng 2 triệu lính) vẫn là lực lượng quân sự lớn nhất thế giới.
Ông Rory Medcalf, chuyên gia thuộc trường Đại học Quốc gia Úc, bình luận quyết định cắt giảm quân số của Trung Quốc chỉ liên quan đến vấn đề ngân sách, chứ không hề do nguyên nhân nào khác.
“Nhân lực chiếm chi phí rất lớn trong ngân sách quân đội và lương của quân đội Trung Quốc đã tăng rất nhiều trong những năm gần đây. Do vậy, có nhiều lý do dễ nhận ra để cắt giảm quân số mà không làm giảm tính hiệu quả”, ông Medcalf nói với tờ The New York Times (Mỹ).
Chuyên gia này còn nhận định thêm rằng giảm khoản chi phí cho binh sĩ đồng nghĩa với việc quân đội Trung Quốc sẽ có thêm tiền để tiếp tục hiện đại hóa lực lượng.
Vào cuối buổi họp báo, ông Dương lưu ý rằng lần cắt giảm trên chỉ là bước đầu của một đợt cải tổ mới của quân đội Trung Quốc. “Ở bước kế tiếp, quân đội Trung Quốc sẽ triển khai một loạt biện pháp cải tổ mới nhằm thúc đẩy công cuộc cải cách quân sự và quốc phòng một cách tích cực và vững chắc”, người phát ngôn Bộ Quốc phòng Trung Quốc cho hay.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Mỹ tiến gần hơn đến mục tiêu cắt giảm thâm hụt ngân sách
Theo Bộ Tài chính Mỹ, thâm hụt ngân sách trong tháng Tám vừa qua tại nước này đã giảm xuống, qua đó cho thấy nền kinh tế "đầu tàu" thế giới này đang tiến gần hơn đến mục tiêu cắt giảm thâm hụt.
Ảnh minh họa. (Nguồn: Getty images)
Cụ thể, thâm hụt ngân sách của Mỹ trong tháng Tám hiện ở mức 64,4 tỷ USD, giảm 50% so với mức ghi nhận được trong cùng kỳ năm trước.
Trong 11 tháng đầu tài khóa 2015, kết thúc ngày 30/9/2015, mức thâm hụt ngân sách đang thấp hơn 10% so với mức của cùng kỳ tài khóa trước.
Tuần trước, Văn phòng Ngân sách Quốc hội (CBO) dự đoán rằng, thâm hụt ngân sách trong tài khóa 2015 sẽ vào khoảng 426 tỷ USD, giảm gần 12% so với dự báo thâm hụt 486 tỷ USD đưa ra trước đó, trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế vững giúp mang lại nguồn thu thuế cao hơn.
Cũng trong 11 tháng đầu tài khóa này, nguồn thu của chính phủ đạt 2.880 tỷ USD, tăng 8% so với cùng kỳ tài khóa trước đó. Chi tiêu chính phủ tăng 4,8% lên 3.410 tỷ USD.
Mức thâm hụt ngân sách năm 2014 cũng cải thiện hơn so với con số thâm hụt 679,5 tỷ USD của năm 2013.
Bốn năm trước năm 2013, thâm hụt ngân sách hàng năm của Mỹ đều vượt trên 1.000 tỷ USD, cho thấy tình trạng suy thoái sâu khi mà nguồn thu từ thuế giảm, còn chi tiêu chính phủ dành cho các chương trình như trợ cấp thất nghiệp hay gói kích thích tài chính, tăng lên./.
Theo NTD
Đâu là lý do thực sự khiến Trung Quốc cắt giảm 300.000 quân? Điều gì khiến TQ cắt giảm quân số? Do kinh tế suy giảm? gánh nặng lương quá lớn? hay là một biến đổi về chất khi Bắc Kinh đã có trong thay những vũ khí đủ mạnh? Ông Tập Cận Bình Báo Học Giả Ngoại giao trụ sở tại Nhật Bản ngày 8/9/2015 có bài viết đưa nhận định của tác giả Shannon...