Lý do thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc tăng mạnh
Trong bối cảnh Tổng thống Trump mạnh mẽ cảnh báo áp đặt tăng thuế với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc lại gia tăng.
Các container hàng hóa Trung Quốc tại cảng Long Beach, bang California, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 21/1 xác nhận ông đang cân nhắc áp thuế 10 % đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc, có thể có hiệu lực sớm nhất là vào ngày 1/2. Tuy nhiên, nếu mục đích của cảnh báo tăng thuế là nhằm thúc đẩy lợi ích của Mỹ trong quan hệ thương mại song phương, thì ít nhất là cho đến nay, dường như nó đã có tác dụng ngược lại.
Khi năm 2024 kết thúc, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ ghi nhận tăng. Theo các dữ liệu chính thức, mức tăng là 4%, trong khoảng thời gian từ tháng 11/2023 đến tháng 11/2024.
Nguồn cơn khiến Tổng thống Trump cảnh báo tăng thuế với hàng hóa Trung Quốc?
Vào ngày 21/1, Tổng thống Trump lập luận rằng Trung Quốc đứng sau việc cung cấp fentanyl cho các nước láng giềng của Mỹ. Ông chủ Nhà Trắng thứ 47 cho rằng đó chính là nguyên nhân gây ra cuộc khủng hoảng nghiệ.n ngập chế.t người ở Mỹ. Một ngày trước đó, Tổng thống Trump nói rằng ông đang cân nhắc áp thuế 25% đối với Mexico và Canada kèm cáo buộc các quốc gia này đang tạo điều kiện cho lượng lớn người nhập cư và fentanyl vào Mỹ.
Bên cạnh đó, Tổng thống Trump cũng cáo buộc Trung Quốc có hành vi thương mại không công bằng. Trung Quốc, quốc gia xuất khẩu lớn nhất thế giới, có lợi thế cán cân thương mại lớn đối với Mỹ. Trong 11 tháng đầu năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ đạt khoảng 401 tỷ USD, trong khi nhập khẩu hàng hóa từ Mỹ chỉ ở mức khoảng 131 tỷ USD.
Mỹ và Trung Quốc nằm trong nhóm những nền kinh tế lớn nhất thế giới. Theo dữ liệu của Ngân hàng Thế giới (WB), tổng sản phẩm quốc nội (GDP) của Mỹ tính đến năm 2023 là 27,36 nghìn tỷ USD, còn Trung Quốc ở mức 17,79 nghìn tỷ USD.
Video đang HOT
Tác động từ cảnh báo thuế của ông Trump
Tổng thống Mỹ Donald Trump phát biểu tại Nhà Trắng ngày 21/1. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Khi nguy cơ tăng thuế đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc ngày càng lớn, các công ty Mỹ nhanh chóng đẩy mạnh mua hàng hóa Trung Quốc để dự trữ.
Vào tháng 11/2024, kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc sang Mỹ đạt 47,3 tỷ USD, tăng so với mức 43,8 tỷ USD của cùng kỳ năm 2023. Con số này tương đương mức tăng 8%.
Ở chiều ngược lại, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa Mỹ của Trung Quốc đã giảm 11,2%, từ 14 tỷ USD tháng 11/2023 xuống còn 12,4 tỷ USD vào tháng 11/2024. Từ những dữ liệu thức tế do Đài Quan sát Độ phức tạp Kinh tế (OEC) cung cấp này, có thể thấy, trong bối cảnh Tổng thống Trump mạnh mẽ cảnh báo áp đặt tăng thuế với hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc, thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc lại gia tăng.
Mặc dù dữ liệu của chính phủ Mỹ có phần khác với OEC, nhưng chúng đều phản ánh cùng một xu hướng. Từ tháng 7 đến tháng 11/2024, kim ngạch nhập khẩu của Mỹ từ Trung Quốc đạt khoảng 203 tỷ USD, tăng 6,8% so với mức 190 tỷ USD trong cùng kỳ 5 tháng của năm 2023.
Tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc cũng bùng nổ. Tháng 12/2024, tổng kim ngạch xuất khẩu của Trung Quốc đạt mức cao kỷ lục, tăng 10,7% so với cùng kỳ năm trước, vượt qua ước tính của các nhà phân tích.
Tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2024 của Trung Quốc cán mốc 3,58 nghìn tỷ USD, tăng 5,9% so với năm 2023. Thặng dư thương mại của Trung Quốc tăng vọt lên mức kỷ lục 992 tỷ USD vào năm 2024, tăng 21% so với năm trước.
Ông Carlos Lopes tại viện nghiên cứu Chatham House nhận định: “Mặc dù dòng chảy này tạm thời thúc đẩy thặng dư thương mại của Trung Quốc, nhưng mối quan hệ thương mại rộng lớn hơn chịu tác động bởi các chính sách của Mỹ”. Theo ông, các biện pháp tăng thuế đơn phương từ Mỹ có thể thúc đẩy Trung Quốc đa dạng hóa các đối tác và giảm phụ thuộc vào thị trường Mỹ.
Người Mỹ tranh thủ mua hàng nhập khẩu trước khi ông Trump nhậm chức
Khi ngày nhậm chức của Tổng thống đắc cử Donald Trump đang đến gần và sau hàng loạt cảnh báo của ông tăng thuế với hàng hóa từ một số quốc gia, người tiêu dùng Mỹ đã tranh thủ mua thiết bị điện tử, vật liệu xây dựng và xe điện nhập khẩu.
Quang cảnh cảng hàng hóa Long Beach, California, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Tờ Guardian (Anh) cho biết, qua khảo sát, máy tính bảng và đồ gia dụng Trung Quốc, xe lai điện sản xuất tại Canada, rượu vang châu Âu... là những mặt hàng được người tiêu dùng Mỹ săn tìm.
Kể từ khi chiến thắng bầu cử Mỹ, ông Trump cam kết áp dụng ngay mức thuế 25% đối với hàng nhập khẩu của Mexico và Canada, cùng với việc tăng thêm 10% mức thuế hiện hành đối với hàng nhập khẩu của Trung Quốc. Trong chiến dịch tranh cử, ông Trump cũng đề cập đến việc có thể áp dụng mức thuế từ 10% đến 20% đối với tất cả hàng nhập khẩu.
Các nhà kinh tế đều đồng tình rằng giá cả sẽ tăng theo thuế quan. Mặc dù chính sách này nhằm khuyến khích các công ty Mỹ sản xuất hàng hóa nội địa, nhưng chuỗi cung ứng toàn cầu đã trở nên quá phức tạp và liên kết chồng chéo đến mức đối với nhiều công ty, điều đơn giản nhất là chuyển cho người tiêu dùng gánh mức chi phí thuế, đồng nghĩa với việc tăng giá sản phẩm. Lãnh đạo nhiều doanh nghiệp, từ Walmart đến Columbia Sportswear và AutoZone nói rằng họ sẽ làm như vậy.
Trong cuộc thăm dò của Harris/Guardian vào tháng 11/2024, 44% người được hỏi cho biết họ đã lên kế hoạch mua hàng nhập khẩu trước khi ông Trump nhậm chức, trong khi gần 2/3 (62%) cho biết họ đang điều chỉnh kế hoạch tài chính của mình cho năm tới.
The Guardian đặt câu hỏi với độc giả rằng họ có mua hoặc đang có kế hoạch mua hàng để chuẩn bị cho mức thuế mới của ông Trump hay không? Nhiều độc giả cho biết họ đã mua đồ điện tử để chuẩn bị cho mức thuế mới đối với hàng hóa Trung Quốc. Theo Hiệp hội Công nghệ Người tiêu dùng, mức thuế 60% đối với hàng nhập khẩu từ Trung Quốc có thể đẩy giá máy tính xách tay và máy tính bảng lên 46% và giá điện thoại thông minh lên 26%. Mặc dù nhiều người cho biết họ muốn hoãn việc mua những mặt hàng lớn, nhưng nhiều người cảm thấy áp lực của mức thuế quan sắp tới.
Ông Bob McMahon ở West Chester, Pennsylvania cho biết: "Vợ tôi và tôi đang có kế hoạch mua iPad mới của Apple. Chúng tôi đã cân nhắc mua trong một thời gian, nhưng giờ đây cảm thấy cấp bách vì các mức thuế của ông Trump có thể sẽ làm tăng giá".
Người tiêu dùng mua sắm tại siêu thị ở California, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Thiết bị gia dụng, chẳng hạn như máy giặt, máy sấy và thiết bị nhà bếp, cũng được quan tâm. Liên đoàn Bán lẻ Quốc gia Mỹ ước tính người tiêu dùng sẽ phải trả thêm 6,4 - 10,9 tỷ USD cho các thiết bị có thể chịu mức thuế mới.
Bà Liza Gilbert ở La Crosse, Wisconsin chia sẻ: "Chúng tôi đang mua máy giặt và máy sấy mới... những thứ chúng tôi đã phải hoãn mua vì hóa đơn y tế. Sẽ còn khó khăn hơn nữa để mua chúng vào tháng 1".
Trong khi đó, những người đang có kế hoạch cải tạo nhà đã tranh thủ mua vật liệu xây dựng, bởi mức thuế mới dự kiến áp dụng cho Canada có thể ảnh hưởng đến vật liệu như gỗ nhập khẩu để làm tủ.
Một số độc giả Guardian tiết lộ gần đây họ đã mua xe lai điện vì dự đoán ông Trump sẽ chấm dứt mức hỗ trợ thuế cho xe điện dưới thời Tổng thống Joe Biden.
Đại học Yale ước tính giá tiêu dùng có thể tăng từ 1,4% đến 5,1% nếu ông Trump hiện thực hóa kế hoạch thuế quan của mình, tương đương với mức tăng thêm từ 1.900 đến 7.600 USD cho mỗi hộ gia đình. Đây sẽ là mức tăng gây áp lực với người tiêu dùng Mỹ, nhiều trong số họ vẫn đang vật lộn với lạm phát trong những năm sau đại dịch COVID-19. Lạm phát đạt đỉnh ở mức 9,1% vào tháng 6/2022 và kể từ đó đã giảm xuống dưới 3%.
Về phần mình, Tổng thống đắc cử Trump tiếp tục khẳng định rằng ông sẽ áp dụng mức thuế như cam kết, ngay khi nhậm chức. Trong cuộc phỏng vấn ngày 9/12/2024 với Meet the Press, ông Trump cho biết thuế quan "không gây tốn kém cho người Mỹ" mà mang lại tiề.n cho đất nước.
Lần đầu tiên trong hơn 30 năm Hàn Quốc thâm hụt thương mại với Trung Quốc Theo dữ liệu sơ bộ được Chính phủ Hàn Quốc công bố ngày 1/1, trong năm qua, cán cân thương mại của nước này với Trung Quốc thâm hụt 18 tỷ USD. Cảng hàng hóa Busan, Hàn Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN Đây là lần đầu tiên trong 31 năm qua Hàn Quốc ghi nhận thâm hụt thương mại với Trung Quốc. Trong năm 2023,...