Lý do tên lửa đạn đạo Bulava Nga phát nổ khi phóng từ tàu ngầm
Việc quả tên lửa đạn đạo Bulava của Nga tự hủy và phát nổ khi phóng từ tàu ngầm hôm 28/9 có thể là do sai sót trong quá trình sản xuất chứ không phải lỗi thiết kế.
Tên lửa Bulava trong một lần phóng thử từ tàu ngầm. Ảnh: Russian military forums
Tàu ngầm hạt nhân Nga Yuri Dolgoruky tối 28/9 đã bắn thử hai quả tên lửa đạn đạo liên lục địa Bulava (ICBM) từ độ sâu 50 m ở biển Bạch Hải vào một mục tiêu ở bãi thử Kura, Kamchatka, theo RBTH.
Do đây chỉ là đợt bắn thử nghiệm nên hai tên lửa chỉ trang bị các đầu đạn điện tử thay vì đầu đạn hạt nhân để truyền các thông tin hành trình bay về trung tâm kiểm soát.
Tuy nhiên, một trong hai quả tên lửa đã không bay đến mục tiêu và đã “tự phát nổ” ngay trong giai đoạn đầu tiên của hành trình rồi rơi xuống biển, theo thông báo của hải quân Nga.
Theo chuyên gia quân sự Nikolai Litovkin, đây không phải lần đầu tiên tên lửa đạn đạo Bulava gặp sự cố bởi nó đã thất bại 8 trong 26 lần phóng thử nghiệm trước đây. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng còn quá sớm để khẳng định dự án thất bại nếu chỉ dựa trên các con số thống kê không thuyết phục này, bởi công nghệ tác chiến không thể ngay lập tức có được độ tin cậy. Các loại vũ khí hiện đại vẫn thường phát sinh nhiều vấn đề trong quá trình thử nghiệm.
Chẳng hạn như R-36M2 Voevoda, tên lửa ICBM nặng và uy lực nhất của Nga, cũng đã phát nổ trên không và rơi trong 30 lần bắn thử, nhưng sau đó đã được khắc phục và trở thành tên lửa đáng tin cậy.
“Thất bại trong quá trình thử nghiệm tên lửa Bulava bắt nguồn từ công đoạn chế tạo. Có thể các nhà phát triển, những người chưa từng chế tạo ICBM cho các tàu ngầm hạt nhân, trong một số giai đoạn nhất định chỉ dựa trên các mô hình máy tính thay vì thử nghiệm trên biển. Chính phủ Nga có thể cũng đã cố gắng cắt giảm chi phí và thời gian bằng cách hợp nhất tên lửa mặt đất với tên lửa dùng trên biển”, một nguồn tin từ ngành công nghiệp quốc phòng Nga tiết lộ với RBTH.
Các chuyên gia quân sự Nga cho rằng còn quá sớm để biết được nguyên nhân thất bại của đợt phóng thử này. “Thất bại lần phóng thử này đòi hỏi tiến hành điều tra rất nghiêm túc bởi nó có thể làm giảm khả năng sẵn sàng chiến đấu của các lực lượng hạt nhân Nga, thậm chí dẫn tới thảm họa công nghệ nhân tạo”, Vladimir Yevseyev, phó giám đốc Viện nghiên cứu Cộng đồng các Quốc gia Độc lập (CIS), nói.
Theo chuyên gia quốc phòng Dave Majumdar, tên lửa Bulava, được kỳ vọng trở thành trụ cột trên biển của bộ ba răn đe hạt nhân Nga, đã liên tiếp gặp trục trặc trước khi đạt khả năng vận hành ngày 15/10/2015, sau khi các vấn đề kiểm soát chất lượng trong quá trình sản xuất được khắc phục.
Tuy nhiên, kể từ đó đến nay, tên lửa Bulava đã thất bại ít nhất ba trong 4 lần phóng thử.
Majumdar cho rằng vấn đề với tên lửa Bulava không phải do lỗi thiết kế mà ở công đoạn sản xuất. Ngành công nghiệp tên lửa Nga đơn giản là không thể sản xuất được các tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm có chất lượng đảm bảo.
Video đang HOT
Thất bại của lần thử tên lửa Bulava này đồng nghĩa với việc các tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borei của Nga hiện không thể đảm bảo năng lực răn đe hạt nhân hiệu quả, và hải quân Nga vẫn phải dựa vào hạm đội tàu ngầm lớp Delta IV cũ hơn trong biên chế, trang bị tên lửa đạn đạo R-29RMU Sineva và R-29RMU2.1 Layner có tầm bắn và trọng tải lớn hơn tên lửa Bulava.
“Khả năng răn đe hạt nhân của Nga vẫn được đảm bảo nhờ tàu ngầm Delta IV. Bề ngoài, Bulava không phải là một tên lửa SLBM quá ấn tượng và các thông số kỹ thuật của vũ khí này không bằng các tên lửa đời cũ của Liên Xô và Mỹ như Sineva và Trident II D5″, Mike Kofman, chuyên gia về các vấn đề quân sự Nga tại Trung tâm Phân tích Hải quân Mỹ, cho biết.
Tàu ngầm hạt nhân chiến lược Alexander Nevsky lớp Borei của Nga. Ảnh: Russian military forums
Tuy nhiên, tầm bắn và trọng tải của tên lửa Bulava giúp nó tăng cường khả năng vượt qua các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo, đặc biệt là các hệ thống phòng thủ không gian Brilliant Pebbles trong Sáng kiến Phòng thủ Chiến lược dưới thời cựu tổng thống Ronald Reagan, theo chuyên gia phân tích quân sự Vladimir Dvorkin từ Trung tâm Carnegie Moscow.
Bulava và các tên lửa mặt đất Topol -M và Yars bay theo quỹ đạo phẳng hơn và có cơ chế phòng thủ đối phó laser và các vũ khí chống tên lửa đạn đạo khác (ABM), dù phải hy sinh một số tính năng khác để đổi lấy khả năng sống sót ưu việt hơn trước hệ thống phòng thủ tên lửa được nâng cấp của Mỹ.
Hải quân Nga hiện có 955 tàu ngầm hạt nhân lớp Borei được chế tạo để mang tên lửa Bulava ICBM, mỗi tàu có thể mang theo 16 quả, tầm bắn khoảng 8.000 km. Tên lửa Bulava có thể mang theo 6-10 đầu đạt hạt nhân hành trình siêu thanh dẫn đường độc lập có sức công phá 100-150 kiloton có thể thay đổi quỹ bay dựa trên độ cao và giai đoạn hành trình.
Hải quân Nga sẽ vận hành 8 tàu ngầm chiến lược lớp Borei và Borei -A, phiên bản nâng cấp có thể mang 20 tên lửa Bulava vào năm 2020.
Duy Sơn
Theo VNE
Công bố clip quay nội thất tàu ngầm hạt nhân lớp Borei
Lần đầu tiên Hải quân Nga cho phép phóng viên Đài truyền hình quân đội Nga quay phim chi tiết nội thất và khoang tên lửa của tàu ngầm Alexander Nevsky.
Nga khoe vũ khí
Đoạn video này vừa được Đài truyền hình quân đội Nga phát sóng ngày 24/2 cho thấy sự ngạc nhiên của các phóng viên khi lần đầu được tiếp cận với khoang phóng tên lửa đạn đạo Bulava - loại tên lửa phóng từ tàu ngầm nguy hiểm hàng đầu thế giới hiện nay.
Ngoài ra, các phóng viên còn được giới thiệu về cuộc sống bên trong và kỹ năng thoát hiểm khi có tình huống bất ngờ xảy ra.
Tàu ngầm hạt nhân Alexander Nevsky (lớp tàu Borei) hiện thuộc Hạm đội Thái Bình Dương, ở Kamchatka, Viễn Đông Nga. Đây là chiếc tàu ngầm hạt nhân đầu tiên bổ sung cho Hạm đội này trong gần 20 năm qua. Dự kiến sẽ có 4 tàu ngầm lớp Borei tham gia Hạm đội này.
Bộ Quốc phòng Nga có kế hoạch đưa vào trang bị ít nhất 8 tàu ngầm hạt nhân chiến lược lớp Borei và đây sẽ là xương sống của lực lượng hạt nhân chiến lược của Nga trong tương lai.
Borei là tàu ngầm hạt nhân chiến lược hiện đại nhất của Hải quân Nga hiện nay được phát triển thay thế tàu ngầm hạt nhân Akula. Một tàu ngầm hạt nhân lớp Borei có chiều dài 170 m, rộng 13,5m, lượng giãn nước khi lặn lên tới 24.000 tấn.
Tàu ngầm được trang bị lò phản ứng hạt nhân OK-650B, dùng kiểu đẩy pump-jet cho tốc độ di chuyển tối đa là 29 hải lý/h và có thể lặn sâu tới 450m cùng thủy thủ đoàn 107 người.
Tàu ngầm hạt nhân Borei được tích hợp các công nghệ hàng hải tiên tiến nhất của Nga hiện nay. Hệ thống động cơ đẩy bằng năng lượng hạt nhân Borei có độ ồn khi hoạt động rất thấp giúp nó có thể di chuyển dưới mặt nước mà không bị hệ thống định vị thủy âm của đối phương pháp hiện.
Một tàu ngầm hạt nhân lớp Borei có thể mang theo tối đa 16 tên lửa đạn đạo liên lục địa Bulava. Tên lửa hạt nhân liên lục địa Bulava được phát triển từ cuối những năm 1990, là loại tên lửa 3 tầng, chiều dài 12,1 m, đường kính 2 m, dùng nhiên liệu rắn, thiết kế dùng cho tàu ngầm lớp Borei.
Tầm bắn của tên lửa Bulava đạt 8.000 - 10.000 km. Trọng lượng xuất phát của tên lửa là 36,8 tấn, sau khi cắt bỏ các tầng chỉ còn nặng 1,8 tấn. Tên lửa đạn đạo này có khả năng mang 10 đầu đạn hạt nhân, mỗi đầu đạn có sức công phá 150 kiloton.
Bulava được trang bị hệ thống có thể vượt qua hệ thống tên lửa phòng thủ của đối phương. Trong đó có cả những đầu đạn giả để đánh lừa đối phương.
Tàu ngầm hạt nhân Alexander Nevsky.
Căn cứ tàu ngầm trấn giữ Thái Bình Dương
Hiện nay, Hải quân Nga sắp hoàn thành căn cứ tàu ngầm mới tại bán đảo Kamchatka - nơi tàu ngầm Alexander Nevsky đang neo đậu và đây sẽ là căn cứ tàu ngầm đáng sợ nhất của Nga.
Theo mạng USNI, căn cứ tàu ngầm hạt nhân Rybachiy, nằm trên vịnh Avaca, là nơi đồn trú của hạm đội tàu ngầm Thái Bình Dương của Nga và sẽ là nơi Nga đưa các tàu ngầm lớp Borei đến trong thời gian tới.
Theo Tư lệnh Hải quân Nga, Đô đốc Viktor Chirkov, quá trình xây dựng căn cứ mới, bao gồm cả việc sửa lại các cơ sở, nhà kho và hệ thống đưa tên lửa lên tàu ngầm, đang diễn ra theo đúng tiến độ. Dự kiến, căn cứ hải quân mới nêu trên sẽ được khánh thành vào quý I năm 2016.
Ban đầu, quá trình xây dựng và bảo trì căn cứ cho tàu ngầm lớp Borei dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2014. Tuy nhiên, những vấn đề phát sinh đã lùi ngày hoàn thành căn cứ mới tới quý IV năm 2015.
Đến thời điểm hiện tại khi căn cứ tàu ngầm này sắp hoàn thành, Nga vẫn chưa hề tiết lộ nhiều về căn cứ tàu ngầm này ngoài việc nơi đây sẽ là nơi đồn trú của các tàu ngầm lớp Borei.
Tuy nhiên, do tầm quan trọng của căn cứ này và vị trí chiến lược của bán đảo Kamchatka khiến cho Nga triển khai nhiều vũ khí tối tân và thực hiện nhiều cuộc tập trận tại đây.
Hãng TASS hồi tháng 7/2015 dẫn lời Roman Martov, người đứng đầu bộ phận báo chí của Hạm đội Thái Bình Dương của Nga, cho biết, hơn 20 tổ hợp hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf sẽ được triển khai trên bán đảo Kamchatka ngay trong năm 2015.
"Việc bố trí S-400 ở Kamchatka sẽ cho phép thực hiện một cách hiệu quả hơn nhiệm vụ bao quát bảo vệ các chủ thể của Hạm đội Thái Bình Dương, trong đó có căn cứ tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân ở Vilyuchinsk trước những thách thức mới", ông Roman Martov nhấn mạnh.
Trước khi triển khai hệ thống S-400, Bộ Quốc phòng Nga còn liên tiếp biên chế vũ khí mới nhằm tăng cường sức chiến đấu cho bán đảo này. Mới đây nhất Bộ Quốc phòng Nga đã quyết định tăng cường trang bị cho lực lượng Không quân tại đây bằng 12 tiêm kích thế hệ 4 Su-35S, thông tin trên được hãng thông tấn Nga Ria Novosti cho biết.
Được biết đây "là một phần trong chương trình tái vũ trang nhà nước tới năm 2020 và kế hoạch quốc phòng nhà nước trong năm 2013. Tính đến cuối năm 2014, bán đảo Kamchatka đã nhận được hơn 30 máy bay chiến đấu đa năng thế hệ thứ tư (các biến thể sửa đối khác nhau)", Ria Novosti dẫn nguồn tin quân sự Nga cho biết.
Ngoài ra, theo Trung tá Alexander Gordeev thuộc Không quân Nga cho biết: "Hơn 40 máy bay trực thăng chiến đấu thế hệ mới Mi-8AMTSh và Ka-52 được chuyển giao cho các căn cứ tại Kamchatka từ cuối năm 2013 hoàn thành vào đầu 2014".
Clip lần đầu tiên Nga công khai bên trong tàu ngầm Alexander Nevsky:
Theo Tuấn Vũ
Đất Việt
Xem MiG-31 Nga tập đánh chặn mục tiêu trên tầng bình lưu Theo Văn phòng báo chí của hạm đội Thái Bình Dương, máy bay đánh chặn MiG-31 vừa được sử dụng trong một bài tập không chiến ở tầng bình lưu tại bán đảo Kamchatka, vùng Viễn Đông. "Các phi công của MiG-31 đã tập luyện khả năng đánh chặn trên tầng bình lưu, trong khi tổ lái thứ 2 đóng vai trò làm...