Lý do tàu ngầm được ưu tiên phát triển tại châu Á
Đầu tháng 1/2014, tàu chở hàng cỡ lớn Rolldock đã cập cảng Cam Ranh của Việt Nam và mang theo một chiếc tàu ngầm. Chiếc tàu ngầm mang tên Hà Nội, với ký hiệu HQ- 182, là loại tàu ngầm lớp Kilo cải tiến do Nga chế tạo nằm trong số hợp đồng 6 chiếc được ký kết giữa Hà Nội và Moskva năm 2009.
Với lượng giãn nước 4.000 tấn, tàu ngầm chạy bằng động cơ diesel của Hải quân Việt Nam có 6 ống phóng tên lửa chống tàu siêu âm dẫn đường Klub. Nó được Hải quân Mỹ mệnh danh là “lỗ đen” giữa lòng đại dương. Tàu ngầm này có thể hoạt động lặng lẽ ngoài khơi Việt Nam, sẵn sàng đánh chặn và đánh chìm bất kỳ kẻ tấn công nào và 6 chiếc tàu ngầm loại này sẽ là lực lượng chủ lực của hải quân Việt Nam khi nó được bàn giao đầy đủ.
Tàu ngầm Hà Nội của Việt Nam.
Tuy nhiên, Việt Nam không phải là quốc gia duy nhất ở khu vực đang mua sắm loại vũ khí này. Malaysia đã sở hữu hai chiếc. Thái Lan cũng mới thành lập đơn vị chỉ huy tàu ngầm và giờ chỉ cần trang bị những chiếc tàu ngầm trên thực tế. Hàn Quốc đã tăng gấp đôi hạm đội tàu ngầm, trong khi Nhật Bản đang tăng thêm một 1/3 số tàu ngầm của mình.
Khắp châu Á, ngân sách quốc phòng đã tăng lên nhanh chóng. Chi tiêu quốc phòng tại khu vực trong năm 2013 cao hơn 11,6% so với năm 2010. Những mức tăng lớn nhất trong năm qua tập trung ở khu vực Đông Á với Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc chiếm hơn 1/2. Trung Quốc hiện có mức chi tiêu quốc phòng nhiều gấp 3 lần so với Ấn Độ, và còn hơn các nước láng giềng như Nhật Bản, Hàn Quốc… cộng lại. Để duy trì hòa bình và giành chiến thắng trong một cuộc chiến tranh tiềm năng, hải quân các nước trong khu vực đang “đặt cược” vào lực lượng tàu ngầm.
Tàu ngầm Nadaeyung của Hàn Quốc.
Video đang HOT
Khi kinh tế phát triển, các quốc gia châu Á đầu tư xây dựng lực lượng tàu ngầm là một vấn đề hợp quy luật bởi vì nhiều nước trong khu vực phụ thuộc lớn và thông thương hàng hải để xuất, nhập khẩu tài nguyên thiên nhiên và hàng hóa. Nhật Bản phải nhập khẩu 96% năng lượng tiêu thụ trong khi Hàn Quốc nhập khẩu 96% thực phẩm. Đối với nhiều quốc gia trong khu vực, mất quyền kiểm soát trên biển là một thảm họa.
Trung Quốc cũng không ngoại lệ. Về mặt truyền thống, Trung Quốc là một cường quốc trên đất liền. Khi nền kinh tế phát triển, lợi ích của nước này mở rộng trên phạm vi toàn cầu. Hiện Bắc Kinh đang phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu dầu mỏ ở Trung Đông, các nguyên vật liệu thô từ châu Phi và Australia trong khi cả thế giới là thị trường tiêu thụ hàng hóa của Trung Quốc. Những mặt hàng này chủ yếu được lưu thông bằng đường biển.
Tàu ngầm lớp Nguyên của Trung Quốc.
Kết quả là, lực lượng hải quân của Bắc Kinh đang được đầu tư phát triển với tốc độ chóng mặt. Trung Quốc cũng đã đưa tàu sân bay đầu tiên của mình, Liêu Ninh vào hoạt động từ năm 2011, đang tự chế tạo một tàu sân bay khác cùng các tàu khu trục, đổ bộ khác. Dưới biển, hạm đội tàu ngầm của Trung Quốc đã được tăng cường và mở rộng với các lớp tàu chạy bằng năng lượng hạt nhân và động cơ diesel với một số tự sản xuất và một số khác mua từ Nga. Đồng thời, Bắc Kinh đã sử dụng sức mạnh chính trị và quân sự mới của mình để theo đuổi yêu sách lãnh thổ. Điều này khiến Bắc Kinh ở trong tình thế đối đầu với một số nước ASEAN trên biển Đông cũng như với Nhật Bản ở biển Hoa Đông.
Những quốc gia trên đã buộc phải tự tìm cách kìm chế tham vọng lãnh thổ của Bắc Kinh và biết rằng không thể giành chiến thắng nếu đối đầu trực tiếp. Cách thức hiệu quả nhất ở đây, là tàu ngầm. Những “sát thủ dưới lòng đại dương” này có thể bí mật ẩn nấp và ngụy trang khiến đối phương khó phát hiện, dó đó, chúng có thể tiêu diệt những tàu chiến có kích thước lớn hơn gấp nhiểu lần.
Tàu ngầm Kuroshio của Nhật Bản.
Đây là những điều mà Nhật Bản đã tính đến khi tăng cường lực lượng tàu ngầm của mình từ 16 lên 22 chiếc. Hạm đội tàu ngầm của Nhật Bản được đánh giá là tốt nhất ở châu Á và với đặc điểm địa lý của mình Tokyo có thể dễ dàng ngăn chặn lực lượng hải quân Trung Quốc tiếp cận theo cách truyền thống.
Liệu các tàu ngầm mới này khiến cho nguy cơ về một cuộc chiến tranh ở khu vực châu Á tăng lên, hay giảm đi? Và hành động khiêu khích của Bắc Kinh hiện nay liệu có khiến ngày càng nhiều các tàu ngầm của các nước trong khu vực hiện diện dọc theo bờ biển của Trung Quốc? Ngay cả khi cho rằng đây là thế kỷ của chiến tranh tàu ngầm thì các câu hỏi trên vẫn rất khó có câu trả lời. Tác chiến tàu ngầm sẽ rất hiệu quả cho đến khi một trong các bên tham chiến vận dụng tốt nghệ thuật chiến tranh chống ngầm. Trung Quốc hiện không có kinh nghiệm nhiều trong lĩnh vực tác chiến chống ngầm, nên sẽ là một lợi thế lớn đối với các đối thủ của nó.
Nếu việc phát triển các hạm đội tàu ngầm ở châu Á chứng minh được rằng đây là biện pháp răn đe đáng tin cậy, nó có thể duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực trong một thời gian dài.
Theo CT
Baotintuc.vn/N.S.I
Hải quân Nga nhận thêm tàu ngầm hạt nhân
Tàu ngầm đạn đạo hạt nhân thứ hai thuộc lớp Borey sẽ gia nhập Hải quân Nga vào ngày 23/12, tăng cường sức mạnh cho hạm đội tàu ngầm chiến lược của nước này.
Tàu ngầm đạn đạo hạt nhân Alexander Nevsky của Nga. Ảnh: Sevmash
"Lễ gia nhập hạm đội cũng như lễ thượng cờ của tàu ngầm tên lửa đạn đạo chạy bằng năng lượng hạt nhân Alexander Nevsky sẽ được tổ chức vào ngày 23/12", một quan chức địa phương nói với RIA Novosti.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu dự kiến sẽ tới tham dự buổi lễ tại nhà máy đóng tàu Sevmash ở thành phố Severodvinsk, miền bắc nước Nga.
Trước đó, bộ Quốc phòng Nga từng nói rằng việc bàn giao tàu ngầm cho hải quân sẽ phải lùi đến năm 2014 vì cuộc thử nghiệm trên biển hồi tháng 9 thất bại, hệ thống tên lửa gặp sự cố.
Tàu Alexander Nevsky thuộc thuộc đề án 955, lớp Borey, có chiều dài gần bằng hai sân bóng. Tàu có trọng tải 14.488 tấn khi nổi, 23.621 tấn khi lặn, được trang bị 6 ống ngư lôi 533 mm, 16 tên lửa RSM-56 Bulava, mỗi tên lửa mang theo 10 đầu đạn hạt nhân độc lập.
Nga dự kiến sản xuất 8 chiếc tàu ngầm lớp này trước năm 2017, trong đó 7 chiếc sẽ được hoàn thành trước năm 2015 và phục vụ trong hải quân Nga. Tàu ngầm đầu tiên thuộc lớp Borey, Yury Dolgoruky, bắt đầu hoạt động hồi tháng 1. Chiếc tàu thứ ba, Vladimir Monomakh, được dự kiến sẽ bắt đầu thử nghiệm cấp nhà nước trong tháng này.
Tàu ngầm tên lửa đạn đạo là một trong ba trụ cột hạt nhân chiến lược của Nga, cùng với tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) trên đất liền và các máy bay ném bom của lực lượng không quân.
Borey là lớp tàu ngầm đạn đạo đầu tiên của Nga kể từ thời hậu Xô viết và là xương sống của hạm đội tàu ngầm chiến lược, thay thế các tàu Typhoon, Delta-3 và Delta-4 đã lỗi thời.
Theo VNE
Thiếu tiền, tàu ngầm hạt nhân Mỹ hóa sắt vụn Hải quân Mỹ vừa quyết định tháo dỡ tàu ngầm hạt nhân Miami vì không đủ tiền sửa chữa những hư hỏng do bị cháy. Hải quân Mỹ vừa quyết định sẽ không sửa chữa tàu ngầm chạy bằng năng lượng hạt nhân USS Miami sau khi kết luận rằng chi phí sửa chữa những thiệt hại trong vụ cháy do một nhân...