Lý do tạm đình chỉ điều tra nữ giám đốc chiếm đoạt gần 300 tỷ đồng ở TPHCM
Bà Trần Thị Mỹ Hiền lừ.a đả.o chiếm đoạt 285 tỷ đồng, nhưng đang được điều trị tâm thần nên Công an TPHCM quyết định tạm đình chỉ điều tra, sau khi chữa bệnh xong sẽ xử lý sau.
Ngày 2/1, TAND TPHCM mở phiên tòa xét xử bị cáo Phạm Thị Tuyết Nhung (Giám đốc Công ty Angel Lina, Đất Vàng Hoàng Gia) cùng 8 đồng phạm về tội Lừ.a đả.o chiếm đoạt tài sản.
Bị cáo Phạm Thị Tuyết Nhung (Ảnh: Xuân Duy).
Ngày 23/12/2024, TAND TPHCM mở phiên tòa, nhưng nhiều người liên quan, bị hại vắng mặt nên phải tạm hoãn.
Tại tòa hôm nay, có 191/592 bị hại có mặt, gần 200 người liên quan vắng mặt. HĐXX cho rằng quá trình điều tra, bị hại, người liên quan đã có lờ.i kha.i đầy đủ, việc vắng mặt không ảnh hưởng tới quá trình xét xử nên phiên tòa diễn ra.
Lập 18 dự án “ma”, lừ.a đả.o hàng trăm người
Theo hồ sơ vụ án, Trần Thị Mỹ Hiền, Giám đốc Công ty Đất Vàng Hoàng Gia và Công ty Hoàng Kim Land, cùng với Nhung đã tìm mua những thửa đất có diện tích lớn với mục đích chiếm đoạt tài sản của người khác. Các thửa đất này có mục đích sử dụng khác nhau, như đất ở, đất trồng cây, đất trồng lúa, đất ao hồ…
Sau khi thỏa thuận, Nhung ký các hợp đồng đặt cọc và thanh toán một phần tiề.n cho chủ đất để làm tin, sau đó bị cáo viện nhiều lý do để kéo dài thời hạn thanh toán, không hoàn tất việc nhận chuyển nhượng và sang tên quyền sử dụng đất.
Dù chưa hoàn tất việc nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất và không làm thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất thành đất ở, Hiền và Nhung vẫn cho người thiết kế, lập bản vẽ, phân chia khu đất thành nhiều nền dưới dạng thổ cư với đầy đủ cơ sở hạ tầng, điện, nước và đặt tên dự án.
Video đang HOT
Các bị cáo sau đó đã tìm kiếm và thông qua các tổ chức bất động sản để quảng cáo, chào bán các lô đất trên. Hiền, Nhung và các đồng phạm đã ký hợp đồng đặt cọc, hợp đồng mua bán với tư cách đại diện Angel Lina, Đất Vàng Hoàng Gia, Hoàng Kim Land, để thu tiề.n và chiếm đoạt tiề.n của khách hàng.
Các bị cáo tại tòa (Ảnh: Xuân Duy).
Hiền, Nhung và các đồng phạm đã lập 18 dự án không có thật tại nhiều quận, huyện ở TPHCM và thỏa thuận chuyển nhượng liên quan đến 4 căn nhà, trong đó bán trùng 3 căn nhà cho khách, qua đó phân thành các nền đất không có thật để ký hợp đồng, thỏa thuận chuyển nhượng các nền đất trái pháp luật với 592 cá nhân, hiện chiếm đoạt hơn 834,5 tỷ đồng.
Trong đó, bà Phạm Thị Tuyết Nhung được xác định là chủ mưu, chỉ đạo xuyên suốt toàn bộ hoạt động của Công ty Angel Lina và Công ty Đất Vàng Hoàng Gia (hợp tác với bà Hiền), chỉ đạo cấp dưới lập các dự án không có thật, phân lô trái pháp luật, bán nền không có thật, từ đó chiếm đoạt tổng số tiề.n 539,9 tỷ đồng.
Còn bà Trần Thị Mỹ Hiền được xác định là chủ mưu, chỉ đạo xuyên suốt đối với toàn bộ hoạt động của Công ty Đất Vàng Hoàng Gia, Công ty Hoàng Kim Land, cùng đồng phạm chiếm đoạt tổng số tiề.n hơn 285 tỷ đồng.
Bị tâm thần vẫn lừ.a đả.o hàng trăm tỷ đồng
Trong vụ án này, Trần Thị Mỹ Hiền bị cáo buộc là người tổ chức, chủ mưu và tham gia trực tiếp, xuyên suốt việc thực hiện hành vi phạm tội, cũng như liên quan tới hành vi phạm tội của các bị can khác nhằm mục đích chiếm đoạt tài sản của khách hàng.
Quá trình điều tra, người giám hộ cho bà Hiền đã “trưng ra” quyết định của TAND quận 1 (TPHCM) về việc tuyên bố bà này bị mất năng lực hành vi dân sự từ ngày 11/7/2016.
Các bị hại có mặt tại tòa (Ảnh: Xuân Duy).
Nhằm làm rõ vấn đề, nhà chức trách đã 3 lần tiến hành giám định tâm thần đối với bà Hiền. Theo kết luận giám định mới nhất, trước, trong và sau khi gây án, bà Hiền mắc bệnh rối loạn phân liệt cảm xúc loại hỗn hợp.
Trước và trong khi thực hiện hành vi phạm tội, bệnh ở giai đoạn thuyên giảm, bà Hiền bị hạn chế khả năng nhận thức và điều khiển hành vi. Tại thời điểm giám định ngày 8/1/2021, bệnh ở giai đoạn cấp tính, bà Hiền mất khả năng nhận thức và điều khiển hành vi.
Ngày 10/3/2021, VKSND TPHCM quyết định áp dụng biện pháp chữa bệnh bắt buộc đối với bà Hiền. Ngày 18/9/2021, Viện pháp y tâm thần Trung ương Biên Hòa xác định bà Hiền bị rối loạn phân liệt cảm xúc loại hỗn hợp, một bệnh tâm thần mãn tính có tiến triển liên tục theo từng giai đoạn. Vì vậy, bà Hiền phải tiếp tục điều trị bắt buộc thêm một thời gian, khi nào bệnh nhân ổn định sẽ có văn bản thông báo cho Viện KSND TPHCM và Công an TPHCM.
Do bà Hiền đang điều trị bệnh nên Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an TPHCM quyết định tạm đình chỉ điều tra bị can, khi điều trị xong sẽ phục hồi điều tra, xử lý theo quy định.
Vi phạm của nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp trong vụ án ở Bộ Công Thương
Theo kết luận điều tra bổ sung, nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu cùng nhiều cá nhân khác đã có vi phạm nhưng là hành chính, nên không bị xử lý hình sự.
Trong quá trình điều tra bổ sung vụ án liên quan cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hoàng Quốc Vượng, với sai phạm tại dự án Nhà máy điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an đã làm rõ trách nhiệm của các cá nhân liên quan đến việc thẩm định, tham gia ý kiến đối với dự thảo Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg của Bộ Tư pháp.
Theo kết luận điều tra bổ sung, các cá nhân có liên quan gồm: Nguyên Thứ trưởng Bộ Tư pháp Phan Chí Hiếu, Vụ trưởng Vụ Pháp luật dân sự - kinh tế Nguyễn Thanh Tú, Phó vụ trưởng Lê Đại Hải...
Ngoài ra, có nhiều cá nhân khác tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng liên quan đến việc thẩm định, tham gia ý kiến của Bộ Tư pháp đối với dự thảo Quyết định số 13.
Khi thẩm định, Bộ Tư pháp và Hội đồng thẩm định không biết Bộ Công Thương điều chỉnh diện đối tượng mở rộng hơn so với Nghị quyết số 115/NQ-CP. Nguyên nhân được chỉ ra là theo báo cáo của Bộ Công Thương, tại thời điểm thẩm định, địa bàn tỉnh Ninh Thuận chỉ có 1.927MW điện mặt trời được phê duyệt trong quy hoạch, nằm trong phạm vi 2.000MW mà Chính phủ chấp thuận cho triển khai.
Dự án Nhà máy điện mặt trời Trung Nam - Thuận Nam (Ảnh: Trung Nam).
Tuy nhiên, Cơ quan An ninh điều tra cũng kết luận Bộ Tư pháp có vi phạm trong trình tự, thủ tục khi tổ chức họp Hội đồng thẩm định khi chưa đủ số thành viên tối thiểu 2/3 như quy định tại Nghị định số 34/2016/NĐ-CP.
Theo kết luận điều tra bổ sung, hành vi của các cá nhân liên quan tại Bộ Tư pháp, Hội đồng thẩm định nêu trên là vi phạm trong thực hiện quy trình, thủ tục. Kết quả điều tra không có tài liệu, chứng cứ thể hiện các cá nhân này nhận tiề.n, lợi ích vật chất khác để tạo lợi ích không chính đáng cho các doanh nghiệp.
Do đó, Bộ Công an cho rằng đây là vi phạm hành chính, không xử lý hình sự.
Tại Bộ Công Thương, ông Đỗ Đức Quân, nguyên Phó cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo, và 2 cá nhân khác trực tiếp xây dựng dự thảo Quyết định số 13.
Quá trình thực hiện nhiệm vụ, 3 cá nhân trên đã tham mưu đề xuất xây dựng nội dung Quyết định số 13 đúng theo quy định. Khi ông Hoàng Quốc Vượng chỉ đạo điều chỉnh mở rộng diện đối tượng được hưởng ưu đãi giá, ông Quân đã nhận ra nội dung này không phù hợp với Nghị quyết 115 và 2 lần báo cáo lại.
Tuy nhiên, ông Vượng vẫn giữ nguyên chỉ đạo. Do đó, 3 cá nhân này thực hiện theo mà không báo cáo lại Bộ trưởng Bộ Công Thương.
Bên cạnh đó, Bộ Công an xác định do áp lực về tiến độ, nên khi tích hợp Nghị quyết số 115 và dự thảo Quyết định số 13, 3 người trên đã không thông qua tất cả các thành viên Tổ soạn thảo, chỉ lấy ý kiến Bộ Tư pháp, Bộ Tài chính, EVN, không đề xuất lấy ý kiến lại đối với các bộ, ngành khác và cộng đồng doanh nghiệp.
Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an kết luận các vi phạm nêu trên của ông Quân và 2 người còn lại là vi phạm trong thực hiện quy trình, thủ tục.
Kết quả điều tra không có tài liệu, chứng cứ thể hiện các cá nhân này nhận tiề.n, lợi ích vật chất khác để tạo lợi ích không chính đáng cho các doanh nghiệp.
Do đó, Bộ Công an cho rằng đây là vi phạm hành chính, không xử lý hình sự.
Cô gái thuê biệt thự 20 triệu đồng/tháng ở Đà Lạt để đón con nghiệ.n về lưu trú Cô gái 27 tuổ.i thuê biệt thự ở TP Đà Lạt (tỉnh Lâm Đồng), rồi lắp đặt camera tại nhiều vị trí theo dõi và đối phó với công an để sử dụng m.a tú.y. Hôm nay (ngày 2/1), Công an TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng làm việc với 8 người để phân loại, điều tra làm rõ về hành vi Tổ...