Lý do Singapore vượt qua làn sóng lây nhiễm COVID-19 mới nhất
Lần đầu tiên Singapore vượt qua làn sóng lây nhiễm COVID-19 mà không phải áp dụng bất kỳ biện pháp quản lý an toàn phòng dịch cao độ nào, cho thấy khả năng phục hồi chắc chắn của nước này.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Singapore. Ảnh tư liệu: THX/TTXVN
Các chuyên gia y tế của Singapore đánh giá làn sóng dịch COVID-19 hiện nay ở nước này có thể đạt đỉnh vào cuối tuần này hoặc thậm chí trong một hai ngày tới, khi tỷ lệ lây nhiễm theo tuần trong 7 ngày qua tại đây tiếp tục tăng cao hơn so với tuần trước đó.
Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, có 3 điểm khác biệt chính trong cách thức đối phó với làn sóng dịch bệnh lần này của Chính phủ Singapore so với các làn sóng trước đó.
Video đang HOT
Thứ nhất, gần 80% dân số Singapore đã được tiêm ít nhất 3 mũi vaccine phòng COVID-19.
Thứ hai, các bệnh viện và cơ sở cộng đồng đã được chuẩn bị tốt để đối phó với bất kỳ sự đột biến nào, với các cơ sở được tăng cường các trang thiết bị để giảm bớt áp lực cho các bệnh viện.
Thứ ba, hầu hết mọi người dân đảo quốc này được trang bị đầy đủ kiến thức về cách xử lý khi bị nhiễm bệnh, như tự chẩn đoán bằng xét nghiệm nhanh kháng nguyên (ART), tự cách ly tại nhà và không vội vã đến bệnh viện điều trị khi có kết quả dương tính.
Theo đánh giá của Giáo sư Teo Yik Ying, Hiệu trưởng Trường Y tế Công cộng Saw Swee Hock thuộc Đại học Quốc gia Singapore, tất cả những điều này có nghĩa là Singapore bước vào làn sóng lây nhiễm COVID-19 mới với mức độ chuẩn bị kỹ lưỡng mà nước này không có trước đây.
Trước đó, để đối phó với làn sóng mới, Singapore đã thiết lập 50 điểm tiêm chủng trên khắp cả nước với 25 đội tiêm cơ động luân chuyển giữa các địa điểm để hỗ trợ tiêm phòng cho người cao tuổi. Bên cạnh đó, nước này cũng hạn chế số người đến thăm tại các bệnh viện và nhà dưỡng lão nhằm bảo vệ cho những người dễ tổn thương; phát miễn phí các bộ xét nghiệm ART cho các hộ gia đình… Tuy nhiên, đây là lần đầu tiên Singapore có thể vượt qua làn sóng COVID-19 mà không phải áp dụng bất kỳ biện pháp quản lý an toàn phòng dịch cao độ nào.
Giáo sư Dale Fisher, chuyên gia tư vấn cao cấp các bệnh truyền nhiễm tại Bệnh viện Đại học Quốc gia Singapore, đánh giá việc vượt qua đợt bùng phát như vậy mà không phải siết chặt các biện pháp giãn cách xã hội cho thấy khả năng phục hồi chắc chắn của nước này.
Truyền thông Mỹ cảnh báo về làn sóng lây nhiễm mới của dịch COVID-19 ở nước này
Tạp chí New York ngày 22/5 cảnh báo một làn sóng lớn của dịch bệnh COVID-19 đang diễn ra tại Mỹ do sự lây lan của các dòng phụ dễ lây nhiễm hơn của biến thể Omicron.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại một điểm tiêm chủng ở New York, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Dữ liệu do Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) công bố chỉ ra rằng ít nhất 86% người Mỹ đang sống trong các cộng đồng có tỷ lệ lây nhiễm COVID-19 cao, so với mức 72% của tuần trước và 57% của tuần trước đó.
Có ít nhất 95% người Mỹ hiện sống trong các khu vực có tỷ lệ lây truyền đáng kể và chỉ có 1% người dân nước này sống trong các cộng đồng có tỷ lệ lây truyền ở mức thấp.
Theo tờ báo trên, đây là lần thứ 5 một biến thể của SARS-CoV-2 làm bùng phát làn sóng mới của dịch COVID-19 tại Mỹ.
Làn sóng lây nhiễm mới hiện nay có số lượng các ca nhiễm còn lớn hơn số lượng các ca bệnh chính thức được thông báo. Hầu hết các trường hợp nhiễm mới được phát hiện khi người dân tự làm xét nghiệm tại nhà và không báo cáo lên cơ quan chức năng, hoặc không cho triệu chứng mắc bệnh nào.
Bùng phát ca nhiễm biến thể Omicron ở Anh, Đan Mạch là lời cảnh báo cho châu Âu Diễn biến tại Anh và Hy Lạp cho thấy mức độ lây nhiễm của Omicron, đi cùng đó là xu hướng gia tăng các trường hợp nhập viện. Đây được coi là lời cảnh báo với phần còn lại của châu Âu - tờ Financila Times ngày 14/12 bình luận. Thủ tướng Đan Mạch Mette Frederiksen (trái) tới thị sát một trung tâm...