Lý do ra đời ngày bảo vệ tổ quốc ở nước Nga
Kế thừa truyền thống của Hồng quân và quân đội Liên Xô, quân đội Nga hiện nay luôn sẵn sàng bảo vệ nền độc lập, toàn vẹn lãnh thổ của nước Nga.
Trong tiến trình chuẩn bị và tiến hành cuộc Cách mạng Tháng Mười, những người Bolshevik đã thành lập các đội công nhân vũ trang trung kiên, làm nhiệm vụ bảo vệ các nhà lãnh đạo Đảng Bolshevik và thực hiện vai trò xung kích trong khởi nghĩa vũ trang. Đó chính là các đội Cận vệ Đỏ, hạt nhân và tiền thân của Hồng quân Công Nông (RKKA) và quân đội Liên Xô sau này.
Sau ngày cách mạng thành công, 14 nước đế quốc câu kết với các thế lực phản động trong nước hòng xóa bỏ nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới. Tình hình đó đặt ra yêu cầu cần kíp đối với Đảng Bolshevik và Nhà nước Xô-viết phải chuẩn bị mọi mặt để bảo vệ thành quả cách mạng.
Vladimir Ilich Lenin chỉ rõ: “Không cầm vũ khí bảo vệ nước cộng hòa XHCN thì chúng ta không thể tồn tại được. Giai cấp thống trị không bao giờ nhường chính quyền cho giai cấp bị trị. Nhưng giai cấp bị trị phải chứng minh trên thực tế rằng họ không những có khả năng lật đổ bọn bóc lột, mà còn có khả năng tự tổ chức, huy động hết thảy để tự bảo vệ lấy mình”.
Ở nước Nga hiện nay, ngày 23/2 được gọi là Ngày Bảo vệ Tổ quốc. Ảnh: Wikipedia
Ngày 16/1/1918, Ủy ban Hành pháp toàn Nga (VSIK) thông qua nghị quyết về xây dựng Hồng quân, nêu rõ: “Nhằm bảo đảm toàn vẹn chính quyền của quần chúng lao động và loại trừ khả năng phục hồi chính quyền của giai cấp bóc lột, nay ra Sắc lệnh vũ trang cho nhân dân lao động, thành lập Hồng quân Xã hội chủ nghĩa của công nông…”.
Trên cơ sở Nghị quyết này, ngày 28/1/1918, V. I. Lenin ký sắc lệnh về tổ chức Hồng quân Công Nông và ngày 11/2 ký sắc luật thành lập Hạm đội Đỏ.
Đúng vào thời gian này, lợi dụng tình trạng còn non yếu và bị cô lập của nước Nga Xô-viết, nước Đức đưa ra yêu sách có tính xâm lược và nô dịch: đòi nước Nga phải chuyển giao cho Đức một lãnh thổ rộng tới 150.000km2. Không được đáp ứng, liên quân Đức – Áo mở cuộc tấn công trên tất cả các mặt trận nhằm hướng thủ đô Petrograd.
Nước Cộng hòa Xô-viết lâm nguy!
Video đang HOT
Ngày 21/2, V. I. Lenin kí ban hành sắc lệnh tổng động viên, đồng thời kêu gọi nhân dân đứng lên bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa lâm nguy. Bắt đầu thành lập các đơn vị Hồng quân chính quy. Những trận kịch chiến đã diễn ra.
Ngày 23/2/1918, các đơn vị Hồng quân non trẻ tiến hành những trận đánh ác liệt, chặn đứng các binh đoàn quân Đức hùng mạnh ở ngay cửa ngõ thủ đô Petrograd, buộc Chính phủ Đức phải đồng ý nối lại cuộc đàm phán với Nga và ký hòa ước Brest Litovsk vào 3/3/1918. Ngày 23/2 trở thành ngày truyền thống của quân đội Liên Xô trước đây và quân đội Nga ngày nay.
Trong những năm nội chiến, V. I. Lenin trực tiếp chủ trì gần 100 cuộc họp của Hội đồng Quốc phòng để thảo luận và quyết nghị những vấn đề chiến lược bảo vệ Tổ quốc. Người đã gửi gần 600 thư và điện cho các đơn vị quân đội để chỉ đạo các tình huống chiến dịch, chiến lược.
Lenin đặc biệt coi trọng việc xây dưng quân đội lam lực lượng nong côt bao vê Tô quôc và chế độ XHCN. Người khẳng định: “Muốn bảo vệ chính quyền của công nông… chúng ta phải có Hồng quân mạnh mẽ… Có Hồng quân mạnh, chúng ta sẽ vô địch”.
Trải qua 3 năm chiến đấu cực kỳ gian khổ và khốc liệt, dưới sự lãnh đạo của Đảng Bolshevik do V. I. Lenin đứng đầu, sự ủng hộ của nhân dân, Hồng quân đã bảo vệ thắng lợi Nhà nước XHCN đầu tiên trên thế giới. Chính quyền Xô-viết được giữ vững, nền độc lập tự chủ của đất nước được khẳng định. Sức mạnh hơn hẳn về chính trị và tinh thần của Hồng quân đã đóng vai trò quyết định làm nên chiến thắng.
Ở nước Nga hiện nay, ngày 23/2 được gọi là Ngày Bảo vệ Tổ quốc. Ảnh: Wikipedia
Phát huy truyền thống của đoàn quân cách mạng, trong các năm 1941 – 1945, trải qua 1.418 ngày khốc liệt của cuộc chiến tranh vệ quốc, Hồng quân Liên Xô lại đánh bại kẻ thù xâm lược và giải phóng nhân dân các nước châu Âu, châu Á khỏi ách nô dịch của chủ nghĩa phát xít.
Chiến thắng trong nội chiến cũng như trong chiến tranh vệ quốc tỏ rõ tính ưu việt của CNXH, thể hiện chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng, lòng dũng cảm của người dân và Hồng quân Liên Xô đoàn kết xung quanh Đảng Cộng sản.
Hơn bảy triệu cán bộ, chiến sỹ Hồng quân được tặng thưởng huân huy chương các loại, trong đó hơn 11.600 người được phong tặng danh hiệu Anh hùng Liên Xô. Hai cuộc chiến tranh đã sản sinh hàng loạt các thống soái, tướng lĩnh xuất sắc như Stalin, Frunze, Tukhachevsky, Voroshilov, Budyony, Zhukov, Vasilyevsky, Rokossovsky, Konev…; ra đời học thuyết quân sự, nghệ thuật quân sự Xô-viết.
Kế thừa truyền thống của Hồng quân và quân đội Liên Xô, quân đội Nga hiện nay đã trở thành một quân đội chính quy hiện đại được trang bị tốt, luôn sẵn sàng bảo vệ nền độc lập, toàn vẹn lãnh thổ của nước Nga cũng như góp phần bảo vệ an ninh trong khu vực và thế giới.
Ở nước Nga hiện nay, ngày 23/2 được gọi là Ngày Bảo vệ Tổ quốc, với ý nghĩa vinh quang đời đời và tưởng nhớ công ơn các chiến sĩ đã quên mình bảo vệ Tổ quốc.
Nguyên Phong
Theo Vietnamnet
Con đường của một "dân anh chị" trở thành anh hùng Liên Xô
Câu chuyện kể về cuộc đời lên bổng xuống trầm có một không hai của nhận vật xã hội đen cộm cán khi đất nước có chiến tranh.
Từ tên tội phạm ...
Nikolai Filippovich Kulba sinh ra tại Siberia và từ khi còn nhỏ đã tham gia buôn bán bất chính, trộm cắp và cướp giật. Năm 18 tuổi, Nikolai bị kết án 1 năm tù vì tàng trữ vũ khí bất hợp pháp. Mãn hạn tù, người này trở thành thủ lĩnh một băng đảng, nhúng tay vào các cuộc tấn công vũ trang, trấn lột và cướp bóc các của hiệu, quầy hàng bán lẻ.
22 tuổi, Nikolai đã bị xét xử và nhận án 10 năm "chăn rệp". Trong tù, chàng trai trẻ nhưng ngổ ngáo, táo tợn đó nhanh chóng giành được sự nể trọng và nhận được danh hiệu "kẻ trộm trong pháp luật" (" ") - thuật ngữ chỉ những tay giang hồ cộm cán. Nhưng "sự nghiệp" tội phạm của Nikolaibị ngăn chặn bởi cuộc Chiến tranh Vệ quốc Vĩ đại.
... đến chiến sĩ Hồng quân dũng cảm
Hồng quân Liên Xô vượt sông Dnieper; Nguồn: russian7.ru
Mặc dù có địa vị cao trong xã hội đen, kẻ bị kết án đã tình nguyện tham gia Hồng quân. Nikolai Filippovich may mắn không bị đưa về đơn vị cải tạo, mà được phân về Sư đoàn Bộ binh cận vệ số 48 (Mặt trận Ukraine 2). Trong quân đội, Nikolai đã học bắn súng và trở thành một tay bắn tỉa thiện xạ của trung đoàn 146. Chỉ trong thời gian từ ngày 4/4 đến 24/4/1943, Nikolai đã bắn hạ 29 tên lính và sĩ quan Đức; từ ngày 23/6 đến 1/7/1943, đã tiêu diệt 5 lính Đức, trở thành tay súng bắn tỉa giỏi nhất Sư đoàn.
Trong các trận đánh giành Kharkov, Nikolai Kulba đã chỉ huy đơn vị một cách xuất sắc. Trong trận đánh chiếm nhà ga đường sắt Rogan, đại đội trưởng bị thương, Kulba đã thay anh chỉ huy đại đội, đánh bật quân Đức khỏi nhà ga.
Khi vượt sông Dnieper, Trung sĩ Kulba đã chỉ huy một đại đội và bằng những hành động dũng cảm, táo bạo của mình, truyền cảm hứng cho toàn tiểu đoàn. Khi viên tiểu đoàn trưởng và trợ lý bị thương, Kulba tự tin chỉ huy tiểu đoàn tấn công. Khôn khéo nghi binh, Kulba cùng các chiến sĩ vận động, đánh thọc sườn, hạ gục nhóm xạ thủ súng máy Đức, làm chủ điểm cao chiến lược quan trọng.
Ngày 27/10/1943, trong trận đánh chiếm trang trại Zhovtnevyi, Kulba nhận được lệnh tiêu diệt tổ súng máy của địch. Cầm lựu đạn, Kulba bò về phía ổ súng máy và bất chấp bị thương nặng, Kulba tiếp cận vị trí của kẻ thù, ném lựu đạn vào quân Đức, đảm bảo nhịp độ tấn công của bộ binh với ít tổn thất nhất và chiếm giữ làng Zhovtnevo.
Sau trận đánh, Kulba phải nhập viện, và ngày 20/12/1943, theo sắc lệnh của Đoàn Chủ tịch Xô viêt Tối cao Liên Xô, Trung sĩ Nikolai Kulba đã được tặng thưởng danh hiệu Anh hùng Liên Xô với Huân chương Lenin và Huân chương Sao vàng.
Tuy nhiên, giải thưởng cao quý đã không đến được tay người anh hùng. Nikolai Kulba xuất viện và cộng thêm sự sai lệch, nhầm lẫn hồ sơ, bởi thực tế là Nikolai Filippovich Kulba đã được ghi trong các hồ sơ quân nhân với tên đệm là Fedorovich. Có thể vì lỗi này, khi đăng ký tình nguyện nhập ngũ, cựu phạm nhân đã không bị điều về đơn vị cải tạo, mà được phân về sư đoàn bộ binh thông thường.
Thời hậu chiến
Trường hợp Kulba không phải là duy nhất. Trong bối cảnh chiến sự đang diễn ra, các giải thưởng thường không đến ngay được với các binh sĩ và sĩ quan. Sau chiến thắng, việc tìm kiếm tích cực đã được tiến hành để trao thưởng cho các quân nhân chiến đấu xuất sắc. Nikolai Kulba được tìm thấy vào năm 1958. Hóa ra, sau khi rời quân ngũ, anh ta trở lại với nghề cũ. Từ năm 1947, người anh hùng chiến tranh thụ án trong một trại vì tội cướp và cưỡng hiếp.
Trong nhà tù diễn ra cuộc chiến giữa những tên trộm cướp hành xử theo các chuẩn mực của mình và những tên trộm ngã về phe giám thị. Bất chấp nguy hiểm và hy vọng những công trạng của mình trong quá khứ sẽ rút ngắn thời gian thi hành án, Kulba và đã thú nhận và tiết lộ về giải thưởng cao quý của mình. Ngày 1/7/1959, theo quyết định của Đoàn Chủ tịch Xô viêt Tối cao Liên Xô, kẻ trộm tái phạm Nikolai Filippovich Kulba đã bị tước danh hiệu Anh hùng Liên Xô và tất cả các giải thưởng.
Theo Lê Ngọc/VOV
Biệt đội chó chống tăng của Liên Xô trong Thế chiến thứ hai Những chú chó thông minh, gan dạ, quả cảm ấy được gọi là "tử thần của xe tăng", "chó cảm tử quân", "mìn sống", "mìn bốn chân"... Chung quy, tên gọi chính thức của chúng trong biên chế quân đội Xô viết là "chó chống tăng". Hẳn ít ai biết rằng thời Chiến tranh Vệ quốc vĩ đại, Hồng quân Liên Xô từng...