Lý do Putin không làm căng với Israel, trả thù cho Il-20 bị bắn
Nhà lãnh đạo Nga đang cố gắng duy trì mối quan hệ tốt đẹp với Israel, bởi những lợi ích chiến lược khiến Tổng thống Nga không thể gây thêm căng thẳng vì vụ trinh sát cơ Il-20 bị bắn rơi ở Syria.
Tổng thống Nga Putin và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu
Không giống như vụ máy bay Nga bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi vào tháng 11.2015, thổi bùng lên căng thẳng giữa Moscow và Ankara một thời gian, các nhà lãnh đạo Nga và Israel đã tìm cách xoa dịu sự việc trinh sát cơ Nga Il-20 bị bắn hạ trong một cuộc không kích của Israel vào Syria tối 17.9.
Phía Israel thì khăng khăng đổ lỗi cho phòng không Syria và nhấn mạnh rằng, F-16 đã trở lại không phận Israelrồi trinh sát cơ Nga mới bị bắn hạ đồng thời họ đã cảnh báo trước với Nga về cuộc không kích vào các mục tiêu ở Syria.Trước đó, Nga đã cáo buộc tiêm kích F-16 của Israel cố tình dùng chiến thuật “núp bóng” để gài bẫy trinh sát cơ Nga khi không kích mục tiêu ở Syria, khiến chiếc Il-20 rơi vào tầm ngắm của tên lửa phòng không S-200 Syria và bị bắn hạ.
Tuy nhiên, Bộ Quốc phòng Nga nói rằng, Israel chỉ thông báo về vụ không kích 1 phút trước khi khai hỏa.
Theo BBC, người Nga rõ ràng đã tức giận. Họ đã mất một chiếc máy bay và phi hành đoàn 15 người. Khi Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu tuyên bố với người đồng cấp Israel Avigdor Lieberman rằng, Israel “phải chịu trách nhiệm hoàn toàn” cho vụ việc và rằng Nga có quyền trả đũa, nhiều người đã quan ngại căng thẳng giữa 2 nước sẽ bùng lên.
Tuy nhiên, Tổng thống Putin đã nhanh chóng lên tiếng xóa tan quan ngại trên với tuyên bố rằng, vụ việc là “một chuỗi các tình huống bi thảm, ngẫu nhiên” – động thái phản ánh việc nhà lãnh đạo Nga không muốn biến vụ việc thành một tình huống căng thẳng với Israel.
Theo bình luận viên Tom Rogan của Washington Examiner, về mặt chiến thuật, ông Putin hiểu rất rõ rằng Israel không phải là bên duy nhất có lỗi trong vụ Il-20 bị bắn rơi và vụ việc cho thấy Nga còn rất nhiều việc phải làm để củng cố năng lực phòng không cho đồng minh Syria.
Theo các chuyên gia phân tích, rõ ràng khả năng nhận diện kẻ thù và đồng minh của các chỉ huy tên lửa Syria còn nhiều hạn chế, dẫn đến quyết định sai lầm. Đáng lẽ khi nhận thấy đốm sáng chỉ thị mục tiêu trên màn hình radar lớn bất thường, chỉ huy khẩu đội phải nhận ra đây không phải là tiêm kích F-16, vốn có tiết diện radar nhỏ hơn nhiều. Tuy nhiên, quả tên lửa S-200 vẫn rời bệ phóng và lao thẳng vào chiếc Il-20 Nga.
Video đang HOT
Vì mối quan hệ tối đẹp, Moscow lâu nay cũng không can thiệp vào các hoạt động quân sự của Tev Avil ở Syria dù các máy bay Israel nhiều lần không kích các mục tiêu của các lực lượng Syria mà Nga đang dốc sức hậu thuẫn.Hơn nữa Israel và Nga vốn duy trì mối quan hệ chặt chẽ đáng kể và nhà lãnh đạo của hai nước cũng có mối thân tình đặc biệt. Hồi tháng 5, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã tới Moscow đã tới dự lễ duyệt binh Ngày Chiến thắng của Nga trong khi các lãnh đạo phương Tây đều khước từ lời mời từ Điện Kremlin.
Tổng thống Nga cũng biết rõ rằng Israel có mục tiêu chiến lược là ngăn chặn Iran củng cố lực lượng và hiện diện quân sự lâu dài trên lãnh thổ Syria. Để chống lại mối đe dọa từ Iran, Israel không còn cách nào khác ngoài việc thu thập thông tin tình báo và tiến hành các cuộc không kích trên lãnh thổ Syria.
Nga vốn đã chấp nhận các lợi ích chiến lược của Israel ở Trung Đông và theo đó, giới phân tích nhận định, ông Putinsẽ không đánh đổi mối quan hệ mang tính chiến lược này để gây căng thẳng với Tel Aviv sau sự cố. Moscow rõ ràng không muốn mạo hiểm xen vào giữa “cuộc chiến ngầm” tranh giành ảnh hưởng đang diễn ra giữa Israel và Iran.
“Nga sẽ không cản trở hoạt động của Israel ngằm ngăn chặn sự bành trướng của Iran ở Syria, bởi họ biết rằng đây là yếu tố mang tính sống còn với Tel Aviv”, Jonathan Spyer, chuyên gia tại Viện Nghiên cứu Chiến lược Jerusalem, nói. “Moscow đang tìm cách làm bạn với tất cả, với Assad, Israel, Thổ Nhĩ Kỳ và cả người Kurd, dù điều này có thể gây rắc rối với họ”.
Ngoài ra, việc Tel Aviv nhanh chóng giải thích bằng sự nhún nhường, bày tỏ sự hối tiếc khi 15 sĩ quan Nga thiệt mạng ngay sau khi Il-20 bị bắn rơi dường như cũng là một phần lý do khiến Putin dịu giọng, không muốn làm căng với Israel.
Theo Danviet
Il-20 bị bắn: Israel cứng họng trước phòng không Nga
Israel không chối cãi khi mọi tiểu xảo của chiếc F-16 khiến máy bay Il-20 bị bắn nhầm đã không qua khỏi sự giám sát của radar phòng không Nga.
Ngay khi vụ việc phòng không Syria bắn nhầm chiếc máy bay trinh sát điện tử tối tân của Nga là Il-20, Bộ Quốc phòng Nga đã lên tiếng chỉ trích chính tiêm kích F-16 Israel là nguyên nhân gián tiếp khiến máy bay Nga bị bắn hạ. Nga đã miêu tả rất kĩ và nhanh chóng hành vi của F-16.
Hệ thống radar và phòng không Nga tại Syria.
"Máy bay trinh sát Il-20 gặp nạn trên Địa Trung Hải do trúng hỏa lực phòng không của quân đội Syria khiến 15 người thiệt mạng, nhưng Israel là nguyên nhân chính trong thảm kịch này", Bộ Quóc phòng Nga nêu rõ.
Vào tối 17/9, phi đội gồm 4 tiêm kích F-16 Israel đã tiến vào Syria từ phía Địa Trung Hải để tấn công các mục tiêu ở Latakia.
Biên đội chiến đấu cơ Israel bay ở độ cao thấp và "tạo ra tình huống nguy hiểm cho các máy bay, tàu thuyền khác trong khu vực".
Cùng lúc phi đội chiến đấu cơ Israel tiến vào thì cũng là lúc chiếc Il-20 và khu trục hạm Auvergne của Pháp đều xuất hiện.
"Phi công Israel đã lợi dụng trinh sát cơ Nga như một bình phong để giấu mình và khiến Il-20 thành mục tiêu của lực lượng phòng không Syria. Hậu quả là chiếc Il-20, vốn có tiết diện radar lớn hơn nhiều so với F-16, đã bị bắn rơi bởi một quả tên lửa S-200", Nga chỉ thẳng Israel nguyên nhân.
Điều đặc biệt trong tuyên bố chỉ trích Israel của Nga là chúng được đưa ra ngay lập tức khi chiếc Il-20 bị bắn hạ mà không cần phải chờ đợi kết quả điều tra.
Theo nhận định của một số chuyên gia, thực tế này cho thấy, mọi hành động của chiến đấu cơ không chỉ Israel khi bén mảng đến gần Syria đều bị đặt dưới tầm giám sát của hệ thống radar phòng không và trinh sát tối tân của Nga.
Đặc biệt, nhận định này được đưa ra sau khi những bức ảnh mới được truyền thông Nga công bố gần đây cho thấy các radar của Nga triển khai ở Syria nắm rất rõ hoạt động của mọi máy bay chiến đấu của Không quân Israel cũng như của Mỹ hay bất cứ quốc gia nào hoạt động trên khu vực.
Các tham số mục tiêu hiển thị đầy đủ trước mắt các trắc thủ radar Nga. Trong đó các đường bay màu xanh lá cây là của máy bay dân sự, màu đỏ là của Không quân Syria và không quân Nga còn màu vàng là các mục tiêu bay của Mỹ, Israel và các quốc gia bị coi là thù địch.
Căn cứ vào những thông tin được Nga công khai, Moscow đã triển khai ít nhất 3-4 tổ hợp tên lửa phòng không tầm xa S-400 ở Syria, trong đó chỉ riêng tại căn cứ không quân Hmeymim là không dưới 2 tổ hợp, và điều này được chứng minh bởi một video mới được thực hiện bởi Kênh Truyền hình Ngôi sao của Bộ Quốc phòng Nga.
Theo đó, có thể thấy rõ ít nhất 2 radar cảnh giới nhìn vòng mọi độ cao 96L6 của 2 tổ hợp tên lửa S-400 khác nhau triển khai tại đây.
Bên cạnh đó, một video khác của kênh truyền hình RT (Nga) cho thấy radar cảnh giới nhìn vòng 91N6 cũng theo chân S-400 sang Syria.
Như vậy là S-400 tham chiến ở Syria với đầy đủ các thành phần mạnh nhất của mình từ radar chiếu xạ 92N2, radar cảnh giới nhìn vòng mọi độ cao 96L6, radar cảnh giới nhìn vòng tầm siêu xa 91N6 cho tới các xe bệ phóng tên lửa S-400 cùng những cận vệ là các tổ hợp pháo- tên lửa phòng không Pantsir-S1.
Trong đó các radar 96L6 và 91N6 đều có tầm trinh sát tối đa rất lớn, lần lượt là tới 300km (hoặc hơn) và tới 600km. Với vị trí nằm ở Hmeymim, một tổ hợp radar 91N6 có khả năng bao quát toàn bộ không phận Syria và vươn sâu xuống phía Nam, theo dõi gần như toàn bộ không phận Israel.
Theo các chuyên gia phòng không, ngoài khả năng vạch mặt những mục tiêu thông thường thì cả radar 96L6 lẫn 91N6 đều có khả năng bắt các mục tiêu tàng hình, trong đó 91N6 có thể phát hiện các máy bay thế hệ 5 từ cự ly khoảng 150km và tên lửa đường đạn (bay ở tốc độ 4.800km/h và có diện tích phản xạ radar hiệu dụng 0,4m2) từ cự ly 230km.
Do vậy, các vụ tập kích đường không (bằng máy bay hay tên lửa hành trình) của Israel hay Mỹ và liên quân vào Syria nhiều khả năng là phòng không Nga biết rất rõ, nhưng vì mục đích nào đó, tên lửa S-400 của Nga đã không khai hỏa để tránh gây leo thang căng thẳng.
Và đây cũng chính là lời giải thích hợp lý nhất cho tuyên bố của Nga về những cách thức F-16 Israel núp bóng khiến máy bay Il-20 bị bắn nhầm tối 17/9 - kết luận được Nga đưa ra mà không cần thời gian điều tra.
Hòa Bình
Theo baodatviet
Israel bị tố làm máy bay Nga bị bắn rơi, Nga tuyên bố "thừa quyền đáp trả" Theo RT, Nga đã chính thức gửi công điện chỉ trích Israel về cuộc tấn công của không quân nước này tại Syria dẫn đến việc một phi cơ Il-20 của Nga bị bắn rơi ngoài bờ biển Syria Một tuyên bố chính thức của quân đội Nga nói rằng Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu đã trao đổi với người đồng...