Lý do phụ tùng chính hãng đắt hơn bên ngoài
Chi phí mặt bằng, thương hiệu, nhân công, giá đầu vào, chất lượng sản phẩm là những yếu tố khiến giá phụ tùng chính hãng thường cao hơn bên ngoài.
Trên thị trường, giá thay thế phụ tùng, linh kiện chính hãng luôn cao hơn các cửa hàng bên ngoài, khoảng 10-50%. Tuy vậy, vẫn có một số phụ tùng đặc thù của dòng xe khi thay thế ở xưởng chính hãng sẽ rẻ hơn ở ngoài.
Có nhiều yếu tố khiến giá thay đồ trong hãng đắt hơn, dưới đây là một số nguyên nhân do các chủ garage, trong đó nhiều người từng làm cả ở trong hãng và bên ngoài, chia sẻ.
Chi phí mặt bằng
Đa số các xưởng sửa chữa chính hãng đều nằm trong đại lý, vốn có vị trí đắc địa, mặt bằng lớn kéo theo giá thuê cao hơn các cơ sở nhỏ. Tuy nhiên, lợi điểm đó là khách hàng sẽ dễ di chuyển đến điểm sửa chữa. Chủ một garage cho biết hiện tại anh mở xưởng tại Mỹ Đình (Hà Nội), diện thích khoảng 500 m2, chi phí thuê khoảng 40-50 triệu/tháng.
Trong khi đó, một đại lý chính hãng nếu thuê mặt bằng tại Mỹ Đình, vị trí đắc địa có thể lên tới 300-500 triệu/tháng, trong đó nhà xưởng chịu khoảng 160 triệu/ tháng, showroom chịu số còn lại. Chi phí mặt bằng khiến giá phụ tùng tăng khoảng 1-2%.
Hình ảnh xe sữa chữa tại một đại lý chính hãng của Hyundai. Ảnh: Đại lý Hyundai
Thông thường phụ tùng thay thế chính hãng đều có thời gian bảo hành lâu hơn cơ sở ngoài từ 3-6 tháng. Bảo hành thời gian dài đồng nghĩa rủi ro tăng, bởi vậy chi phí cũng tăng. Mức tăng lên trong tổng chi phí phụ tùng là khoảng 3-5%. Điều này cũng khiến khách hàng yên tâm hơn trong quá trình sử dụng.
Video đang HOT
Trong khi đó, các xưởng sửa chữa không chính hãng xây dựng thương hiệu chủ yếu qua lòng tin của khách hàng nên thời gian bảo hành không lâu như cơ sở chính hãng.
Chi phí nhân công
Thông thường, chi phí lương cho các cố vấn dịch vụ hay kỹ thuật viên trong hãng sẽ cao hơn bên ngoài 5-15% cũng làm chi phí tổng thể cao hơn.
Ngoài ra, đội ngũ kỹ thuật chính hãng được đào tạo chuyên nghiệp và tuân thủ tốt các điều kiện về làm việc và thay sửa do hãng đặt ra. Tuy nhiên về trình độ tay nghề giữa chính hãng và tư nhân sẽ khó có thước đo để đánh giá, vì đa số cơ sở sữa chữa đều do các cố vấn hay kỹ thuật viên lành nghề từ hãng tách ra xây dựng.
Nếu như lương bình quân của kỹ thuật viên lành nghề trong hãng khoảng 8-15 triệu đồng/tháng, tại các xưởng ngoài chỉ vào khoảng 7-12 triệu đồng/tháng.
Giá phụ tùng, linh kiện ban đầu
Đa số các đại lý ôtô tại Việt Nam đều là ủy quyền chính hãng, vì thế vật tư tại đây cũng đều phải nhập lại qua hãng hoặc bên thứ ba do hãng chỉ định, khiến chi phí đội lên do qua nhiều cầu hơn. Chi phí này thường bị lệnh giữa chính hãng và bên ngoài khoảng 10-20% .
Trái lại, các cơ sở ngoài có thể nhập trực tiếp từ nhà cung cấp với giá tốt hơn chính hãng. Tuy nhiên, vẫn có một số chi tiết đặc thù chỉ hãng sản xuất và cung cấp mà không có chính sách bán ra ngoài, vì thế các cơ sở ngoài phải mua hàng tương tự với giá cao hơn.
Cùng là một phụ tùng như cặp gương chiếu hậu của một mẫu xe cỡ C, nếu mua chính hãng giá 1,8-2,2 triệu đồng, giá nhập ngoài 1,2-1,6 triệu đồng.
Nếu như các cơ sở ngoài chọn giải pháp thay thế một phụ tùng tương tự chính hãng nhưng chất lượng thấp hơn, phụ tùng đó cũng sẽ có giá rẻ hơn chính hãng. Các phụ tùng này thường gặp ở các chi tiết bên ngoài như gương, mặt ca-lăng, logo…
Chi phí này có thể chênh lệch từ 10-30% tùy vào loại phụ kiện và thời điểm mua, do giá phụ tùng, phụ kiện có thể thay đổi lên xuống theo nguồn hàng. Có rất liệu loại phụ tùng, phụ kiện mà các garage ngoài có thể dùng song song với hàng chính hãng mà không ảnh hưởng nhiều về kỹ thuật.
Điển hình nhất là các chi tiết liên quan đến thân vỏ, như mặt-căng, gương, mô-tơ gập gương, lốp, ắc-quy hoặc má phanh. Một số chi tiết bên trong có thể sử dụng của các thương hiệu tương đương hoặc chất lượng, tuổi thọ thấp hơn một chút nhưng không ảnh hưởng đến vận hành. Ví dụ: hãng khuyến cáo sử dụng bu-gi đánh lửa của Bosch nhưng cơ sở ngoài có thể thay thế bằng hàng của Denso.
Tổng chi phí
Như vậy, bởi sự chênh lệch của các loại chi phí trên mà giá phụ tùng, linh kiện chính hãng cao hơn bên ngoài 30-70% . Ví dụ, gáo gương của mẫu Yaris mua ngoài, hàng gia công Trung Quốc hoặc trong nước có giá cả sơn, lắp khoảng 400.000-500.000 đồng, trong khi hàng theo xe nhập Thái Lan có giá chính hãng 1,1-1,5 triệu đồng.
Một xưởng sửa chữa tư nhân tại Hà Nội. Ảnh: Đoàn Dũng
Cũng tương tự như vậy, giàn nóng của chiếc Ford EcoSport nếu mua ngoài có giá 4,5 triệu đồng, chính hãng giá có thể lên tới khoảng hơn 8 triệu đồng.
Việc sửa chữa ngoài, hay chính hãng đều có các ưu, nhược điểm riêng. Bảo dưỡng chính hãng giá cao nhưng đảm bảo về chất lượng, thời gian bảo hành và sự yên tâm. Sửa chữa bên ngoài sẽ có giá tốt hơn, hạn chế phải thay các sửa các hạng mục chưa cần thiết… Vì thế, chủ xe cần cân nhắc kỹ các yếu tố trước khi đưa ra quyết định bảo dưỡng tại đâu.
Kia Seltos tiếp tục tăng giá 20 triệu đồng tại đại lý, mở đường cho Sonet
Mẫu xe gầm cao hạng B liên tiếp được điều chỉnh giá bán, tăng 14 - 20 triệu đồng trên ba trong tổng số bốn phiên bản của Kia Seltos, có thể để nới rộng khoảng giá với "đàn em" Sonet sắp ra mắt.
Trong khi thị trường ô tô đang "rơi đáy" khiến nhiều hãng xe phải tung ra khuyến mại thì phía các đại lý Kia lại "giục" khách hàng chốt Seltos sớm, trước khi tăng giá. Một tư vấn bán hàng cho biết, mẫu xe này sẽ tăng thêm 10 - 20 triệu đồng từ ngày 1/10 tới.
Giá Kia Seltos tăng 10-20 triệu đồng từ 1/10.
Cụ thể, phiên bản Seltos 1.4 Deluxe từ 615 triệu lên 629 triệu đồng, bản 1.4 Luxury từ 669 triệu lên 689 triệu đồng. Ngay cả phiên bản 1.6 Premium có giá 709 triệu và mới được bán trở lại cũng tăng thêm 10 triệu đồng, lên 719 triệu đồng. Riêng bản 1.4 Premium không thay đổi.
Cuối tháng 8, nhà phân phối Thaco đã thực hiện việc điều chỉnh giá Kia Seltos, tăng 6 - 10 triệu đồng. Xe cũng được nâng cấp nhẹ với logo Kia mới, bổ sung một số trang bị như lọc không khí, cảm biến áp suất lốp, ghế lái chỉnh điện hay thêm tùy chọn màu nội thất.
Như vậy, giá xe Kia Seltos liên tục được điều chỉnh tăng trong thời gian qua. Một chuyên gia ngành xe cho rằng, động thái này nhằm giảm áp lực và điều chỉnh lại tình hình sản xuất của Thaco, trước khi bổ sung một số sản phẩm mới thời gian tới. Kia Sonet "đàn em" của Kia Seltos, là mẫu xe nhận được nhiều sự quan tâm.
Bên cạnh đó ngay từ khi ra mắt, Thaco luôn tuyên bố mức giá của Seltos đều là giá ưu đãi nên có thể hiểu động thái tăng giá gần đây là việc cắt giảm khuyến mại. Dù vậy từ phía khách hàng, điều này có thể ảnh hưởng phần nào đến quyết định mua xe.
Là xe lắp ráp trong nước nhưng trước sức mua cao nhất nhì phân khúc, cộng thêm ảnh hưởng nguồn cung linh kiện do dịch Covid-19, nên khách mua Kia Seltos có thể phải chờ cả tháng mới nhận được xe. Sức hấp dẫn của model này thể hiện qua việc doanh số Seltos tăng nhẹ trong tháng 8, trái ngược với cảnh giảm khoảng 50% của thị trường chung.
Đối thủ của Seltos có thể kể đến như Hyundai Kona, Ford EcoSport, Honda HR-V, MG ZS, Mazda CX-3 và CX-30... hay cả Toyota Corolla Cross. Tính đến hết tháng 8 năm nay, mẫu B-SUV nhà Kia đã bán được gần 9.000 xe, tương đương với Corolla Cross - mẫu xe được Toyota nhập khẩu từ Thái Lan.
Kia Seltos tăng giá lần thứ 3 trong 2021 Đại lý thông báo tăng giá Seltos 10-20 triệu đồng ngoại trừ phiên bản 1.4 Premium, từ 1/10. Đây là lần tăng giá thứ hai trong vòng hai tháng qua và lần thứ ba Seltos tăng giá trong 2021. Nếu tính cả đợt mở bán lại phiên bản 1.6 Premium và tăng giá 10 triệu, mẫu CUV cỡ B thương hiệu Kia có...