Lý do phi công Anh không thể ghép phổi từ người cho sống
Dù có hơn 60 người đăng ký hiến một phần phổi cho phi công người Anh nhưng không thể ghép phổi từ người cho sống.
Bệnh nhân 91, 43 tuổi, phi công Vietnam Airlines hiện là bệnh nhân COVID-19 nặng nhất Việt Nam. Bệnh nhân trải qua 2 tháng điều trị, trong đó có tới 44 ngày phải sử dụng ECMO.
Hiện phổi bệnh nhân giảm đông đặc thêm 10%, xuống còn 80% nhưng bệnh nhân vẫn còn rất nặng. Trong chiều 19/5, Hội đồng chuyên môn của Bộ Y tế thống nhất chuyển bệnh nhân về trung tâm điều trị chuyên sâu hồi sức tích cực tại BV Chợ Rẫy để tiếp tục điều trị nội khoa, trước khi có các chỉ định ghép phổi, ghép thận (nếu có).
Khi biết bệnh nhân 91 nguy kịch, phương án cứu sống cuối cùng là ghép phổi, rất nhiều người tha thiết xin hiến một phần phổi cứu bệnh nhân. Đến nay, số người đăng ký hiến phổi cho phi công người Anh vượt qua con số 60. Đây là những nghĩa cử vô cùng đáng trân trọng.
Các bác sĩ BV Quân y 103 thực hiện ca ghép phổi từ người cho sống cho bệnh nhi 7 tuổi năm 2017.
Một chuyên gia về ghép tạng cho biết, để ghép phổi có 2 nguồn tạng. Thứ nhất là nguồn cho từ người chết não, tuỳ từng bệnh nhân cần ghép có thể lấy một bên phổi hoặc cả hai bên. Việc ghép tạng nguyên khối sẽ đơn giản hơn, hậu phẫu thuận lợi hơn vì chỉ có miễn dịch của 1 người.
Trường hợp thứ hai là ghép phổi từ nguồn cho sống. Tuy nhiên phương pháp này phù hợp với trẻ em do trọng lượng cơ thể thấp, thể tích phổi nhỏ nên có thể lấy 2 phần phổi nhỏ từ 2 người thân để ghép.
Trường hợp bệnh nhi 7 tuổi ở Hà Giang từng được các bác sĩ BV Quân y 103 ghép phổi theo phương pháp này. Bé trai được cắt bỏ toàn bộ lá phổi bị hỏng do giãn phế quản, sau đó bác sĩ lấy 1 thùy phổi từ bố đẻ và 1 thùy từ bác ruột để ghép cho bé. Sau ghép, phổi bệnh nhi sẽ nở dần.
Với người hiến tặng, do cắt một phần nhỏ phổi nên chức năng phổi của người hiến không bị ảnh hưởng quá nhiều, tuy nhiên không thể làm việc nặng hay chơi các môn thể thao gắng sức.
“Với người lớn, về nguyên tắc có thể ghép phổi từ người cho sống nhưng không ai làm thế vì phổi người lớn kích cỡ lớn, khối lượng cho sẽ lớn như thế sẽ biến một người bình thường thành tàn phế“, vị chuyên gia giải thích.
Nếu ghép phổi người lớn từ người cho sống, sẽ cần ít nhất 3 – 4 người cho. Nếu có thành công, việc chăm sóc sau ghép, đặc biệt về miễn dịch sẽ vô cùng khó khăn.
Do đó với bệnh nhân 91, trong trường hợp có thể thực hiện ghép phổi, phương án tối ưu vẫn là nhận phổi từ người cho chết não.
Với nguồn tạng chết não, thể tích phổi người tặng phải tương đương phổi của bệnh nhân 91, không được chênh lệch quá 30%. Nguồn tạng ghép cũng phải đáp ứng các điều kiện về miễn dịch và nhiều chỉ số hoà hợp khác.
Dù vậy, với tình hình sức khoẻ hiện tại, bệnh nhân 91 vẫn chưa thể ghép phổi khi có tới 3 chống chỉ định trong đó có nhiễm trùng phổi, suy đa tạng, chưa có người bảo hộ. Khi ghép, có thể thành công về mặt kĩ thuật, nhưng tỉ lệ hồi phục rất thấp, do đó cần tiếp tục chờ đợi quá trình điều trị nội khoa.
Sức khỏe bệnh nhân 91 phi công người Anh: Diễn biến mới nhất
Bệnh nhân vẫn đang rất nguy kịch, tiếp tục được thở máy, dùng ECMO, lọc máu và bơm rửa màng phổi.
Sáng 15/5, thông tin về sức khỏe bệnh nhân 91 - phi công người Anh mắc COVID-19 nặng đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, Tiểu ban điều trị - Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống COVID-19 cho biết, bệnh nhân vẫn đang rất nguy kịch.
Đây là bệnh nhân nặng nhất trong số 52 ca bệnh COVID-19 điều trị hiện tại. Người bệnh trải qua gần 2 tháng nằm viện. Phi công người Anh vẫn đang tiếp tục thở máy và được mở khí quản ngày thứ 22, sử dụng máy ECMO ngày thứ 40, lọc máu, sử dụng thuốc kháng sinh, kháng nấm, bơm rửa màng phổi.
(Ảnh minh họa)
Trước đó bệnh nhân chỉ bị đông đặc một bên phổi, nhưng hiện tình trạng này xuất hiện ở cả hai bên phổi. Phổi của bệnh nhân đã đông đặc gần như toàn bộ, cơ hội hồi phục 2 lá phổi rất thấp.
Bệnh nhân có 5 lần xét nghiệm âm tính với virus corona, nhưng cần điều trị nhiễm trùng và hồi sức trước khi chỉ định ghép phổi.
Về bệnh nhân 278, Tiểu ban điều trị cho biết, bệnh nhân tỉnh, tiếp xúc tốt, hết ói, còn ho, không sốt.
Cùng ngày, Bộ Y tế công bố thêm 24 trường hợp mắc COVID-19, đều là hành khách trở về từ nước Nga trên chuyến bay VN0062 hạ cánh xuống sân bay Vân Đồn (Quảng Ninh).
Tất cả 24 bệnh nhân được cách ly ngay sau khi nhập cảnh, mã số: BN289, BN290, BN291, BN292, BN293, BN294, BN295, BN296, BN297, BN298, BN299, BN300, BN301, BN302, BN303, BN304, BN305, BN306, BN307, BN308, BN309, BN310, BN311, BN312.
Như vậy, đến nay Việt Nam ghi nhận 312 trường hợp mắc COVID-19, trong đó 260 người khỏi bệnh, đủ điều kiện xuất viện theo quy định của Bộ Y tế.
Thông tin từ Ban chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19, Việt Nam có tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly) là 12.236.
Trong đó, cách ly tập trung tại bệnh viện: 353; cách ly tập trung tại cơ sở khác: 8.492 và cách ly tại nhà, nơi lưu trú là 3.391. Nước ta có tổng cộng 172 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.
Đến thời điểm này, 260 bệnh nhân COVID-19 tại Việt Nam được công bố khỏi bệnh/xuất viện. Hiện còn 52 bệnh nhân điều trị tại 6 cơ sở y tế tuyến trung ương và tuyến tỉnh. Đa số các bệnh nhân đều có sức khoẻ ổn định.
Trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, theo dõi sức khoẻ, thì 5 trường hợp có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 với virus corona và 9 bệnh nhân có kết quả âm tính 2 lần trở lên.
BN19 tay chân linh hoạt sau hơn 2 tháng trên giường bệnh
Bệnh nhân COVID-19 phi công người Anh và bệnh nhân 20 tiến triển đáng khích lệ Chiều nay 14-4, hội đồng chuyên môn đã có buổi hội chẩn trực tuyến để bàn phương án điều trị các ca bệnh COVID-19 nặng. Đáng chú ý trong số này là viên phi công người Anh, bệnh nhân số 91, đã có tiến triển đáng khích lệ. Bệnh viện Bạch Mai vẫn đang đóng cổng sau, sau khi đã được gỡ bỏ...