Lý do Pháp “dấn thân” vào Biển Đông
Gần đây, Paris đã cho thấy rõ ý định “dấn thân” vào Biển Đông, thậm chí khuyến khích EU tích cực hơn trong việc hậu thuẫn cho các nỗ lực của Mỹ.
Cho đến nay, khi đề cập đến Biển Đông, người ta thường chú ý đến các nước có liên quan trực tiếp như Việt Nam, Philippines, Trung Quốc…, hay các cường quốc ngoài khu vực như Mỹ, Nhật Bản, Australia, Ấn Độ…
Tuy nhiên, thái độ ngày càng hung hăng của Trung Quốc đã khiến cho nhiều nước khác quan ngại, trong đó có Pháp.
Bất chấp nguy cơ có thể khiến Bắc Kinh phật ý, trong thời gian gần đây, Paris đã cho thấy rõ ý định lại “dấn thân” vào Biển Đông, thậm chí khuyến khích Liên minh châu Âu (EU) tích cực hơn trong việc bảo vệ quyền tự do hàng hải trong khu vực, hậu thuẫn cho các nỗ lực của Mỹ.
Trong một bài phân tích được trang mạng The Diplomat của Nhật Bản công bố ngày 14/7, ông Yo-Jung Chen, từng là một nhà ngoại giao Pháp gốc Đài Loan, đã không ngần ngại cho rằng quyết định “dấn thân” của Paris đã làm tăng thêm tình trạng bị cô lập của Bắc Kinh trong vấn đề Biển Đông.
Tác giả đã nhắc lại sáng kiến vừa được Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Jean-Yves Le Drian nêu lên ngày 5/6 vừa qua tại Đối thoại Shangri-La ở Singapore, theo đó EU cần tổ chức những chiến dịch tuần tra chung tại “các vùng biển châu Á”, và duy trì “một sự hiện diện thường xuyên và rõ rệt” tại đó.
Để làm điều đó, nước Pháp sẵn sàng đứng ra phối hợp các lực lượng Hải quân của các nước thành viên EU nhằm tiến hành các chiến dịch tuần tra bảo vệ quyền tự do hàng hải (FONOP) ở Biển Đông.
Dĩ nhiên, Trung Quốc không được nêu đích danh trong phát biểu của Bộ trưởng Quốc phòng Le Drian (vì Trung Quốc không phải là nước duy nhất tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông), nhưng sáng kiến của Pháp đã được coi là một tin xấu đối với Bắc Kinh, vốn đã rất bực tức trước những điều mà Trung Quốc coi là “hành vi can thiệp từ bên ngoài” của Mỹ và đồng minh vào cuộc tranh chấp giữa Trung Quốc với các nước láng giềng ven Biển Đông.
Tuy nhiên, về mặt quân sự, kế hoạch của Pháp sẽ không có tác động quyết định nào đến tình hình Biển Đông.
Lý do rất dễ hiểu, dù là một trong những cường quốc quân sự trên thế giới, song sự hiện diện quân sự của Pháp trong khu vực rất khiêm tốn, còn các nước EU khác thì hoàn toàn vắng bóng.
Cho dù vậy, theo tác giả bài viết, sáng kiến của Pháp rất có khả năng có giá trị lớn hơn về mặt ngoại giao, vì nó làm gia tăng đáng kể thế bị cô lập gần như hoàn toàn của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông, thể hiện qua thất bại của Bắc Kinh trong việc hình thành một liên minh quốc tế nhằm ủng hộ lập trường Biển Đông của Trung Quốc, chống lại phán quyết ngày 12/7 vừa qua của Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở Hà Lan.
Sáng kiến của Pháp, nếu được hưởng ứng, sẽ tiếp tục làm suy yếu vị thế của Trung Quốc vì lôi kéo được một khối “nặng ký” như EU vào việc gây thêm áp lực quốc tế buộc Bắc Kinh tôn trọng luật pháp quốc tế, được thể hiện trong phán quyết của PCA.
Video đang HOT
Câu hỏi đang được nhiều người đặt ra là tại sao Pháp và EU, vốn có lợi ích thương mại quan trọng với Trung Quốc, lại dám “dấn thân” vào Biển Đông, dù biết rõ rằng điều đó sẽ làm Bắc Kinh phật ý?
Theo tác giả bài viết trên tờ The Diplomat, nguyên nhân chính là do thái độ của Bắc Kinh.
Pháp và EU ngày càng quan ngại rằng các hành động hung hăng bành trướng của Trung Quốc ở Biển Đông và việc Bắc Kinh phủ nhận thẩm quyền của PCA sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến vấn đề quản trị toàn cầu và tôn trọng pháp luật quốc tế, với những hệ quả vượt quá khu vực Đông Nam Á.
Trong bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-La, Bộ trưởng Quốc phòng Le Drian không nói gì hơn khi cho rằng nếu luật pháp quốc tế và quyền tự do hàng hải không được tôn trọng ngay bây giờ và ngay ở Biển Đông, thì sau này chúng sẽ bị vi phạm ở những nơi khác trên thế giới, kể cả bên trong và xung quanh châu Âu.
Theo Soha News
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ: "Cuộc đảo chính là món quà của Chúa"
Cuộc đảo chính thất bại không thể lật đổ được Tổng thống Erdogan, mà còn giúp ông Erdogan tăng cường sức mạnh.
Được lập nên bởi một nền dân chủ, nhưng liệu Tổng thống Erdogan có đang bảo vệ cho nền dân chủ đó?
Sau thất bại của nhóm quân đội đảo chính, Tổng thống Recep Tayyip Erdogan hứa sẽ xây dựng "một Thổ Nhĩ Kỳ mới". Mặc dù cuộc đảo chính đã nổ ra ngay tại thủ đô và một thành phố lớn nhất nước này khiến cho ít nhất 80 người chết và hàng trăm người bị thương, Tổng thống Erdogan lại gọi đó là "món quà của Chúa".
Ông tuyên bố với người dân cả nước về kế hoạch làm mới Thổ Nhĩ Kỳ bằng hai cách cơ bản. Thứ nhất, quyền lực sẽ được tập trung trong tay Tổng thống; thứ hai, giới tinh hoa theo chủ nghĩa thế tục sẽ nắm ít vai trò chính trị hơn.
Tuy nhiên, liệu các nước có hợp tác với Thổ Nhĩ Kỳ hay không sẽ vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ bởi thâm hụt cán cân vãng lai của Thổ Nhĩ Kỳ nằm trong số những những nước cao nhất nhóm G20.
Gary Greenberg - Giám đốc danh mục quỹ thị trường mới nổi tại Hermes Asset Mangement London nhận định: "Di sản chủ nghĩa đa nguyên, thế tục và xã hội dân chủ hiện đại ở Thổ Nhĩ Kỳ đang ngày càng suy thoái và bị thay thế bởi cái gọi là dân chủ đơn đảng".
Thổ Nhĩ Kỳ từng nổi tiếng với nhà lãnh đạo Mustafa sau chiến tranh giành độc lập Thổ Nhĩ Kỳ đã ban hành chương trình thế tục cấp tiến, trở thành kiểu mẫu mà nhiều nhà chính trị trong giới Hồi giáo đã dựa vào.
Bên cạnh đó, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ can thiệp là lực lượng bảo vệ chủ nghĩa thế tục. Chủ nghĩa thế tục là phong trào ủng hộ sự tách biệt giữa tôn giáo và nhà nước, thay thế luật lệ dựa vào kinh thánh bằng luật dân sự và giảm thiểu sự ràng buộc giữa chính phủ vào một quốc giáo.
Tuy nhiên, cuộc đảo chính hôm thứ 6 đã đem đến một Thổ Nhĩ Kỳ rất khác. Lãnh đạo nhóm đảo chính tuyên bố đây là hành động bảo vệ dân chủ, nhưng Tổng thống Erdogan và Đảng cầm quyền được bầu bởi chính tay người dân. Điều đó cho thấy đằng sau lực lượng đảo chính còn có dấu tay của những kẻ âm mưu bảo thủ tôn giáo.
"Có phải ông Erdogan đã tự dàn xếp cuộc đảo chính cho chính mình?"
Khi cuộc đảo chính bắt đầu, ông Erdogan ngay lập tức buộc tội &'cấu trúc song song' - một từ ám chỉ Gulen và những cộng sự của ông ta chính là những kẻ đứng sau vụ này. Đảng Cộng hoà Nhân dân thế tục đã lên án sự can thiệp của quân đội.
Nhóm truyền thông của ông Erdogan dẫn trực tiếp thông điệp của ông lên truyền hình quốc gia thông qua ứng dụng Facetime trên điện thoại để cho người dân thấy tận mắt rằng Tổng thống Erdogan vẫn đang đương nhiệm.
Thất bại chỉ sau vài giờ, 2800 quân đội đảo chính và một vài quan chức đã bị bắt. Hôm chủ nhật, ông Erdogan đã cam kết dọn sạch sẽ virut Gulen ra khỏi đất nước. Gulen phủ nhận mọi cáo buộc đến mình đồng thời cáo buộc ông Erdogan đã tự tay dàn xếp cuộc đảo chính.
Hiện nay, ông Erdogan đang xem xét thiết lập quyền kiểm soát toàn bộ các thể chế nhà nước và thay đổi hệ thống chính trị lai của Thổ Nhĩ Kỳ, tập trung quyền lực vào tay Tổng thống thay vì Quốc hội.
Cuộc đảo chính càng làm ông nhận được sự làn sóng ủng hộ xuất phát từ những tín đồ cuồng nhiệt. Vào đêm xảy ra đảo chính, những giáo sĩ Hồi giáo đã không ngừng kêu gọi người dân xuống đường phản đối quân đảo chính.
Những thanh niên Hồi giáo được khuyến khích đi ra ngoài trong khi những kẻ theo chủ nghĩa thế tục lại ở nhà.
"Đó không phải là cuộc chiến của chúng tôi"
"Tôi không chạy ra chặn xe tăng để bảo vệ ông Erdogan", một chuyên viên quảng cáo ở Istanbul 38 tuổi chia sẻ. "Chúng tôi không nhận được điều gì ở quốc gia này. Điều gì xảy ra thì cũng không phải là việc của chúng tôi".
Hôm chủ nhật, những người ủng hộ ông Erdogan đã đổ dồn về tuyến phố Fatih để nghe lời kêu gọi của vị Tổng thống. Họ đồng thanh hô vang: "Chúng tôi muốn những kẻ đảo chính phải nhận bản án tử hình".
Trong khi tiếng còi xe bình thường vẫn có thể nghe thấy ở Instanbul cho đến tận tối khuya, hàng chục ngàn người đã nghe theo lệnh của ông Erdogan để giữ cho buổi cầu nguyện trên đường phố và quảng trường yên lặng.
Sự ưa thích này giúp cho ông Erdogan có thêm phương tiện để "tẩy não" cơ quan tư pháp mà không cần phải cung cấp thêm chứng cứ về hành vi sai trái. Theo Bộ trưởng Tư pháp Bekir Bozda, hôm chủ nhật đã có hơn 6000 người bị bắt giữ, số người bị bắt sẽ tiếp tục tăng.
Ông Erdogan có vẻ muốn giữ cho đám đông tiếp tục cuồng nhiệt. Tại Fatin, ông nói với người ủng hộ rằng: "Hãy tràn lên phố. Đây không phải là trường hợp cần giữ hoà bình. Đây không chỉ là một hành động trong 12 giờ, chúng ta sẽ tiếp tục giữ thái độ kiên quyết".
Theo nhà khoa học chính trị Naunihal Singh: "Có vẻ như ông Erdogan đang cố gắng dùng chiến lược vận động để thay đổi thế giới hậu đảo chính".
Xây dựng một Nhà nước Hồi giáo?
Singh cũng cho rằng động thái thanh trừng hàng loạt cũng là một ván bài rủi ro vì nó tạo ra bất ổn trong hàng ngũ quân đội, đặc biệt khi phải đối mặt với sự phản đối của đám đông.
Chương trình nghị sự tuần tới sẽ xoay quanh vấn đề cải cách Hiến pháp, theo đó quyền lực sẽ được chuyển giao từ Quốc hội cho Tổng thống, Attila Yesilada - chuyên viên tư vấn tài chính tại Istanbul cho biết.
Đó là những gì mà ông Erdogan đã nỗ lực thực hiện kể từ khi lên nhận chức Tổng thống năm 2014 nhưng không thành do thiếu số phiếu cần thiết tại Quốc hội đối với vấn đề cải cách Hiến pháp, nói cách khác là một cuộc bầu cử sớm.
Với sự ủng hộ đồng lòng từ cuộc đảo chính và yếu kém ngày càng gia tăng trong hệ thống bầu cử của 2 đảng đối lập - Phong Trào Quốc Dân Đảng và Đảng Dân chủ Nhân dân, ông Erdogan có thể hy vọng sẽ giành thắng lợi đại đa số phiếu bầu mà ông cần trong Quốc hội.
Ông Erdogan tiếp tục hứa xây dựng một thế hệ văn minh, trái ngược với sứ mệnh của Ataturk xây dựng một nhà nước Thổ Nhĩ Kỳ thế tục (huỷ bỏ vương quyền, giáo quyền, hiến pháp và pháp luật).
Erdogan đã tăng cường đáng kể số lượng các trường tôn giáo và mở rộng giáo dục tôn giáo tại các trường THPT. Điều đó khiến cho nhiều người lo ngại rằng ông thực ra đang tích cực xây dựng một Nhà nước Hồi giáo - điều mà ông luôn phủ nhận quyết liệt.
Trong số những mục tiêu năm 2023 - thời điểm kỷ kiệm 100 năm ngày thành lập nước Thổ Nhĩ Kỳ mới sau khi Mustafa Kemal Ataturk lên nắm quyền, ông Erdogan mong muốn đưa Thổ Nhĩ Kỳ trở thành 1 trong top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới với GDP 2000 tỷ USD.
Tuy nhiên với tình hình nền kinh tế phát triển chậm và nạn quan liêu hoành hành như hiện nay, mục tiêu này khó có thể trở thành hiện thực.
"Từ cách nhìn của ông Erdogan, nếu ông chỉ kiểm soát thể chế kinh tế và tư pháp, ông sẽ có thể sửa chữa nền kinh tế và đầu tư vào các dự án mà ông ước muốn. Sự kiện hôm thứ 6 có vẻ như đưa ông đến càng gần với quyền lực đó", Yesilada nhận định.
Theo Soha News
Triều Tiên 'cho nổ tung công viên Jang Song-thaek' Yonhap dẫn nguồn giấu tên từ CHDCND Triều Tiên loan tin nhà lãnh đạo Kim Jong-un vừa ra lệnh phá hủy một công viên văn hóa lớn do ông Jang Song-thaek chỉ đạo, giám sát xây dựng. Ông Jang là chồng của cô ruột ông Kim và từng nắm quyền lực rất lớn trước khi bị xử tử vào tháng 12.2013. Công viên...