Lý do ông Trump tìm đến TikTok sau những chỉ trích ứng dụng trước đó?
Chỉ trong 24 giờ đồng hồ, tài khoản TikTok của cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump đã thu hút được hơn 2 triệu người theo dõi.
Biểu tượng mạng xã hội TikTok trên màn hình điện thoại ở Virginia, Mỹ. Ảnh: THX/TTXVN
Theo trang tin NPR, chiều 1/6, cựu Tổng thống Trump đã đăng tải đoạn video đầu tiên lên nền tảng ứng dụng TikTok khi đang dự khán một trận đấu võ thuật tổng hợp giải Ultimate Fighting Championship.
Năm 2020, khi còn đương chức, cựu Tổng thống Trump đã tìm cách kiểm soát TikTok do lo ngại chính phủ Trung Quốc có thể truy cập dữ liệu nhạy cảm của người dùng Mỹ trên ứng dụng thuộc sở hữu của gã khổng lồ công nghệ Trung Quốc ByteDance này. Sau đó, tòa án liên bang đã ngăn chặn nỗ lực đó.
Tuy nhiên, gần đây, ông Trump dường như không thể hiện quan điểm quá gay gắt đối với vấn đề cấm ứng dụng trên. Hồi tháng 3, trả lời phỏng vấn đài CNBC, ông cho biết mình vẫn coi đây là mối đe dọa an ninh quốc gia, nhưng việc loại bỏ nó sẽ chỉ có lợi thêm cho Facebook.
Sự xuất hiện của ông Trump trên TikTok diễn ra khi nền tảng truyền thông xã hội Truth Social của cựu tổng thống phải đối mặt với áp lực mới sau khi bồi thẩm đoàn ở New York ngày 30/5 kết luận ông có tội làm sai lệch hồ sơ kinh doanh gây ảnh hưởng đến cuộc bầu cử tổng thống năm 2016. Về phần mình, ông Trump phủ nhận mọi hành vi sai trái và nói rõ rằng ông sẽ kháng cáo bản án lịch sử.
Video đang HOT
Việc tham gia TikTok có thể không giúp ích gì cho lợi nhuận của Truth Social, nhưng nó có thể là một con đường quan trọng đối với Trump khi ông ấy tìm cách thu hẹp lợi thế mà đảng Dân chủ thường có được từ bộ phận các cử tri trẻ trước cuộc bầu cử. Theo Trung tâm Nghiên cứu Pew, gần một phần ba người Mỹ dưới 30 tuổi cho biết họ tiếp cận tin tức từ TikTok.
Trong vòng chưa đầy 24 giờ, tài khoản của ông Trump đã thu hút được 2 triệu người theo dõi. Video duy nhất của ông cũng đã đạt được hơn 34 triệu lượt xem tính đến chiều 2/6.
Vào tháng 2, chiến dịch vận động tranh cử của Tổng thống Biden cũng đã tạo một tài khoản TikTok, mặc dù chính quyền Tổng thống Biden cũng đưa ra những lo ngại tương tự về ứng dụng này vì nó liên quan đến quyền riêng tư và an ninh quốc gia. Đến tháng 4, Tổng thống Biden đã ký ban hành đạo luật sẽ cấm nền tảng này ở Mỹ trừ khi nó được bán cho một công ty không phải của Trung Quốc trong vòng 9 tháng tới.
Về phía TikTok, công ty sở hữu nền tảng này đã kiện lên tòa án liên bang, gọi lệnh cấm mới là hành vi vi hiến về quyền tự do ngôn luận. Công ty cho biết không có bằng chứng nào cho thấy chính phủ Trung Quốc từng tác động đến những gì người Mỹ nhìn thấy trên ứng dụng, cũng như không có bằng chứng nào cho thấy các quan chức ở Trung Quốc đã theo dõi công dân Mỹ thông qua TikTok.
Trung Quốc đầu tư cho 'Con đường tơ lụa kỹ thuật số'
Cạnh tranh Mỹ - Trung không còn chỉ giới hạn ở chính trị và kinh doanh. Trung Quốc đang nỗ lực đầu tư cho "Con đường tơ lụa kỹ thuật số", phiên bản internet riêng của quốc gia tỷ dân này.
"Con đường tơ lụa kỹ thuật số" là gì?
Biểu tượng của TikTok trên màn hình điện thoại thông minh. Ảnh: THX/TTXVN
Theo kênh DW (Đức), hiện có hai phiên bản Internet cạnh tranh trên thế giới. Phiên bản tại Mỹ bị chi phối bởi các công ty như Meta, Alphabet và Applei. Phiên bản còn lại là ở Trung Quốc với ByteDance, Alibaba và Tencent - những tập đoàn gần như có chủ quyền thị trường không hạn chế trên mạng internet này. Phiên bản Internet Trung Quốc đang được Bắc Kinh quảng bá với tên gọi "Con đường tơ lụa kỹ thuật số".
Cả hai phiên bản Internet này vẫn dựa trên một công nghệ cơ bản HTML, TCP/IP... Tuy nhiên, chúng đã dần khác biệt trong giai đoạn Web 2.0.
Web 2.0 là bước tiến mới so với giai đoạn đầu tiên Web 1.0, nơi người dùng không thể thao tác với các thành phần trên đó. Web 1.0 là các trang web "chỉ đọc" và giữ mức độ tương tác ở mức tối thiểu.
Web 2.0 là dịch vụ internet tiên tiến, liên quan đến việc người dùng tạo và chia sẻ thông tin, ví dụ như mạng xã hội...
Với Web 2.0, các ứng dụng dễ sử dụng do các gã khổng lồ công nghệ như Instagram, WhatsApp và Amazon cung cấp đang thống trị thị trường. Đáng chú ý, các nền tảng song song đã được phát triển ở Trung Quốc như WhatsApp, WeChat...
Và Internet của Trung Quốc đã đạt được một số mức độ thành công nhất định. Đã có các tập đoàn công nghệ Trung Quốc cạnh tranh được ngay trên đất Mỹ. Ví dụ như mạng xã hội TikTok, có nguồn gốc từ Trung Quốc.
Trung Quốc tích cực hỗ trợ "Con đường tơ lụa kỹ thuật số"
Biểu tượng của ứng dụng nhắn tin WeChat trên màn hình máy tính bảng. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Mỹ (CRF), Trung Quốc đã ký các thỏa thuận hoặc đầu tư liên quan đến "Con đường tơ lụa kỹ thuật số" với ít nhất 16 quốc gia. Lãnh đạo nhiều nước đã ký kết các hiệp định "Con đường tơ lụa kỹ thuật số".
"Con đường tơ lụa kỹ thuật số" hướng tới cải thiện mạng lưới viễn thông, trí tuệ nhân tạo (AI), điện toán đám mây, thương mại điện tử, hệ thống thanh toán di động, công nghệ giám sát, thành phố thông minh...
Các thỏa thuận "Con đường tơ lụa kỹ thuật số" hiện tại chỉ là bước khởi đầu. Bắc Kinh đang biến "Con đường tơ lụa kỹ thuật số" trở thành một ưu tiên chính sách đối ngoại lớn hơn.
Các công ty công nghệ Trung Quốc cần tăng trưởng mạnh hơn nữa ở những thị trường đang phát triển vì họ đang đối mặt với nhiều khó khăn tại Mỹ và phương Tây. Trung Quốc đã chi khoảng 79 tỷ USD cho các dự án liên quan đến "Con đường tơ lụa kỹ thuật số". Dự kiến Bắc Kinh sẽ gia tăng hỗ trợ đáng kể trong suốt những năm 2020.
Tại các hội nghị quốc tế lớn do Trung Quốc tài trợ như Hội nghị Internet thế giới và Diễn đàn Vành đai, Con đường, Bắc Kinh đã quảng bá "Con đường tơ lụa kỹ thuật số" là ưu tiên hàng đầu.
Ông Donald Trump vận động tranh cử tại 'thành trì' New York của đảng Dân chủ Tối 23/5 (theo giờ New York), ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa Donald Trump đã tiến hành cuộc vận động tranh cử quy mô lớn tại New York, bang có truyền thống ủng hộ đảng Dân chủ. Ứng cử viên tổng thống của đảng Cộng hòa Donald Trump. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN Theo phóng viên TTXVN tại Mỹ, cuộc vận...