Lý do ông Trump gay gắt với Trung Quốc, mềm mỏng với Nga
Thái độ gay gắt với Trung Quốc nhưng lại mềm mỏng với Nga được cho là vì ông chủ Nhà Trắng muốn lấy lại hình ảnh “Nước Mỹ lãnh đạo”.
Chỉ riêng trong ngày 3/6, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã liên tiếp đưa ra 2 tuyên bố đáng chú ý: Một là quyết định đình chỉ hoạt động hàng không với Trung Quốc và Hai là muốn ký hiệp ước hạt nhân với Nga. Sau tham vọng mở rộng thành viên G7, đặc biệt với việc kết nạp thêm Nga và Ấn Độ, song không có Trung Quốc, thì những phát biểu ngày hôm qua của Nhà lãnh đạo Mỹ đã một lần nữa cho thấy rõ nghịch lý trong quan hệ của Mỹ với Trung Quốc và Nga.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: Politico
Trả lời Hãng tin Fox News, Tổng thống Mỹ Donald Trump một lần nữa bảo vệ lập trường muốn mời Nga trở lại G7 và đề cập tới khả năng một hiệp ước hạt nhân giữa hai nước. Nhà lãnh đạo Mỹ thậm chí còn công khai khen ngợi những hành động của Tổng thống Nga Vladimir Putin thời gian qua, đặc biệt là đối với ngành công nghiệp dầu mỏ, cũng như đánh giá cao vai trò quan trọng của Nga trong các vấn đề quốc tế.
“Nước Nga nên tham gia hội nghị G7 và là một phần của G7. Cho dù bạn thích hay không thích nước Nga, sẽ là sai lầm về mặt chính trị nếu không mời Nga tham gia. Thế giới vẫn chuyển động và giờ G7 không còn là G7 như trước nữa. G7 đã từng đẩy Nga ra khỏi nhóm và giờ đã đến lúc họ phải đưa Nga trở lại để Nga tham gia vào các cuộc đàm phán”, ông Trump nhấn mạnh.
Video đang HOT
Tham vọng đưa Nga trở lại G8, cũng như muốn cải thiện quan hệ với người đồng cấp Vladimir Putin đã được ông Donald Trump nhiều lần nhắc tới trong suốt chiến dịch tranh cử hồi năm 2016. Tuy nhiên do vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của lưỡng đảng, mà Nhà lãnh đạo Mỹ đã có phần kiềm chế hơn kể sau khi tái đắc cử.
Lý giải cho sự sốt sắng thời gian gần đây của ông Donald Trump trong quan hệ với Nga, các nhà phân tích cho rằng, đây có thể là một lựa chọn đúng đắn trong bối cảnh hiện nay khi dịch Covid-19 đang khiến nhiệm kỳ Chủ tịch G7 của Mỹ bị lu mờ. Căng thẳng có chiều hướng gia tăng trong quan hệ Mỹ- Trung cũng đang đẩy 2 nước tới chỗ đối đầu ngày một lớn trong hầu hết các lĩnh vực chính trị, kinh tế và quân sự.
Mới đây nhất, Chính phủ Mỹ ngày 3/6 yêu cầu đình chỉ tất cả các chuyến bay do các hãng hàng không Trung Quốc vận hành đến và đi từ quốc gia này. Lý do được đưa ra là nhằm đáp trả quyết định mới đây của phía Trung Quốc từ chối yêu cầu của các hãng hàng không Mỹ nối lại các dịch vụ vận tải hàng không giữa hai nước.
Nhận định về tương lai quan hệ Mỹ- Trung, chuyên gia Stephen Orlins cho biết: “Về lâu dài chắc chắn sẽ có những vấn đề buộc Mỹ và Trung Quốc phải ngồi lại với nhau. Những căng thẳng hiện nay chỉ gây lãng phí các nguồn tài nguyên, gây tổn hại cho cả Mỹ và Trung Quốc. Một mối quan hệ mang tính xây dựng giữa hai nước là yêu cầu của người dân hai nước vì một cuộc sống tốt đẹp, an toàn và thịnh vượng hơn.”
Không nhắc tới những thông điệp muốn gửi tới các đồng minh, thì một điều có thể thấy rõ là Nhà lãnh đạo Mỹ đang muốn tận dụng Hội nghị thượng đỉnh G7 mở rộng sắp tới như một diễn đàn đối trọng, một cơ hội để ông đề xuất giải pháp và tìm kiếm sự ủng hộ trong cạnh tranh với Trung Quốc, xây dựng lại hình ảnh một nước Mỹ lãnh đạo và tạo lợi thế cho các cuộc bầu cử Tổng thống vào tháng 11 tới./.
Cựu bộ trưởng tiết lộ cách ông Putin cứu nền kinh tế Nga 10 năm trước
Quyết định của Tổng thống Nga Vladimir Putin cách đây 10 năm trước đã cứu nền kinh tế Nga, trong giai đoạn khủng hoảng tài chính năm 2008-2009.
Tổng thống Nga Vladimir Putin có ảnh hưởng sâu rộng sau 20 năm cầm quyền.
Theo RT, đây là tuyên bố của cựu bộ trưởng tài chính Nga Alexei Kudrin. Theo ông Kudrin, vào năm 2008, khi còn là Thủ tướng Nga, ông Putin đã chỉ đạo thành lập các quỹ dự phòng, đóng vai trò quan trọng nhất trong việc vực dậy nền kinh tế Nga trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008.
Kudrin giải thích: "Mức lương cho người lao động không bị giảm, trong khi trợ cấp lương hưu lại tăng gấp đôi trong giai đoạn đó. Đây là yếu tố quan trọng".
"Tôi chỉ muốn nói rằng ông ấy là người duy nhất, có lẽ là đi ngược lại với nhiều người ở vị trí khác, khi ủng hộ việc thành lập Quỹ Bình ổn, sau đó là Quỹ Dự trữ và cuối cùng là Quỹ Tài sản Quốc gia. Tất cả đều đóng vai trò quyết định trong khủng hoảng năm 2008 - 2009", ông Kudrin, người hiện giữ chức Chủ tịch Kiểm toán nhà nước Nga, nói.
"Ông Putin đã đóng góp công sức trong nhiều khía cạnh, mặc dù không phải là người duy nhất đề ra ý tưởng. Kế hoạch chỉ có thể trở thành hiện thực nhờ quyết tâm chính trị của ông Putin", cựu bộ trưởng tài chính Nga nói thêm.
Chính phủ Nga đã tích lũy được nguồn dự trữ đáng kể cho Quỹ Bình ổn khi bắt đầu xảy ra cuộc khủng hoảng tài chính. Năm 2008, Quỹ Bình ổn của Nga được chia thành Quỹ Tài sản Quốc gia và Quỹ Dự trữ. Đến năm 2018, Quỹ Dự trữ đã hoàn toàn cạn kiệt.
Hiện tại, Quỹ Tài sản Quốc gia đóng vai trò như một phương án dự trữ an toàn, trong khi tất cả lợi nhuận thu được từ dầu mỏ và khí đốt được bổ sung vào đó
Theo Bộ Tài chính Nga, quỹ hiện có 7,9 nghìn tỷ rúp (tương đương 124 tỷ USD), tính đến ngày 1.12.
Theo danviet.vn
Nguy cơ xuất hiện "Syria thứ 2" Sau khi bị lực lượng quân sự ở miền Đông tấn công, Chính phủ Đoàn kết dân tộc được quốc tế công nhận của Libya đã "cầu viện" Thổ Nhĩ Kỳ. Đáp lại, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan tuyên bố "mọi lựa chọn đều được đặt lên bàn", bao gồm cả trên bộ, trên không và trên biển để "chi viện"...