Lý do Nhật Bản chậm trễ tiêm vaccine COVID-19 dù Thế vận hội sắp diễn ra

Theo dõi VGT trên

Khi Thế vận hội Tokyo dự kiến diễn ra vào tháng 7 tới, Nhật Bản có mọi lý do để nhanh chóng phê duyệt vaccine ngừa COVID-19 và bắt đầu chương trình tiêm chủng.

Lý do Nhật Bản chậm trễ tiêm vaccine COVID-19 dù Thế vận hội sắp diễn ra - Hình 1
Biểu tượng của thế vận hội Olympic tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN

Tuy nhiên, theo kênh CNN (Mỹ), quốc gia này chỉ bắt đầu tiêm vaccine Pfizer/BioNTech cho 126 triệu dân vào tuần trước, hơn 2 tháng sau khi vaccine này được triển khai tiêm chủng ở các nước lớn khác, như Mỹ và Anh.

Theo số liệu từ Đại học Johns Hopkins, kể từ khi triển khai chương trình tiêm chủng vào đầu tháng 12/2020 cho đến nay, Mỹ đã cung cấp hơn 68 triệu liều vaccine.

Tại Nhật Bản, mới có khoảng 18.000 liều vaccine đã được phân phối cho người dân, theo chính phủ nước này.

Tỉ lệ mắc COVID-19 của Nhật Bản không cao như Mỹ hay Anh. Nhưng trong những tháng gần đây, hệ thống y tế của nước này đã phải hứng chịu làn sóng lây nhiễm tồi tệ nhất kể từ khi đại dịch bùng phát, với hàng trăm ca nhiễm virus SARS-CoV-2 được ghi nhận hàng ngày.

Trong bối cảnh này, Thủ tướng Yoshihide Suga đang phải chịu áp lực giảm thiểu tình trạng lây lan trước khi Nhật Bản chào đón bạn bè quốc tế tham dự Thế vận hội mùa hè.

Giống như Mỹ, Nhật Bản đang sử dụng vaccine Pfizer/BioNTech như một phần của chương trình tiêm chủng. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý Nhật Bản đã phải mất thêm 2 tháng để phê duyệt việc sử dụng loại vaccine này.

Chính phủ cho biết họ đã vô cùng thận trọng. Sau hàng loạt các vụ bê bối vaccine kéo dài 50 năm, Nhật Bản là một trong những quốc gia có tỉ lệ tin tưởng vào vaccine thấp nhất trên thế giới. Chính vì vậy, để có được niềm tin sau sự hoài nghi của người dân là một điều vô cùng quan trọng.

Quyết định phê duyệt vaccine chậm trễ cũng đã bị một số chuyên gia y tế chỉ trích. Tiến sĩ Kenji Shibuya, chuyên gia tại Đại học King, London (Anh), nói rằng việc triển khai vaccine chậm trễ và thiếu chiến lược của Nhật Bản cuối cùng sẽ phải trả giá bằng mạng sống.

Quy trình phê duyệt thận trọng

Pfizer/BioNTech đã tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 rộng rãi trong những tháng cuối năm 2020, tại khoảng 150 điểm thử nghiệm lâm sàng ở Mỹ, Đức, Thổ Nhĩ Kỳ, Nam Phi, Brazil và Argentina.

Lý do Nhật Bản chậm trễ tiêm vaccine COVID-19 dù Thế vận hội sắp diễn ra - Hình 2
Nhật Bản bắt đầu triển khai tiêm vaccine Pfizer/BioNtech từ giữa tháng 2. Ảnh: CNN

Ngày 19/11/2020, hãng dược phẩm này tuyên bố vaccine của họ có hiệu quả 95% trong việc ngăn virus SARS-CoV-2. Hai tuần sau, Anh trở thành quốc gia phương Tây đầu tiên phê duyệt khẩn cấp loại vaccine này, tiếp đến là Mỹ ngày 11/12. Ngày 31/12, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phê duyệt sử dụng khẩn cấp vaccine Pfize/BioNTech.

Nhưng phải 6 tuần sau đó, ngày 14/2/2021, Nhật Bản mới phê duyệt loại vaccine này, sau một thử nghiệm nhỏ trong nước ở 160 tình nguyên viên, có kết quả phù hợp với các thử nghiệm quốc tế.

Video đang HOT

Theo tiêu chuẩn của Nhật Bản, việc phê duyệt vaccine đã diễn ra nhanh chóng. Trong khi thông thường, quá trình này có thể mất đến từ 1 đến 2 năm. Nhưng những người chỉ trích nói rằng sự chậm trễ này đã khiến chính phủ mất đi nhiều thời gian quý báu.

“Với quy mô chỉ 160 người, thử nghiệm cũng không cung cấp bất kỳ bằng chứng khoa học nào về tính hiệu quả hoặc an toàn của vaccine”, ông Shibuya nói.

Ông Taro Kono, người phụ trách chiến dịch tiêm chủng vaccine của Nhật Bản, cho biết cuộc thử nghiệm lâm sàng của nước này được tiến hành để xây dựng lòng tin của công chúng đối với chương trình tiêm chủng.

“Tôi nghĩ điều quan trọng hơn là Chính phủ Nhật Bản phải cho người dân thấy rằng chúng ta đã làm mọi thứ có thể để chứng minh tính hiệu quả và an toàn của vaccine. Điều này nhằm khuyến khích người dân Nhật Bản đi tiêm vaccine. Chúng tôi có thể đã bắt đầu chậm hơn, nhưng chúng tôi nghĩ rằng nó sẽ hiệu quả hơn”, ông Kono nói.

Bê bối vaccine và sự hoài nghi

Một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Y khoa The Lancet đã lập bản đồ niềm tin về vaccine ở 149 quốc gia từ năm 2015 đến năm 2019. Theo đó, dưới 30% người dân Nhật Bản đồng ý mạnh mẽ rằng vaccine an toàn, quan trọng và hiệu quả. Trong khi đó, có đến 50% người Mỹ tin tưởng điều này.

Lý do Nhật Bản chậm trễ tiêm vaccine COVID-19 dù Thế vận hội sắp diễn ra - Hình 3
Các nhân viên y tế chờ hội chẩn sau khi tiêm vaccine COVID-19 ở Tokyo hôm 17/2. Ảnh: CNN

Từ những năm 1970, Nhật Bản đã ghi nhận các trường hợp kháng vaccine nguy hiểm. Hai trẻ sơ sinh đã tử vong trong vòng 24 giờ sau khi tiêm mũi vaccine kết hợp bạch hầu, uốn ván và ho gà. Loại vaccine này đã bị đình chỉ, nhưng niềm tin của người dân về vaccine từ đó bắt đầu lung lay.

Vài năm sau, tỉ lệ tiêm chủng cho trẻ sơ sinh tại Nhật Bản đã giảm dần, dẫn đến tình trạng gia tăng các ca mắc ho gà.

Vào cuối những năm 1980, một mối lo ngại khác lại xuất hiện khi Nhật Bản chế tạo caccine phòng bệnh sởi, quai bị và rubelle (MMR). Những cáo buộc ban đầu cho rằng loại vaccine này dẫn đến bệnh viêm màng não vô khuẩn, hoặc sưng màng quanh não và tủy sống. Nguyên nhân bắt nguồn từ thành phần quai bị của vaccine MMR. Vụ kiện đã được đệ trình lên toà án và đòi bồi thường lớn.

Vào năm 1993, Viện Khoa học Y tế Quốc gia đã ngừng tiêm vaccine kết hợp này và thay thế bằng vaccine riêng lẻ.

Sau vụ bê bối vaccine MMR, ông Shibuya cho rằng Chính phủ Nhật Bản đã “nhận thức được rủi ro” và chương trình tiêm chủng quốc gia của họ đã trở thành tự nguyện.

Tiến sĩ Yuho Horikoshi, chuyên gia về bệnh truyền nhiễm, nói rằng các vụ kiện đã dẫn đến một “lỗ hổng tiêm chủng”. Điều này khiến không có loại vaccine nào được chấp thuận ở Nhật Bản trong khoảng 15 năm.

Gần đây, năm 2013, Nhật Bản đã bổ sung vaccine phòng ngừa ung thư cổ tử cung (HPV) vào chương trình quốc gia nhằm bảo vệ nữ giới khỏi virus lây truyền qua đường tình dục. Tuy nhiên, những video cho thấy nhiều người đã gặp tác dụng phụ sau khi tiêm vaccine đã lan truyền trên YouTube, khiến chính phủ phải loại bỏ vaccine này khỏi chương trình tiêm chủng.

Ủy ban Đánh giá Các phản ứng có hại của vaccine đã điều tra và không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy mối liên quan giữa tác dụng phụ và vaccine HPV.

Giáo sư Shoji Tsuchida, chuyên gia Tâm lý Xã hội tại Đại học Kansai, nói: “Hầu hết những người không muốn tiêm phòng đều sợ các tác dụng phụ có thể xảy ra. Họ không tin vào những gì họ coi là khoa học ‘giả mạo’. Các trường hợp tác dụng phụ của vaccine trước đây tại Nhật Bản, đặc biệt là trường hợp HPV, đã ảnh hưởng lớn đến niềm tin của người dân”.

Nỗ lực trấn an công chúng

Lý do Nhật Bản chậm trễ tiêm vaccine COVID-19 dù Thế vận hội sắp diễn ra - Hình 4
Vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược phẩm Pfizer/BioNTech. Ảnh: AFP/TTXVN

Việc người dân phản đối vaccine đang trở thành một thách thức của Chính phủ Nhật Bản khi nước này triển khai tiêm phòng COVID-19.

Các liều vaccine COVID-19 đầu tiên tại Nhật Bản sẽ được ưu tiên cho 3,7 triệu nhân viên y tế tuyến đầu. Người cao tuổi của nước này sẽ được tiêm chủng vào giữa tháng 4.

Chính phủ Nhật Bản cũng đã yêu cầu một nửa số bác sĩ và y tá của đợt tiêm đầu tiên ghi “nhật ký quan sát”, để theo dõi bất kỳ tác dụng phụ nào trong 7 tuần sau khi tiêm cả 2 liều vaccine.

Mặc dù việc triển khai vaccine hiện đã được tiến hành, cộng đồng y tế vẫn lo ngại về tình trạng phản đối vaccine. Điều đó đã khiến một nhóm bác sĩ, bao gồm cả Yuji Yamada ở New York, khởi động một chiến dịch khuyến khích người Nhật tiêm phòng COVID-19.

Mặc áo choàng bác sĩ màu trắng, Corowa-kun, một loại chatbot có nhiệm vụ trấn an những người còn hoài nghi bằng cách trả lời các câu hỏi về vaccine. Tên Corowa-kun bắt nguồn từ những từ tiếng Nhật có nghĩa là “virus Corona” và “vaccine”. Cho đến nay, trên 55.000 người đã đăng ký ứng dụng này, 70% trong số đó là phụ nữ.

Trong quá trình xây dựng kế hoạch cho Thế vận hội, ông Shibuya nói rằng chính phủ cần tập trung vào việc tuyên truyền cho công chúng rằngvaccine COVID-19 là an toàn, quan trọng và cần thiết. Ông nói rằng chính phủ cũng phải hành động nhiều hơn nữa để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

“Hãy ‘xoá sổ’ virus SARS-CoV-2. Nếu không Nhật Bản sẽ lặp đi lặp lại tình trạng khẩn cấp do việc triển khai vaccine vô cùng chậm chạp này. Động lực cơ bản của họ là cải tạo nền kinh tế. Nếu họ muốn tổ chức Thế vận hội, họ thực sự cần phải ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2″, ông Shibuya nói.

3 ứng viên kế nhiệm Thủ tướng Abe: Ai đang có lợi thế nhất?

Trong số 3 cái tên ra tranh cử Thủ tướng Nhật Bản, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Yoshihide Suga nổi lên như ứng cử viên tiềm năng nhất.

Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền Nhật Bản hôm 2/9 tuyên bố cuộc bầu chọn người nhiệm Thủ tướng Shinzo Abe sẽ diễn ra vào ngày 14/9 tới.

Do LDP chiếm đa số trong nghị viện, lãnh đạo mới của đảng này gần như chắc chắn sẽ trở thành thủ tướng tiếp theo của Nhật Bản.

Người chiến thắng trong cuộc bầu cử lãnh đạo đảng LDP sẽ được bỏ phiếu thông qua để trở thành tân Thủ tướng trong phiên họp Quốc hội bất thường, có thể được triệu tập vào ngày 16/9 tới, Kyodo đưa tin.

Cuộc chạy đua vào vị trí lãnh đạo LDP bắt đầu nóng lên sau khi 3 ứng viên khởi động các hoạt động tranh cử của họ.

3 ứng viên kế nhiệm Thủ tướng Abe: Ai đang có lợi thế nhất? - Hình 1

Từ trái qua phải: Chánh văn phòng Nội các Yoshihide Suga, Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Shigeru Ishiba, cựu Ngoại trưởng Fumio Kishida (Ảnh: Straits Times)

Chánh văn phòng Nội các Yoshihide Suga, 71 tuổi hôm 2/9 chính thức tuyên bố tham gia tranh cử Thủ tướng Nhật.

"Tôi muốn tiếp nối và củng cố chính sách kinh tế của Thủ tướng Abe (Abenomics)", ông Suga nhấn mạnh.

Theo JiJi Press, ông Suga mới đây gặp gỡ một số quan chức cấp cao của 5 đảng ủng hộ ông ra tranh cử và các các nhà lập pháp không ủng hộ ông tại một khách sạn để thảo luận về chiến lược cho cuộc bầu cử lãnh đạo LDP tới đây.

Trong khi đó, cựu Ngoại trưởng Fumio Kishida cũng vừa tổ chức một cuộc họp báo, đưa ra "Tầm nhìn Kishida" với một loạt các biện pháp chính sách mà ông quyết tâm thực hiện nếu được bầu làm Thủ tướng.

Với khẩu hiệu "từ chia rẽ tới hợp tác", ông Kishida đặt mục tiêu đạt được sửa đổi hiến pháp và kêu gọi thành lập một "cơ quan dữ liệu" mới để thúc đẩy số hóa các thủ tục hành chính.

"Chúng ta phải tiến hành các cuộc thảo luận kỹ lưỡng", ông Kishida nói về đề xuất sửa đổi hiến pháp của LDP, bao gồm việc bổ sung điều khoản công nhận vai trò của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.

Về phần mình, cựu Bộ trưởng Quốc phòng Shigeru Ishiba gặp gỡ các thành viên trong phe phái của mình để thảo luận về chiến lược bầu cử. Ông được dự đoán sẽ giải thích về các chính sách của mình trong một chương trình truyền hình vài ngày tới.

Theo Kyodo, cuộc chạy đua vào vị trí lãnh đạo LDP sẽ chính thức bắt đầu vào ngày 8/9. Các ứng viên sẽ nộp đơn, sau đó lãnh đạo mới của đảng này sẽ được bầu trong phiên họp toàn thể các đảng viên LDP được tổ chức tại Tokyo vào 14h chiều 14/9.

Tờ Mainichi nhận định, ông Suga, đồng minh lâu năm của Thủ tướng Abe gần như chắc chắn sẽ giành được 70% lá phiếu ủng hộ từ các nghị sỹ trong đảng.

Trong khi đó, ông Ishiba lại là người được lòng công chúng nhất. Trong một cuộc thăm dò mới đây, 34,3% được hỏi ủng hộ ông Ishiba trở thành tân Thủ tướng, bỏ xa vị trí thứ 2 là ông Suga với 14,3%.

Khác với quy trình thông thường, đảng LDP với khoảng 1,08 triệu thành viên trên cả nước quyết định chỉ cho phép 394 nghị sĩ và 141 đại biểu từ các chi hội địa phương bỏ phiếu trong cuộc bầu cử lần này.

Về quyết định này, Chủ tịch Đại hội đồng LDP Shunichi Suzuki cho biết việc để toàn bộ các thành viên trong đảng bỏ phiếu sẽ mất tới 2 tháng chuẩn bị và ảnh hưởng tới ngân sách cũng như việc đưa ra các chính sách liên quan tới chống dịch.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ông Trump sẽ làm gì ngay ngày đầu trở lại Nhà Trắng?
12:33:58 07/11/2024
"Quý bà băng giá" được xem là vũ khí bí mật giúp ông Trump đắc cử
15:41:40 07/11/2024
Vai trò đặc biệt của con út Barron trong chiến thắng của ông Trump
20:24:49 08/11/2024
Chiến thắng của ông Trump giúp tài sản của 10 người giàu nhất thế giới tăng 64 tỷ USD
07:47:04 08/11/2024
Công ty TikTok bị cấm hoạt động tại Canada
14:41:33 07/11/2024
Ván bài thắng đậm của tỷ phú Elon Musk trong chiến dịch ủng hộ ông Trump
20:08:20 08/11/2024
Cái kết buồn của người đàn ông đoàn tụ gia đình sau 34 năm bị bắt cóc
16:50:54 07/11/2024
Ảnh hưởng của ông Trump lớn chưa từng thấy, một nước Mỹ mới đang định hình?
22:15:13 08/11/2024

Tin đang nóng

1 sao nam thay thế MC Quyền Linh ở gameshow vì các hoàn cảnh khó khăn
06:31:44 09/11/2024
Cô bạn thân báo tin có bầu, ngay tối hôm đấy tôi và chồng quyết định ly hôn
07:52:37 09/11/2024
Vô tình thấy cô đồng nghiệp "du lịch nước ngoài 6 lần/năm" đang rửa bát ở quán ăn lề đường mà tôi ngã ngửa
08:46:20 09/11/2024
Diễn viên Anh Thư: "Tôi là người mẹ không biết dạy con"
06:03:26 09/11/2024
Phim Hoa ngữ bị mỉa mai khắp MXH vì cái kết như đấm vào mặt khán giả: Nữ chính đẹp hiếm có mà diễn đơ không chịu nổi
06:01:30 09/11/2024
Hoa hậu Vbiz và "tình tin đồn" hẹn hò tại nước ngoài, ngày công khai không còn xa?
06:43:09 09/11/2024
Động thái mới của Hiền Hồ sau ồn ào đùng đùng bỏ về vì bị hỏi tin đồn cặp đại gia
06:53:47 09/11/2024
1 sao nữ hạng A bị cấm sóng vì hành hung đạo diễn, biết nguyên nhân không ai phẫn nộ mà còn thông cảm
06:02:04 09/11/2024

Tin mới nhất

Núi lửa phun trào chết người, cột tro bụi cao tới 10 km

06:32:08 09/11/2024
Giới chức cho hay núi lửa Lewotobi Laki-laki ở Indonesia đã phun trào nhiều lần hôm nay 8.11, tạo ra cột tro bụi cao tới 10 km.

Máy bay vũ trụ tối mật của Mỹ diễn tập nâng cao trên quỹ đạo

06:25:52 09/11/2024
Máy bay vũ trụ tối mật X-37B của quân đội Mỹ đã bắt đầu thử nghiệm phanh khí động học tiên tiến để thay đổi quỹ đạo.

Hàn Quốc phóng tên lửa đạn đạo đáp trả Triều Tiên

06:22:53 09/11/2024
Hội đồng Tham mưu trưởng liên quân Hàn Quốc (JCS) ngày 8.11 thông báo quân đội đã tổ chức cuộc tập trận bắn đạn thật trong ngày 7.11 tại huyện Taean ở bờ tây, cách Seoul 108 km theo hướng tây nam, theo hãng tin Yonhap.

Tổng thống Pháp nhắc châu Âu tự lo an ninh, bớt lệ thuộc Mỹ

06:18:51 09/11/2024
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 7.11 kêu gọi châu Âu phải khẳng định sự độc lập về an ninh của mình trước Mỹ và bảo vệ lợi ích của khối trước các đối thủ địa chính trị.

Tổng thống Ukraine bác bỏ đề xuất về 'kế hoạch hòa bình' của ông Trump

06:07:16 09/11/2024
"Ông Trump muốn cuộc chiến này kết thúc. Tất cả chúng ta đều muốn chấm dứt cuộc chiến này, nhưng là một kết thúc công bằng. Nếu nó diễn ra quá nhanh, thì đó sẽ là một mất mát cho Ukraine", ông Zelensky nói.

Hàn Quốc, IAEA hợp tác xác minh chương trình hạt nhân Triều Tiên

06:05:44 09/11/2024
Hàn Quốc và IAEA đã tổ chức các cuộc đàm phán chính sách chiến lược thường niên kể từ năm 2013 như một kênh để thảo luận vấn đề đảm bảo an toàn và nghiên cứu cách thức tăng cường hợp tác giữa hai bên.

Cảnh sát Hà Lan bắt giữ 10 người sau vụ tấn công bài Do Thái ở Amsterdam

05:36:57 09/11/2024
Liên hợp quốc ngày 8/11 đã bày tỏ quan ngại về các cuộc đụng độ ở Amsterdam, đồng thời lên án tình trạng phân biệt đối xử hoặc bạo lực dựa trên nguồn gốc quốc gia, tôn giáo và dân tộc.

Bảo vệ môi trường: Ấn Độ phun sương để giảm nồng độ bụi

05:31:11 09/11/2024
Báo cáo của Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cho thấy khoảng 600 triệu trẻ em tại Nam Á đang phải đối mặt với mức độ ô nhiễm cao, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe hô hấp và tăng nguy cơ tử vong do viêm phổi.

EU yêu cầu Temu tuân thủ luật bảo vệ người tiêu dùng

05:25:22 09/11/2024
Cuộc điều tra nhắm vào những vấn đề mà người tiêu dùng thường gặp phải khi mua sắm trên Temu. Cụ thể, nền tảng này bị cáo buộc thường xuyên đưa ra các chương trình giảm giá hấp dẫn, nhưng mức giảm thực tế không như quảng cáo.

Indonesia: Núi lửa Lewotobi Laki-Laki phun trào trở lại

05:19:20 09/11/2024
Từ ngày 3/11, núi lửa Lewotobi Laki-Laki đã bắt đầu các đợt phun trào mạnh cả tro bụi và dung nham khiến 9 người thiệt mạng. Đến ngày 7/11, giới chức đã mở rộng vùng cấm với người dân địa phương lên 8 km.

Cầu nối giúp tăng cường tình hữu nghị giữa hai dân tộc Đức - Việt

05:11:40 09/11/2024
Ngoài vai trò của Hội Đức - Việt là cầu nối giữa nhân dân hai nước, Đại sứ Vũ Quang Minh đánh giá cao nỗ lực của Hội trong 33 năm qua vào việc duy trì và phát triển quan hệ hữu nghị, hợp tác giữa hai nước.

Căng thẳng tại Trung Đông: Báo động số lượng phụ nữ và trẻ em thiệt mạng tại Gaza

05:09:13 09/11/2024
Nhìn chung, trẻ em chiếm 44% số nạn nhân, trong đó trẻ em từ 5 đến 9 tuổi chiếm nhóm tuổi lớn nhất, tiếp theo là trẻ em từ 10 đến 14 tuổi, và sau đó là trẻ em từ 4 tuổi trở xuống.

Có thể bạn quan tâm

Bắt tạm giam Công chứng viên tiếp tay cho kẻ lừa bán đất

Pháp luật

09:33:13 09/11/2024
Cơ quan CSĐT xác định, trước đây ông Võ Văn Thành được Bộ Tư pháp bổ nhiệm Công chứng viên và công tác tại Phòng công chứng số 3 tỉnh Đồng Nai.

Diva Hồng Nhung "lột xác" với thời trang cá tính, hở bạo

Phong cách sao

09:27:00 09/11/2024
Sự xuất hiện của diva Hồng Nhung tại sự kiện ELLEMAN Fashion Show 2024 ở TP Thủ Đức (TPHCM) thu hút sự chú ý của khán giả. Nữ ca sĩ diện áo ren, kết hợp với áo khoác hờ, quần dài.

Hoa sữa về trong gió - Tập 47: Phương dần vui trở lại

Phim việt

09:20:56 09/11/2024
Sau một buổi đi chơi với Trang, Phương trở nên cởi mở và vui vẻ hơn. Đây có thể là dấu hiệu đầu tiên cho thấy cô bé đang dần khỏi bệnh trầm cảm.

Sao Việt 9/11: Chí Trung đón sinh nhật bên bạn gái trên đất Nga

Sao việt

09:16:28 09/11/2024
NSƯT Chí Trung đón sinh nhật tuổi 64 bên bạn gái Ý Lan và bạn bè ở Nga; cặp cựu người mẫu song sinh Thuý Hằng - Thuý Hạnh khoe dáng gợi cảm trong bộ ảnh mới.

Hoa hậu Mai Phương khoe nhan sắc ngọt ngào, cuốn hút tuổi 25

Người đẹp

09:09:18 09/11/2024
Nhan sắc Hoa hậu Mai Phương ngày càng thăng hạng, chỉn chu và có thể cân mọi gu thời trang. Hoa hậu Huỳnh Nguyễn Mai Phương khoe nhan sắc trẻ trung.

Huỳnh Hiểu Minh đưa bạn gái hot girl đi khám thai giữa nghi vấn chia tay đòi gần 1.000 tỷ đồng phí bồi thường

Sao châu á

09:08:12 09/11/2024
Mới đây, một blogger chuyên săn tin trong làng giải trí Hoa ngữ đã đăng tải đoạn video ngắn ghi lại khoảnh khắc Huỳnh Hiểu Minh được trông thấy đưa bạn gái Diệp Kha tới bệnh viện khám thai.

Nửa đêm nhận được điện thoại của anh trai, tôi thở dài não nề còn chồng vứt 500 triệu lên giường, gắt lên một câu đau điếng

Góc tâm tình

08:41:14 09/11/2024
Đối diện với lời nhờ vả của anh trai, tôi cảm thấy nhục nhã và bất lực vô cùng. Anh trai tôi tuy lo tu chí làm ăn nhưng vì không có bằng cấp nên chỉ là lao động tự do.

Thí sinh bị ghét nhất Rap Việt mùa 4, làm "phí cả nón vàng của B Ray" là ai?

Tv show

08:17:00 09/11/2024
Trong nhiều group, fanpage về rap, hàng trăm bình luận tỏ rõ sự thất vọng khi Tiêu Minh Phụng nhận nón vàng từ B Ray.

Một nơi ở Việt Nam đẹp siêu thực tựa như "thế giới khác", có hồ nước bí ẩn "treo" lơ lửng, vẫn hoang sơ chưa nhiều người biết đến

Du lịch

08:12:52 09/11/2024
Hành trình khám phá địa điểm này sẽ giúp du khách chiêm ngưỡng vẻ đẹp thiên nhiên hoang sơ và có cả những trải nghiệm mạo hiểm khó quên.

Nhóm nhạc khiếm thính Hàn Quốc sẽ biểu diễn tại Hội Nghị AI toàn cầu

Nhạc quốc tế

08:12:44 09/11/2024
Big Ocean, nhóm nhạc khiếm thính đầu tiên của Hàn Quốc, sẽ biểu diễn tại Hội nghị thượng đỉnh toàn cầu AI for Good, dự kiến diễn ra vào tháng 7/2025 tại Geneva.

Ngoại hình gây sốc của Cao Thái Sơn

Nhạc việt

08:10:49 09/11/2024
Cao Thái Sơn ở thời điểm hiện tại tăng cân thấy rõ, gương mặt cũng bầu bĩnh hơn khác hẳn khoảng thời gian anh sở hữu gương mặt góc cạnh, body 6 múi với mệnh danh hoàng tử ballad năm nào.