Lý do nhà lãnh đạo Triều Tiên ít xuất hiện công khai trong năm 2017
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un tuyên bố đất nước của ông đã trở thành một “quốc gia chiến lược”, có khả năng tạo ra mối đe dọa hạt nhân “đáng kể” với Mỹ.
Ảnh: VOA
Nhật báo Nihon Keizai của Nhật Bản ngày 28/12 dẫn nguồn Radio Press chuyên về các vấn đề Triều Tiên, cho biết, truyền thông Triều Tiên đã đưa tin về 102 lần hoạt động công khai của ông Kim trong năm nay (tính tới ngày 27/12), trung bình một lần trong 3 ngày rưỡi, giảm khoảng 30% so với 141 lần của năm 2016 và 155 lần trong năm 2015.
Theo nhật báo Nihon Keizai, ông Kim thường hoạt động vào sáng sớm để tránh vệ tinh giám sát của Mỹ đồng thời sử dụng chiếc xe Lexus mà ông tặng cho một quan chức cấp cao chứ không sử dụng chiếc Mercedes-Benz của mình.
Cơ quan tình báo quốc gia Hàn Quốc hồi tháng 6 cũng báo cáo rằng, nhà lãnh đạo Triều Tiên đã giảm tần suất hoạt động công khai và sử dụng xe của một người bạn thân “vì sợ bị ám sát”.
Việc giảm hoạt động công khai này cũng là dấu hiệu cho thấy Triều Tiên chuẩn bị tiến hành vụ thử tên lửa đạn đạo hoặc một vụ thử hạt nhân.
Video đang HOT
Báo Nihon Keizai cho biết, nếu ông Kim đột nhiên không xuất hiện trước truyền thông thì khoảng 1 hoặc 2 tuần sau đó sẽ xảy ra một hành động khiêu khích lớn của Bình Nhưỡng.
Trong số 102 lần xuất hiện trước công chúng, khoảng 1/2 lần ông xuất hiện tại các bãi thử tên lửa hoặc thị sát các cuộc tập trận. Các hoạt động liên quan tới quân sự của ông Kim đã tăng khoảng 10% trong năm nay so với các năm 2015 và 2016. Điều này cho thấy Bình Nhưỡng có ý định quảng bá những thành tựu quân sự của ông Kim, trong đó có việc phát triển các tên lửa đạn đạo liên lục địa.
Trong khi đó, truyền thông Triều Tiên đưa tin về các hoạt động công khai của ông Kim liên quan tới kinh tế tổng cộng 19 lần trong năm nay, chỉ chiếm 20% tổng số lần hoạt động công khai của nhà lãnh đạo này.
Nhật báo Nihon Keizai cho rằng, ông Kim đã thường xuyên thăm các nhà máy công nghiệp hoặc nông trại từ ngày 11/9 – thời điểm Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc áp đặt các biện pháp trừng phạt nghiêm khắc hơn với Bình Nhưỡng.
Báo này nhấn mạnh, việc thực hiện các chuyến thăm động viên khích lệ gia tăng sản xuất này cho thấy ông Kim đang rất lo lắng về tình hình kinh tế trong nước.
Theo Ngọc Anh
Tiền Phong
Theo Dantri
Ông Kim Jong-un cảnh báo Triều Tiên có thể đe dọa Mỹ bằng hạt nhân
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un nói rằng, Triều Tiên đã trở thành "một quốc gia chiến lược" có khả năng đe dọa hạt nhân "đáng kể" với Mỹ, truyền thông nhà nước cho biết.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un (Ảnh: Yonhap)
Theo hãng thông tấn KCNA, ông Kim Jong-un đưa ra tuyên bố trên trong bài phát biểu khai mạc hội nghị lần thứ 5 của lãnh đạo cơ sở của đảng Lao động Triều Tiên diễn ra hôm qua 21/12.
"Không thể phủ nhận Triều Tiên đã nhanh chóng trở thành một quốc gia chiến lược, tạo ra mối đe dọa hạt nhân đáng kể đối với Mỹ", hãng thông tấn KCNA dẫn lời ông Kim Jong-un.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên cũng khẳng định, nước này luôn lạc quan, tin tưởng vào tiến trình cách mạng dù phải trải qua nhiều thách thức. Theo ông Kim Jong-un, việc phát triển lực lượng hạt nhân nhanh chóng của Triều Tiên đã có "tác động lớn" đến cộng đồng quốc tế.
Những tuyên bố trên được đưa ra sau khi Bình Nhưỡng hồi tháng trước cho biết đã phóng thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa có khả năng bắn tới bất cứ đâu của Mỹ.
Tổng thống Mỹ Donald Trump đầu tuần này đã công bố chiến lược an ninh quốc gia mới, trong đó Triều Tiên bị coi là mối đe dọa hàng đầu của Mỹ. Chính quyền của ông Trump nhiều lần tuyên bố để ngỏ mọi khả năng đối phó với Triều Tiên, trong đó không loại trừ biện pháp quân sự.
Trong một diễn biến liên quan khác, báo Telegraph của Anh ngày 20/12 dẫn các nguồn thạo tin của chính phủ Mỹ cho biết Washington đang chuẩn bị các kế hoạch để tiến hành một cuộc tấn công quân sự nhằm chấm dứt chương trình hạt nhân của Triều Tiên.
Theo các nguồn tin trên, kế hoạch quân sự của Mỹ có thể nhắm mục tiêu tới các khu vực phóng tên lửa hoặc kho vũ khí và đạn dược của Triều Tiên. Cựu quan chức an ninh Mỹ tiết lộ rằng cuộc tấn công quân sự của nước này nhằm vào Triều Tiên có thể diễn ra tương tự cuộc không kích mà Mỹ từng tiến hành đối với căn cứ không quân tại Syria ngày 7/4. Khi đó, các tàu khu trục của Mỹ đã phóng 59 tên lửa hành trình tầm xa Tomahawk về phía căn cứ này.
Minh Phương
Theo Dantri
Ấn Độ tố Trung Quốc dùng điện thoại vệ tinh do thám Tờ India Today dẫn nguồn tin tình báo cho hay Trung Quốc đang bí mật dùng điện thoại vệ tinh để theo dõi các hoạt động quân sự của Ấn Độ ở Ladakh, khu vực biên giới thường xuyên xảy ra các sự cố giữa quân đội hai nước. Nguồn tin tình báo cho biết Bắc Kinh đang sử dụng ba chiếc điện...