Lý do nguồn thu của Nga không giảm dù ngừng bán khí đốt cho nhiều nước
Sau khi ngừng cung cấp khí đốt cho nhiều quốc gia châu Âu, xuất khẩu khí đốt tự nhiên của Nga đã giảm hơn 1/4.
Toàn cảnh giếng khí đốt Bovanenkovo thuộc Tập đoàn Gazprom (Nga) ở bán đảo Yamal. Ảnh: Reuters/TTXVN
Tuy nhiên, giá khí đốt tăng cao đã khiến Nga thu về ngày càng nhiều tiền dù nước này tiếp tục cắt giảm lượng khí đốt bán ra.
Theo kênh CNN, tập đoàn năng lượng nhà nước Nga Gazprom cho biết ngày 1/6 rằng xuất khẩu khí đốt của Nga sang các nước bên ngoài Cộng đồng các quốc gia độc lập, gồm 11 quốc gia ở Trung Á và Đông Âu, đã giảm gần 28% trong 5 tháng đầu năm 2022.
Cho đến nay, Gazprom đã cắt ít nhất 20 tỷ mét khối nguồn cung cấp khí đốt hàng năm cho khách hàng ở 6 quốc gia châu Âu (Ba Lan, Bulgaria, Phần Lan, Đan Mạch, Đức và Hà Lan) vì họ không thanh toán bằng đồng ruble theo yêu cầu của Tổng thống Nga Vladimir Putin hồi tháng 3.
Theo số liệu của Cơ quan Năng lượng Quốc tế, con số này chiếm gần 13% tổng lượng khí đốt mà Liên minh châu Âu nhập khẩu hàng năm từ Nga.
Ông James Huckstepp, trưởng nhóm phân tích khí đốt EMEA tại S&P Global Commodity Insights, nói rằng giá khí đốt đã tăng lên mức trung bình 102 USD/megawatt giờ vào năm 2022 so với năm ngoái. Do đó, không có khả năng Nga sẽ thu về ít hơn đáng kể cho đến khi tiếp tục cắt giảm lượng khí đốt bán ra.
Kể từ khi có yêu cầu thanh toán bằng đồng ruble, Gazprom đã đưa ra cho khách hàng một giải pháp thay thế. Người mua có thể thực hiện thanh toán bằng đồng euro hoặc USD vào một tài khoản tại ngân hàng Gazprombank của Nga, sau đó sẽ chuyển tiền thành ruble và chuyển sang tài khoản thứ hai để thanh toán cho Nga.
Video đang HOT
Nhiều khách hàng lớn đã chấp nhận làm theo đề nghị này để tiếp tục mua khí đốt của Gazprom. Tuy nhiên, một số khách hàng đã phản đối. Ngày 31/5, tập đoàn Shell cho biết họ đã không đồng ý với các điều khoản thanh toán mới, dẫn đến việc Gazprom ngừng bán khí đốt cho các khách hàng Đức. Tương tự, tập đoàn GasTerra của Hà Lan cũng cho biết trong một tuyên bố ngày 30/5 rằng họ sẽ không tuân thủ các yêu cầu thanh toán một chiều của Gazprom.
Dù sao thì EU cũng đang nhanh chóng giảm bớt phụ thuộc vào khí đốt Nga. EU tăng cường nhập khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) và cam kết cắt giảm tiêu thụ khí đốt của Nga tới 66% trước cuối năm nay.
Các quốc gia cũng đang chạy đua để tích đầy các cơ sở lưu trữ khí đốt trước mùa đông để tránh những cú sốc nguồn cung thảm khốc có thể xảy ra. Khối này đã đặt ra mục tiêu là khí đốt trong các kho chứa ngầm của các quốc gia thành viên phải đầy ít nhất 80% vào tháng 11.
Đức, nền kinh tế lớn nhất khối, đặc biệt phụ thuộc vào khí đốt Nga để cung cấp năng lượng cho các hộ gia đình và ngành công nghiệp nặng, nhưng đã cố gắng giảm thị phần nhập khẩu từ Nga xuống 35% từ mức 55% trước khi bắt đầu cuộc chiến ở Ukraine.
Nga có thể chưa cảm nhận được tác động. Theo dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ, EU là khách hàng mua khí đốt lớn nhất của Nga và giá dầu và khí đốt tự nhiên tăng cao đã làm tăng doanh thu của Nga.
Theo báo cáo của Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Không khí Sạch, nhập khẩu nhiên liệu hóa thạch của EU từ Nga đã giúp Nga thu về 47 tỷ USD trong hai tháng sau khi Nga đưa quân vào Ukraine, gấp đôi giá trị cùng kỳ năm 2021.
Một số công ty năng lượng lớn nhất châu Âu đã bắt đầu quá trình mở tài khoản mới với ngân hàng Gazprombank để tiếp tục mua khí đốt Nga, bất chấp các quan chức EU cho rằng động thái như vậy sẽ vi phạm các lệnh trừng phạt Nga.
Tuy vậy, khi châu Âu quay lưng lại với khí đốt của Nga trong những tháng tới, Nga sẽ khó tìm được người mua thay thế như với dầu, vì khí đốt Nga chủ yếu được cung cấp qua đường ống, có thể mất nhiều năm xây dựng.
Sau Hà Lan, Đan Mạch có thể là nước tiếp theo bị Nga ngừng cung cấp khí đốt
Sau khi Hà Lan bị ngừng cấp khí đốt, công ty điện lực Orsted của Đan Mạch cũng cảnh báo về việc bị tập đoàn Gazprom của Nga cắt giảm khí đốt tự nhiên vì công ty này cũng từ chối thanh toán bằng đồng ruble.
Một trạm xăng của Tập đoàn khí đốt Gazprom ở Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo tờ Bussiness Insider, công ty Orsted cho biết trong một thông cáo báo chí ngày 30/5: "Chúng tôi không có nghĩa vụ pháp lý nào theo hợp đồng để làm như vậy và chúng tôi đã nhiều lần thông báo với Gazprom Export rằng chúng tôi sẽ không làm như vậy".
Khi Orsted dự định tiếp tục thanh toán khí đốt bằng đồng euro cho khoản thanh toán đến hạn vào ngày 31/5, có nguy cơ Gazprom Export sẽ ngừng cung cấp khí đốt cho Orsted.
Orsted cho biết họ hy vọng có thể mua khí đốt trên thị trường khí đốt châu Âu. Cả Hà Lan và Đan Mạch đều sản xuất khí đốt tự nhiên riêng.
Cơ quan Năng lượng Đan Mạch cho biết trong một thông cáo báo chí ngày 30/5 rằng họ dự báo không có tác động tức thời nào từ việc Gazprom cắt nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên và đã có sẵn kế hoạch khẩn cấp.
Trước đó, Gazprom đã cắt nguồn cung cấp khí đốt cho Ba Lan, Bulgaria và Phần Lan vì các nước đều từ chối thanh toán bằng đồng ruble.
Mới đây nhất, ngày 30/5, công ty năng lượng GasTerra của Hà Lan thông báo Gazprom sẽ ngừng cung cấp khí đốt cho công ty này sau khi Hà Lan từ chối thanh toán bằng đồng ruble.
Theo thông báo của GasTerra, Gazprom sẽ ngừng cung cấp khí đốt cho công ty này từ ngày 31/5.
Quyết định của tập đoàn năng lượng Nga đồng nghĩa với việc Gazprom sẽ không cung cấp 2 tỷ m3 khí đốt cho Hà Lan trong giai đoạn từ nay tới tháng 10. Công ty của Hà Lan đã dự đoán điều này và mua khí đốt từ những nơi khác.
Sau khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine vào ngày 24/2, Moskva đã đề nghị khách hàng là các quốc gia không thân thiện trong đó có nhiều nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) thanh toán bằng đồng ruble.
Bộ trưởng Khí hậu và Năng lượng Hà Lan Rob Jetten cho biết trên mạng xã hội Twitter rằng quyết định của Gazprom không ảnh hưởng tới việc cung cấp khí đốt cho các hộ gia đình ở nước này.
Không phải tất cả châu Âu đã sẵn sàng ngừng mua khí đốt tự nhiên của Nga ngay bây giờ. Một số công ty mua nhiều khí đốt Nga như Eni của Italy và Uniper của Đức đã mở tài khoản tại Gazprombank để đáp ứng nhu cầu thanh toán của Nga.
Ngày 30/5, Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel cho biết các nhà lãnh đạo EU đã ủng hộ lệnh cấm nhập khẩu hơn 2/3 lượng dầu mỏ từ Nga trong một thỏa thuận có sự thỏa hiệp với Hungary.
Trên mạng xã hội Twitter, quan chức này cho hay các nước đã nhất trí cấm dầu của Nga tại EU và lệnh cấm ngay lập tức áp dụng đối với hơn 2/3 lượng dầu nhập khẩu từ Nga, cắt giảm một nguồn tài chính khổng lồ của Nga. Theo quan chức này, đây là quyết định nhằm gây sức ép tối đa lên Nga.
Ông Charles Michel cho biết thêm các nhà lãnh đạo EU cũng nhất trí loại ngân hàng lớn nhất của Nga Sberbank khỏi hệ thống thanh toán quốc tế SWIFT và cấm thêm 3 đài thuộc sở hữu nhà nước Nga.
Kho chứa khí đốt lớn nhất châu Âu có thể sẽ 'sạch trơn' vào mùa đông tới Kho trữ khí đốt Haidach (Áo) lớn nhất ở châu Âu không thể nhận thêm khí đốt tự nhiên trước mùa đông tới do bị tập đoàn Gazprom (Nga) cắt nguồn cung. Toàn cảnh kho trữ khí đốt Haidach tại Áo. Ảnh Astora.de Cơ sở Haidach do Gazprom xây dựng, vận hành và là kho chứa thuộc diện lớn nhất ở châu Âu,...