Lý do người Neanderthals tuyệt chủng: Không phải do người tinh khôn tàn sát, đơn giản vì họ… “quá đen”
Một nghiên cứu mới tin rằng việc chủng người Neanderthal tuyệt chủng một phần là vì họ quá thiếu may mắn mà thôi.
Minh họa tộc Neanderthal
Có tổng cộng 9 chủng người từng xuất hiện trên Trái đất, nhưng vượt lên trên tất cả, người tinh khôn ( Homo Sapien) – chủng loài của chúng ta ngày nay đã trở thành loài thống trị. 8 chủng tộc khác, họ đã không còn tồn tại nữa, và lý do được cho là vì người tinh khôn đã tàn sát tất cả nhờ vào lợi thế từ vũ khí và chiến thuật của mình.
Trong số 8 chủng loài đã biến mất, người Neanderthal có thể xem là chủng gần gũi với chúng ta nhất. Họ cũng có khả năng lợi dụng số đông để thống trị tự nhiên, có thể sản xuất vũ khí, và đưa ra được các chiến thuật trong chiến tranh.
Các bằng chứng khảo cổ cho thấy, người Neanderthal từng làm mưa làm gió khu vực châu Âu và Tây Á, cho đến khi hoàn toàn biến mất vào thời điểm 40.000 năm trước.
Dĩ nhiên, nếu giả thuyết người tinh khôn tàn sát tất cả là đúng, thì Neanderthal có lẽ cũng là một nạn nhân. Tuy nhiên, một số nhà khoa học không đồng ý với luận điểm này. Theo một nghiên cứu mới, nguyên nhân nằm ở việc người Neanderthal đã phải sinh sản cận huyết do cộng đồng cư dân quá nhỏ, nhưng một phần là vì họ quá thiếu may mắn mà thôi.
Cụ thể, nghiên cứu công bố trên tạp chí PLOS ONE từ ĐH Công nghệ Eindhoven (Hà Lan) đã phát triển mô hình phỏng theo cuộc sống của các quần thể người Neanderthal thời xưa. Họ lập ra các cộng đồng với nhiều quy mô (50, 100, 500, 1000 và 5000 người) để đánh giá xem người xưa đã đối phó thế nào với những hay đổi từ môi trường.
Các chuyên gia tập trung vào 3 tác nhân: mật độ sinh sản, tỉ lệ sinh, tử giới tính, và một yếu tố gọi là “hiệu ứng Allee” (khi dân số quá nhỏ gây ảnh hưởng đến hình thể và sức khỏe của mỗi cá nhân).
Kết quả cho thấy việc sinh sản cận huyết nhìn chung thì không dễ dẫn đến tuyệt chủng, nhưng nếu kết hợp với hiệu ứng Allee cùng sự thay đổi quá nhanh về dân số thì khác. Nó khiến cả một thế hệ Neanderthal nhanh chóng suy tàn.
Người tinh khôn góp phần quan trọng?
Tuy nhiên, thứ thực sự đặt dấu chấm hết cho chủng người này vào 40.000 năm trước thì vẫn chưa được giải đáp. Liệu có sự trùng hợp không khi người tinh khôn cũng chạm đến châu Âu vào thời điểm đó?
Việc có chủng người mới xuất hiện chắc chắn khiến cuộc sống của người Neanderthal trở nên khó khăn hơn, khi tính cạnh tranh tăng thêm rất nhiều. Tuy nhiên theo các chuyên gia, “cú đấm cuối cùng” dành cho chủng người này đơn giản chỉ là do… đen đủi thôi.
Video đang HOT
Mô hình dựng lại vẻ ngoài của tộc Neanderthal
“Người Neanderthal diệt vong vì chúng ta? Không đâu, ít nhất là theo nghiên cứu này. Cái kết dành cho họ đơn giản chỉ là một chuỗi thiếu may mắn về dân số.”
“Dân số nhỏ bé của người Neanderthal vẫn tồn tại trong hàng ngàn năm. Nhưng rồi đến một thế hệ thiếu may mắn, mọi thứ đã chấm hết.”
Sự thiếu may mắn này thể hiện ở hiệu ứng Allee – khi các thế hệ người Neanderthal đột nhiên có quá nhiều dị tật và không thể sống lâu. Nhưng dù vậy, đây cũng chỉ là một giả thuyết mà thôi.
Sự tuyệt chủng của người Neanderthal vẫn đang là một chủ đề gây ra nhiều tranh cãi, với nhiều tác nhân kết hợp.
Được biết, Neanderthal từng được coi là chủng người tối cổ, phát triển chậm chạp và không có gì đáng chú ý.
Tuy nhiên, ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy họ cũng rất thông minh, thậm chí là sáng tạo, giống hệt người tinh khôn. Nhiều chuyên gia còn tin rằng hầu hết các bức vẽ cổ xưa trong các hang động tại châu Âu đều là sản phẩm của chủng người này.
Cũng có bằng chứng cho thấy Neanderthal và người hiện đại – Homo Sapien – đã giao phối cùng nhau, hòa lẫn bộ gene vào các thế hệ người hiện đại sau này.
Theo helino
Rắn sọc đực đánh nhau quyết liệt để giao phối
Để giao phối với rắn cái, cả trăm con rắn sọc đực sẽ cuộn chặt lấy nhau, quyết tâm không để tình địch đắc thủ.
Đến hẹn lại lên, cứ mỗi năm vào mùa xuân ở Narcisse, Manitoba, Canada. hàng chục ngàn con rắn sọc Thamnophis sẽ thức giấc sau 8 tháng ngủ đông dài đằng đẵng. Sau khi thức dậy, ngay lập tức chúng sẽ bôn ba tìm kiếm bạn tình để giao phối.
Theo ước tính có khoảng từ 50.000 đến 75.000 con rắn sẽ thức tỉnh và chui ra khỏi hang trong tuần cuối cùng của tháng 4, tập trung mật độ dày đặc nhất vào tuần thứ hai của tháng 5 với mục tiêu tìm kiếm đối tượng kết đôi, ân ái.
Tuy vậy, có một thực tế không hề dễ chịu đó là rắn sọc đực vô cùng nhiều nhưng rắn sọc cái lại rất hạn chế. Mặc dù thể trạng của rắn sọc cái lớn hơn so với rắn sọc đực nhưng để tìm được một con rắn cái để giao phối không hề dễ dàng.
Thậm chí, đã có thời điểm tỉ lệ rắn đực và rắn cái là 10000/1. Chính vì thế chuyện hàng trăm con rắn đực đánh nhau quyết liệt để tranh giành quyền giao phối không hề hiếm lạ.
Cũng vì mất cân bằng giới tính trầm trọng nên thường những con rắn sọc đực sẽ thức tỉnh sớm hơn rắn cái, chúng buộc phải làm thế để nâng cao cơ hội tìm kiếm bạn tình.
Rắn sọc cái lường biếng "làm giá", chúng ngủ thêm khoảng 2 tuần trước khi chậm chạp rời hang, đón nhận hàng trăm ngàn ái mộ của con đực.
Kỳ thú ở chỗ, rắn sọc đực có tới hai bộ phận sinh dục, vì vậy nếu có bị mất đi một bộ phận trong lúc đấu đá thì vẫn còn bộ phận nữa để giao phối.
Khi một con rắn cái và một con rắn đực kết đôi thành công, rắn cái sẽ tiết ra hoóc môn có tên là pheromone để thông báo mình hoàn thành việc giao phối để các con đực khác tránh xa.
Về phần con cái, sau khi giao phối thành công, nó sẽ tránh những cuộc chiến tình trường hỗn loạn, đông đúc, bò đến một địa điểm hẻo lánh để đẻ trứng trong mùa hè. Một con cái có thể sinh được 40-50 trứng rắn một lần.
Sau khi hoàn thành nghĩa vụ sinh sản và nuôi những đứa con, vào khoảng tháng 9, những con rắn sọc lại quay về hang ổ của mình và chìm vào giấc ngủ đông cực dài.
Hình ảnh những con rắn đực quấn chặt lấy nhau, tranh giành quyền giao phối với con cái. Nguồn: Sina
Những con rắn cái thường có trọng lượng và chiều dài lớn hơn rắn đực. Nguồn: Sina
Đinh Ngân
Theo Kiến thức
Từng có đến 9 chủng loài người trên Trái Đất nhưng nay chỉ còn 1 - phải chăng người hiện đại đã tàn sát tất cả? Các bằng chứng lịch sử cho thấy, người tinh khôn (Homo sapiens) dường như đã tuyệt diệt tất cả các địch thủ khác trên con đường chiếm lĩnh cả hành tinh của mình. Hình minh họa Nói một cách cơ bản, loài người là những sinh vật nguy hiểm. Dù không sở hữu vũ khí tự nhiên nào xuất sắc, nhưng người tiền...