Lý do Nga và Iran có thể ngày càng lún sâu vào những bất đồng tại Syria
Những động thái gần đây tại Syria làm bật khoảng trống lớn giữa Nga và Iran cũng như việc xung đột lợi ích của các quốc gia can dự vào Syria. Có một thứ luôn tồn tại trong sự thăng, trầm của mối quan hệ Nga-Iran, đó là sự thiếu hụt lòng tin giữa hai quốc gia này.
Nga và Iran đã hợp tác trong nhiều năm để bảo đảm sự chính quyền Tổng thống Syria Assad được tồn tại nhưng khi cuộc nội chiến ở quốc gia Trung Đông này lắng xuống, dường như Nga và Iran đang đấu tranh để tìm kiếm một tương lai khác ở Syria?
Trong một bài phỏng vấn trên CNN hôm 25/1, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov đã hàm ý về việc “giải tán” mối quan hệ đồng minh giữa Nga và Iran.
Nhắc tới khái niệm đồng minh, ông Ryabkov chia sẻ với kênh American rằng “Tôi sẽ không dùng những loại từ này để miêu tả mối quan hệ của chúng tôi với Iran”.
Tổng thống Nga Putin và người đồng cấp Iran
Quan chức Nga khẳng định rằng Moscow và Tehran không chung quan điểm về mọi vấn đề ở Syria và rằng Moscow không “đánh giá thấp tầm quan trọng của những giải pháp nhằm đảm bảo an ninh cho nhà nước Israel” đồng thời nhấn mạnh rằng đây là “một trong những ưu tiên hàng đầu của Nga”.
Ông Ryabkov đưa ra nhận định về 3 bước phát triển nổi bật ở Syria.
Video đang HOT
Trước hết, đó là sự tái sinh của những đụng độ giữa lực lượng ủng hộ Nga và lực lượng ủng hộ Iran và lực lượng ở đồng bằng Al Ghab.
Thứ hai, sự leo thang của các cuộc xung đột giữa Israel và Iran.
Và cuối cùng, đó là sự gia tăng đàm phán về khu vực an toàn ở Bắc Syria giữa Thổ Nhĩ Kỳ, Mỹ và Nga.
Những bước phát triển này làm bật khoảng trống lớn giữa Nga và Iran cũng như việc xung đột lợi ích của các quốc gia can dự vào Syria. Sự thực, Moscow chưa bao giờ xem Tehran là một “đồng minh” vì mối quan hệ giữa hai nước luôn cực kỳ phức tạp.
Tùy từng giai đoạn lịch sử, mối quan hệ giữa hai nước trải qua từ kiểu quan hệ thù địch sang cạnh tranh. Trong những thăng trầm đó, tất nhiên, có một thứ luôn tồn tại đó là sự thiếu hụt lòng tin giữa hai quốc gia này.
Dù cả Iran và Nga đều can dự vào cuộc nội chiến ở Syria với mục tiêu là bảo vệ Tổng thống Assad nhưng họ không có cùng chương trình hành động ở Syria.
Hai quốc gia này đều ganh đua để nắm lấy vai trò lãnh đạo, ảnh hưởng với chính quyền ông Assad, lợi ích kinh tế và các khía cạnh khác ở Syria. Nga dường như cởi mở hơn trong việc dàn xếp cùng Iran để giành được những lợi ích quốc gia. Thực tế, Moscow đang ngăn cản nhiều cuộc tấn công của quân đội Israel nhằm vào Iran.
Khi Ngoại trưởng Nga điện đàm cho người đồng cấp Iran để thảo luận về sự hợp tác Nga-Thổ Nhĩ Kỳ ở Aleppo vào cuối năm 2016, nhà ngoại giao Zarif đã khảng khái trả lời rằng Iran sẽ không ủng hộ bất kỳ hiệp định nào mà nước này không tham gia.
Iran vẫn duy trì sự hiện diện ở Syria và gia tăng ảnh hưởng ở quốc gia Trung Đông này. Tuy nhiên, chẳng có gì nghi ngờ về việc vị thế hiện tại của Tehran tại Syria đang giảm sút vì 3 lý do chính.
Trước hết, Nga tăng cường nỗ lực nhằm gia tăng ảnh hưởng với chính quyền Tổng thống Assad. Thứ hai, Israel đang hướng mục tiêu tấn công vào Iran ở Syria. Thứ ba, Thổ Nhĩ Kỳ đang xây dựng sự hiện diện quân sự ở Bắc Syria và gia tăng vai trò cũng như ảnh hưởng ở đây.
Những động thái này khiến Iran lo ngại và nghi ngờ về mối quan hệ của nước mình với Nga. Một số người lập luận rằng Moscow không quan tâm hoặc không có khả năng đẩy Iran ra khỏi Syria nhưng lại có thể làm giảm ảnh hưởng của Tehran.
Hồi tháng 1/2017, Nga đã đóng góp bản nháp về hiến pháp Syria. Tài liệu này cho thấy rõ ràng định hướng của Nga về tương lai Syria và trong đó chứa đựng hai điều mà chắc chắn Tehran không bao giờ đồng tình: quyền tự quyết và khả năng thay đổi biên giới của quốc gia này thông qua cuộc trưng cầu dân ý công khai.
Và khi cuộc nội chiến ở Syria đang ngày càng lắng xuống, cả Tehran và Moscow đều đang tự giành lại vị thế để đón nhận sự ảnh hưởng về chính trị và kinh tế. Sự bất đồng giữa hai quốc gia tuy nhiên được cho là sẽ làm gia tăng những mâu thuẫn vốn tồn tại giữa hai nước.
Theo Nguoiduatin
Máy bay MH17 bị bắn hạ ở Ukraine: Nga sẵn sàng thảo luận với Hà Lan
Nga cho biết sẵn sàng thảo luận với Hà Lan liên quan tới máy bay của Hãng hàng không Malaysia mang số hiệu MH17 bị bắn hạ tại miền Đông Ukraine năm 2014.
Ngày 8/2, hãng tin Interfax của Nga trích lời Thứ trưởng Ngoại giao Nga Alexander Grushko khẳng định, Nga vẫn luôn mong muốn đối thoại, bao gồm cả ở cấp độ chính trị. Chính phủ Hà Lan trước đó cũng bày tỏ tin tưởng rằng các quan chức Nga sẽ sớm tổ chức cuộc gặp để thảo luận về vụ việc.
Một mảnh vỡ của MH17 tại hiện trường. (Ảnh: Reuters)
Tháng 7/2014, chiếc máy bay mang số hiệu MH17, đang trên hành trình từ thành phố Amsterdam của Hà Lan đến Kuala Lumpur, Malaysia đã bị bắn rơi trên bầu trời miền Đông Ukraine. Toàn bộ 298 người trên máy bay đã thiệt mạng, trong đó có tới 196 người mang quốc tịch Hà Lan.
Ngày 24/5/2018, các chuyên gia của Đội điều tra chung quốc tế (JIT), bao gồm Australia, Bỉ, Malaysia, Hà Lan và Ukraine đưa ra một bản báo cáo tạm thời cho rằng MH17 bị bắn hạ bởi một tên lửa từ hệ thống phòng không do Nga sản xuất. Báo cáo cũng cho rằng vụ việc có liên quan đến Lữ đoàn phòng không số 53 đang được triển khai tại thành phố Kursk, Tây Nam nước Nga.
Trước báo cáo này, Nga lên tiếng phủ nhận mọi cáo buộc JIT đưa ra. Bộ Quốc phòng Nga nói không có một hệ thống phức hợp phòng không nào từng đi qua biên giới Nga - Ukraine, trong khi đó các chuyên gia Nga tuyên bố nhận dạng được tên lửa bắn hạ máy bay là tên lửa mà Liên Xô chuyển đến lãnh thổ Ukraine năm 1986, trước khi tan rã và tên lửa này chưa bao giờ quay trở về Nga kể từ đó.
Ngày 25/5, Australia và Hà Lan ra tuyên bố Nga phải chịu trách nhiệm về tai nạn MH17. Ngày 31/5, Bộ trưởng Giao thông Malaysia tuyên bố không có bằng chứng nào đủ mạnh để cho thấy trách nhiệm của Nga trong thảm họa này.
Theo VTC News
Nga dự báo các biện pháp kiềm giữ cứng rắn từ phía Mỹ và NATO Ngày 7/2, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov tuyên bố Moskva đang dự báo sẽ có "những biện pháp hết sức cứng rắn" từ phía Washington và Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) để kiềm chế Moskva. Xe tăng của quân đội Ba Lan tham gia cuộc tập trận Anakonda 2016 tại Ba Lan ngày 13/6/2018. (Ảnh: AFP/TTXVN) Tại...