Lý do Nga sẽ không đóng dòng khí đốt tới châu Âu

Theo dõi VGT trên

Có nhiều đồn đoán Nga có thể ngừng xuất khẩu khí đốt sang châu Âu vì căng thẳng Ukraine, nhưng một thực tế quan trọng là Moskva cần nguồn thu từ hoạt động xuất khẩu này.

Lý do Nga sẽ không đóng dòng khí đốt tới châu Âu - Hình 1
Hệ thống đường ống và thiết bị đóng ngắt tại trạm khí đốt thuộc tuyến Dòng chảy phương Bắc 2. Ảnh: AFP/DPA

Một trong những vấn đề chính được nêu ra trong bối cảnh cuộc khủng hoảng ở biên giới Ukraine là tương lai của nguồn cung cấp khí đốt của châu Âu. Trong lúc các cuộc đàm phán được xúc tiến trong tháng qua, tập đoàn Gazprom của Nga đã cảnh báo khí đốt trong các cơ sở lưu trữ của châu Âu có thể xuống thấp.

Trong khi đó, Mỹ và châu Âu đe dọa rằng nếu Nga không rút quân khỏi khu vực gần biên giới Ukraine, các lệnh trừng phạt áp đặt lên Moskva có thể bao gồm việc hủy bỏ dự án Dòng chảy Phương Bắc 2 (Nord Stream 2).

Đây là đường ống dài 1.200km nối Nga và Đức với tiềm năng cung cấp khí đốt cho 26 triệu hộ gia đình, đồng thời hỗ trợ thị trường khí đốt rộng lớn hơn ở Tây Bắc Âu. Đường ống đã hoàn thành nhưng vẫn chưa được cơ quan quản lý năng lượng của Đức chứng nhận.

Theo Viện Nghiên cứu Năng lượng Oxford (OIES), năm 2021, Nga cung cấp khoảng 35% lượng khí đốt nhập khẩu vào châu Âu (gồm Anh và 27 quốc gia EU), với khoảng 31% là khí đốt qua đường ống và 4% là khí thiên nhiên hóa lỏng (LNG).

Mối quan tâm của mọi người lúc này là điều gì sẽ xảy ra nếu Nga khoá van khí đốt vào mùa đông.

Lý do Nga sẽ không đóng dòng khí đốt tới châu Âu - Hình 2
Một đường ống dẫn khí đốt dở dang trên một công trường ở Đức, dự định kết nối với Dòng chảy Phương Bắc. Ảnh: The Conversation

Trên trang Asiatimes, Giáo sư về năng lượng toàn cầu Michael Bradshaw, tại Đại học Warwick (Anh), cho rằng mặc dù có mối quan tâm rõ ràng về nguy cơ nói trên, khả năng một trong hai bên muốn làm gián đoạn dòng chảy khí đốt vào châu Âu là rất khó xảy ra.

Trừng phạt – con dao hai lưỡi

Việc Nga – và trước đó là Liên Xô – cung cấp khí đốt tự nhiên cho châu Âu đã tạo ra sự phụ thuộc lẫn nhau lâu dài, tồn tại qua nhiều biến động địa chính trị, chẳng hạn như cuộc chiến tranh Afghanistan năm 1979, sự kiện ban bố thiết quân luật ở Ba Lan năm 1980, sự sụp đổ của Bức tường Berlin năm 1989, Liên Xô sụp đổ năm 1991 và gần đây nhất là việc Nga sáp nhập Crimea vào năm 2014.

Lần nào cả hai bên cũng đều nhận ra rằng họ còn quá nhiều thứ để mất nếu làm gián đoạn dòng khí đốt.

Hiện tại, Nga đang hoàn thành các nghĩa vụ hợp đồng dài hạn về cung cấp khí đốt. Việc phá vỡ các hợp đồng đó sẽ dẫn đến thiệt hại về pháp lý tài chính và uy tín cho Nga.

Video đang HOT

Điều quan trọng là Nga cũng cần tiền. Khoảng 75% doanh thu của Gazprom đến từ các hoạt động xuất khẩu khí đốt thiên nhiên, và công ty cần nguồn thu đó để có thể cung cấp khí đốt với giá thấp hơn cho người tiêu dùng trong nước.

Theo OIES, xuất khẩu khí đốt chiếm khoảng 6% doanh thu từ thuế của chính phủ Nga – ít hơn nhiều so với dầu mỏ, nhưng không phải là một lượng nhỏ. Rất khó có khả năng họ muốn khoá van khí.

Xét đến lo ngại của châu Âu, thì rất ít có khả năng các lệnh trừng phạt sẽ nhắm vào dòng khí đốt tự nhiên. Một quyết định như vậy có thể làm trầm trọng thêm tình hình vốn đã khó khăn, khiến giá cả leo thang do thị trường hỗn loạn.

Sự gián đoạn nguồn cung cấp khí đốt hiện tại của Nga có thể dẫn đến việc cắt điện ở các khu vực ở châu Âu phụ thuộc nhiều vào khí đốt Nga. Vì vậy, đây sẽ là một bàn phản lưới nhà của châu Âu. Các biện pháp trừng phạt có thể là con dao hai lưỡi gây hại cho chính quốc gia áp đặt chúng chẳng khác gì với quốc gia “nạn nhân”.

Lý do Nga sẽ không đóng dòng khí đốt tới châu Âu - Hình 3
Công nhân kiểm tra thiết bị giám sát tại trạm máy nén Slavyanskaya, điểm đầu đường ống Dòng chảy Phương Bắc 2 của Nga. Ảnh: TASS

Điều gì xảy ra nếu dòng khí đốt bị khoá?

Với bất kỳ cơ sở hạ tầng năng lượng nào, người ta cần duy trì một lượng khí đốt nhất định để giữ cho hệ thống hoạt động. Điều đó đúng với các phương tiện lưu trữ, đường ống dẫn và những thứ tương tự. Một số khách hàng công nghiệp có thể chuyển sang các nguồn khác, chẳng hạn như nhiên liệu dầu, nhưng nhiều người có thể phải cắt giảm hoạt động, đặc biệt khi khí tự nhiên là đầu vào của các quy trình công nghiệp.

So với những lần gián đoạn nguồn cung trước đây giữa Nga và Ukraine, sự khác biệt lớn nhất lần này là bối cảnh mà nó đang diễn ra: một thị trường khí đốt toàn cầu rất chặt chẽ. Nói tóm lại, rất khó để biết nguồn cung cấp khí đốt bổ sung cho châu Âu sẽ đến từ đâu nếu lục địa già cần.

Quay trở lại thời điểm trước Giáng sinh 2021, khi phương Tây đang thảo luận về cuộc khủng hoảng khí đốt toàn cầu, đó là một tình huống hoàn toàn không phải do Nga tạo ra, nhưng chắc chắn Nga đang tận dụng nó. Moskva đã không cung cấp thêm nguồn cung trên thị trường giao ngay ngắn hạn và không lấp đầy các cơ sở lưu trữ mà họ sở hữu ở châu Âu.

Dù chuyện gì xảy ra trong vài tháng tới, mọi thứ vẫn sẽ khó khăn. Do khí đốt dùng để sưởi ấm nên nhu cầu gas bị ảnh hưởng mạnh bởi thời tiết. Một đợt rét đậm kéo dài trong những tuần tới sẽ làm giảm dung lượng lưu trữ ở châu Âu hơn nữa.

Lý do Nga sẽ không đóng dòng khí đốt tới châu Âu - Hình 4
Thiết bị vận chuyển khí tại một trạm nén ở Siberia, Nga. Ảnh: The Conversation

Nhu cầu sẽ giảm bớt vào mùa Xuân, nhưng khi đó lượng lưu trữ sẽ rất thấp và việc lấp đầy các cơ sở cho mùa Đông tới sẽ rất khó khăn và tốn kém.

Nếu các nhà lãnh đạo bình tĩnh hơn và tìm ra giải pháp cho những căng thẳng hiện nay đối với Ukraine và Dòng chảy Phương Bắc 2 được thông qua vào mùa Hè, thì nguồn cung khí đốt từ Nga có thể tăng vào mùa Đông năm sau. Nếu không – và khi nguồn cung từ Nga tiếp tục ở mức thấp – thì mùa Đông 2022 có thể rơi vào khó khăn tương tự, nếu không muốn nói là tệ hơn.

Trong dài hạn, vấn đề đối với châu Âu là sản lượng khí đốt trong nước sẽ tiếp tục giảm. Vì vậy, trừ khi nhu cầu giảm, lượng nhập khẩu khí đốt sẽ tiếp tục tăng.

Bài học rút ra từ cuộc khủng hoảng mới nhất là châu Âu cần đẩy nhanh quá trình khử carbon trong hệ thống năng lượng của mình và giảm lượng khí đốt tự nhiên tiêu thụ. Nhưng nói thì luôn dễ hơn làm.

Nga chuyển dịch dòng năng lượng từ Tây sang Đông

Căng thẳng với Ukraine đang thúc đẩy Moskva kinh doanh dầu khí nhiều hơn với Trung Quốc và có thể sẽ giảm bớt với châu Âu.

Nga chuyển dịch dòng năng lượng từ Tây sang Đông - Hình 1
Dự án đường ống dẫn khí đốt từ Nga qua Triều Tiên đến Hàn Quốc vẫn đang thi công. Ảnh: iStock

Một cuộc xung đột quy mô lớn tiềm tàng ở Ukraine, hoặc thậm chí chỉ là mối đe dọa dai dẳng của một cuộc xung đột, có thể dẫn đến những thay đổi đáng kể trong dòng chảy thương mại năng lượng toàn cầu. Trong khi Moskva tăng cường quan hệ kinh tế và năng lượng với Trung Quốc, châu Âu lại đang tìm cách giảm sự phụ thuộc mạnh mẽ vào khí đốt tự nhiên và nhập khẩu dầu của Nga.

Nga đã chuyển khí đốt đến Trung Quốc thông qua đường ống "Power of Siberia" (Sức mạnh Siberia) được khai trương vào năm 2019. Hai đồng minh láng giềng cũng gần đạt được thỏa thuận về một đường ống thứ hai - Power of Siberia 2 - sẽ cung cấp nhiên liệu cho Trung Quốc qua ngả Mông Cổ.

Vào ngày 4/2 vừa qua, tập đoàn khí đốt khổng lồ Gazprom của Nga đã xác nhận hợp đồng với Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Trung Quốc (CNPC) về việc mua bán khí đốt thiên nhiên dọc theo tuyến đường Viễn Đông. Cùng ngày, tập đoàn dầu mỏ khổng lồ Rosneft của Nga đã ký thỏa thuận trị giá 80 tỷ USD với CNPC để cung cấp 100 triệu tấn dầu cho Trung Quốc thông qua Kazakhstan trong hơn 10 năm, nhân chuyến thăm của Tổng thống Vladimir Putin tới Bắc Kinh.

Thỏa thuận thứ hai là một sự sửa đổi đối với thỏa thuận năm 2013, khi đó Rosneft đồng ý giao 325 triệu tấn dầu cho CNPC trong khoảng thời gian 25 năm thông qua Kazakhstan. Theo truyền thông nhà nước Nga, kể từ năm 2005 tới nay, Rosneft đã giao 425 triệu tấn dầu cho Trung Quốc.

Các dòng năng lượng của Nga đang di chuyển về phía Đông, mặc dù quốc gia lớn nhất thế giới về mặt địa lý vẫn đóng vai trò là nhà xuất khẩu năng lượng lớn cho Liên minh châu Âu (EU).

Nga chuyển dịch dòng năng lượng từ Tây sang Đông - Hình 2
Sơ đồ đường ống Sức mạnh Siberia và Sức mạnh Siberia 2, dẫn khí đốt Nga đến Trung Quốc.

Hiện không thể biết chắc liệu Trung Quốc có thể thay thế cho thị trường chính của Nga là châu Âu hay không. Tuy nhiên, nếu một cuộc chiến nổ ra với Ukraine, Mỹ và các đồng minh châu Âu áp đặt các biện pháp trừng phạt nặng nề với Moskva - bao gồm cả việc cấm Moskva tham gia Hệ thống thanh toán toàn cầu SWIFT - thì Điện Kremlin có thể sẽ bị đẩy mạnh hơn về phía Trung Quốc.

Một cuộc chiến tiềm tàng chắc chắn sẽ khiến Moskva phụ thuộc nhiều hơn vào Bắc Kinh và do đó tạo cho Trung Quốc đòn bẩy lớn hơn trong quan hệ song phương. Trong trường hợp đó, Moskva có thể lựa chọn tham gia Hệ thống thanh toán Liên ngân hàng xuyên biên giới (CIPS) - một phiên bản SWIFT của Trung Quốc được thành lập vào năm 2015 nhưng vẫn chưa đạt sức hút toàn cầu - ít nhất là trong hoạt động thương mại năng lượng với Trung Quốc.

Theo thỏa thuận đó, Bắc Kinh được cho là chỉ phải trả 148 USD cho 1.000 mét khối khí đốt tự nhiên của Nga, thấp hơn nhiều so với giá thị trường hiện tại là 1.100 USD / 1.000 mét khối.

Thoả thuận mới có thời hạn 30 năm - cung cấp khí đốt cho Trung Quốc thông qua đường ống mới - dự kiến sẽ giải quyết việc bán khí đốt trong tương lai bằng đồng euro, thay vì bằng USD. Đây dường như là một phần của nỗ lực phi đô la hóa đã được các nhà lãnh đạo Nga công bố vài năm trước.

Theo hợp đồng trên, Trung Quốc sẽ nhận khí đốt của Nga từ đảo Sakhalin thông qua đường ống xuyên Biển Nhật Bản đến tỉnh Hắc Long Giang, đông bắc nước này. Với thực tế là Sakhalin không được kết nối với mạng lưới đường ống châu Âu của Nga, các nhà phân tích tin rằng thỏa thuận mới sẽ không ảnh hưởng đến người tiêu dùng châu Âu.

Nga chuyển dịch dòng năng lượng từ Tây sang Đông - Hình 3
Công nhân kiểm tra thiết bị giám sát tại trạm máy nén Slavyanskaya, điểm đầu đường ống Dòng chảy Phương Bắc 2 của Nga. Ảnh: TASS

Tuy nhiên, nếu Nga bị loại khỏi hệ thống SWIFT, như Mỹ đã đe dọa, các nước châu Âu sẽ không thể trả tiền nhập khẩu khí đốt, điều này có thể gây ảnh hưởng đáng kể đến an ninh năng lượng của "lục địa già".

Về phần mình, có những dấu hiệu cho thấy EU đang chuẩn bị cho tình huống không có năng lượng của Nga. Nhập khẩu khí đốt của EU từ Nga đã ở mức thấp lịch sử trong tháng 1 vừa qua và EU tuyên bố sẽ trừng phạt dự án đường ống dẫn khí Dòng chảy Phương Bắc 2 nếu Nga "xâm lược Ukraine" - một nghi ngờ mà Moskva đã nhiều lần bác bỏ. Đồng thời, EU được cho là đang tìm kiếm các giải pháp thay thế cho khí đốt Nga, trong đó có một lựa chọn là từ Mỹ.

Tuy nhiên, vấn đề là các nhà sản xuất khí đốt khác không thể nhanh chóng thay thế Nga trở thành nhà cung cấp khí đốt lớn nhất châu Âu, trong đó có trở ngại về cơ sở hạ tầng. Na Uy, nhà cung cấp năng lượng lớn thứ hai châu Âu, đã nói rõ rằng họ đang cung cấp khí đốt tự nhiên ở công suất tối đa và không thể thay thế bất kỳ nguồn cung cấp nào bị thiếu từ Nga.

Qatar - một trong những nhà sản xuất khí đốt lớn nhất thế giới và là nhà xuất khẩu khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG) lớn thứ hai sau Australia - cũng có nguồn cung dự phòng hạn chế do hầu hết sản lượng hiện tại của họ đã dành phục vụ các hợp đồng dài hạn.

Hơn nữa, Nga hiện có kế hoạch tham gia xây dựng đường ống Dòng chảy Pakistan - một dự án được cho là sẽ làm tăng nhu cầu về khí đốt ở Pakistan - mà một số ý kiến cho rằng có thể thúc đẩy Qatar quyết định phân phối lại dòng khí đốt cho quốc gia Nam Á và giảm nguồn cung đến Châu Âu.

Nga chuyển dịch dòng năng lượng từ Tây sang Đông - Hình 4
Một tàu chở LNG mang cờ Qatar đi qua Kênh đào Suez. Ảnh: Agencies

Trung Quốc, nước tiêu thụ năng lượng lớn nhất thế giới, cuối cùng có thể thay thế châu Âu trở thành thị trường chính cho dầu, khí đốt và thậm chí cả năng lượng hạt nhân của Nga.

Rosatom - Tập đoàn Năng lượng Nguyên tử Nhà nước của Nga, đã tham gia xây dựng hai nhà máy điện hạt nhân ở Trung Quốc, và được cho là đang đàm phán với một số quốc gia ở Trung Đông và Bắc Phi để khám phá hướng phát triển năng lượng hạt nhân, bao gồm cả nghiên cứu lò phản ứng hạt nhân.

Rosatom hiện đang xây dựng các lò phản ứng hạt nhân ở Thổ Nhĩ Kỳ, Ai Cập, Iran và Ấn Độ. Công ty cũng quan tâm đến việc mở rộng hoạt động kinh doanh ở Trung và Đông Nam Á.

Nói tóm lại, cuộc khủng hoảng Ukraine có thể thúc đẩy sự tái phân phối lớn các nguồn cung cấp năng lượng toàn cầu và dòng chảy từ phía Tây sang phía Đông.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cho trực thăng đi bắn tỉa hàng trăm gấu túi, tiểu bang Úc gây phẫn nộCho trực thăng đi bắn tỉa hàng trăm gấu túi, tiểu bang Úc gây phẫn nộ
05:27:57 25/04/2025
Hàn Quốc: Thêm một cựu Tổng thống bị truy tốHàn Quốc: Thêm một cựu Tổng thống bị truy tố
21:10:40 24/04/2025
Khách du lịch Đức bị trục xuất khỏi Mỹ vì không đặt phòng khách sạnKhách du lịch Đức bị trục xuất khỏi Mỹ vì không đặt phòng khách sạn
19:33:18 25/04/2025
Ông Trump tuyên bố sẽ giảm mạnh thuế với Trung QuốcÔng Trump tuyên bố sẽ giảm mạnh thuế với Trung Quốc
13:53:56 24/04/2025
Bộ Ngoại giao Nga lên tiếng sau tuyên bố về Crimea của Tổng thống ZelenskyBộ Ngoại giao Nga lên tiếng sau tuyên bố về Crimea của Tổng thống Zelensky
19:04:59 24/04/2025
Giao diện mới của YouTube khiến người dùng khó chịuGiao diện mới của YouTube khiến người dùng khó chịu
09:50:22 25/04/2025
Tổng thống Trump cảnh báo 'chảy máu triệu phú' khi đảng Cộng hòa đề xuất tăng thuếTổng thống Trump cảnh báo 'chảy máu triệu phú' khi đảng Cộng hòa đề xuất tăng thuế
11:17:27 24/04/2025
Trung Quốc phản ứng trước cáo buộc công dân nước này tham chiến chống lại UkraineTrung Quốc phản ứng trước cáo buộc công dân nước này tham chiến chống lại Ukraine
07:31:16 24/04/2025

Tin đang nóng

Giúp nghi phạm Bùi Đình Khánh bỏ trốn: Tội danh nào đang chờ đợi 2 vợ chồng?Giúp nghi phạm Bùi Đình Khánh bỏ trốn: Tội danh nào đang chờ đợi 2 vợ chồng?
20:51:11 25/04/2025
Bé 5 tuổi tử vong trong bể nước trường mầm nonBé 5 tuổi tử vong trong bể nước trường mầm non
17:01:42 25/04/2025
Sinh viên năm cuối Đại Học Y đuối nước ở Thái Bình, mẹ khóc ngất chứng kiến cảnh đau lòngSinh viên năm cuối Đại Học Y đuối nước ở Thái Bình, mẹ khóc ngất chứng kiến cảnh đau lòng
18:39:06 25/04/2025
Sau clip nhào lộn gây dậy sóng, Hoa hậu Ý Nhi "văng" khỏi Top 10 dự đoán ở Miss WorldSau clip nhào lộn gây dậy sóng, Hoa hậu Ý Nhi "văng" khỏi Top 10 dự đoán ở Miss World
18:26:45 25/04/2025
Cảnh báo nóng liên quan đến Hoa hậu Mai Phương ThuýCảnh báo nóng liên quan đến Hoa hậu Mai Phương Thuý
20:05:20 25/04/2025
Bị chồng lấy hết tài sản, người phụ nữ dắt 4 con nhỏ ra trạm xe buýt ngủ: Đã có cách giải quyếtBị chồng lấy hết tài sản, người phụ nữ dắt 4 con nhỏ ra trạm xe buýt ngủ: Đã có cách giải quyết
18:41:07 25/04/2025
Sơ duyệt diễu hành 30/4: H'Hen Niê - Tiểu Vy và dàn sao tham gia, em trai Sơn Tùng gây sốt vì khoảnh khắc có "1-0-2"Sơ duyệt diễu hành 30/4: H'Hen Niê - Tiểu Vy và dàn sao tham gia, em trai Sơn Tùng gây sốt vì khoảnh khắc có "1-0-2"
22:34:59 25/04/2025
Lực lượng diễu binh hát dưới mưa tối 25.4 trên đường Lê Duẩn ở TP.HCMLực lượng diễu binh hát dưới mưa tối 25.4 trên đường Lê Duẩn ở TP.HCM
21:47:39 25/04/2025

Tin mới nhất

Tang lễ Giáo hoàng Francis: Mộ phần đơn giản và thánh đường không ngủ

Tang lễ Giáo hoàng Francis: Mộ phần đơn giản và thánh đường không ngủ

23:37:46 25/04/2025
Mộ của cố Giáo hoàng Francis ở Vương cung thánh đường Đức Bà Cả làm từ đá cẩm thạch của vùng Liguria ở Ý, quê hương ông cố ngài trước khi di dân đến Argentina.
GDP bang California Mỹ vượt Nhật Bản, trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới?

GDP bang California Mỹ vượt Nhật Bản, trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới?

23:16:19 25/04/2025
Hôm 24.4, Thống đốc bang California của Mỹ Gavin Newsom thông báo GDP tiểu bang này đã vượt qua Nhật Bản và trở thành nền kinh tế lớn thứ tư thế giới, báo The Guardian hôm nay 25.4 đưa tin.
Mở cửa xuyên đêm phục vụ viếng Giáo hoàng Francis

Mở cửa xuyên đêm phục vụ viếng Giáo hoàng Francis

22:43:33 25/04/2025
Vương cung thánh đường Thánh Peter đã mở cửa xuyên đêm trong ngày đầu tiên cho công chúng vào viếng Giáo hoàng Francis.
Crimea thành tâm điểm tranh cãi Mỹ - Ukraine

Crimea thành tâm điểm tranh cãi Mỹ - Ukraine

22:37:02 25/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump cáo buộc người đồng cấp Ukraine Volodymyr Zelensky muốn kéo dài chiến sự với Nga, trong khi Kyiv quyết không nhượng bộ lãnh thổ.
Tổng thống Trump: Ukraine muốn gia nhập NATO là yếu tố châm ngòi cho xung đột

Tổng thống Trump: Ukraine muốn gia nhập NATO là yếu tố châm ngòi cho xung đột

21:08:54 25/04/2025
Nga nhiều lần tuyên bố coi việc NATO mở rộng sang phía Đông là mối đe dọa trực tiếp đến an ninh quốc gia, trong khi Ukraine và các đồng minh phương Tây khẳng định quyền tự quyết về chính sách an ninh của mỗi quốc gia.
Israel chỉ trích Tây Ban Nha vì hủy hợp đồng mua đạn trị giá 6,6 triệu euro

Israel chỉ trích Tây Ban Nha vì hủy hợp đồng mua đạn trị giá 6,6 triệu euro

21:06:31 25/04/2025
Tuy nhiên, các thông tin truyền thông gần đây cho thấy hợp đồng mua đạn vẫn tiếp tục được tiến hành, bất chấp tuyên bố của chính phủ và làm dấy lên tranh cãi trong nội bộ liên minh cầm quyền.
Chủ tịch Ủy ban châu Âu hy vọng gặp Tổng thống Trump bên lề lễ tang Giáo hoàng Francis

Chủ tịch Ủy ban châu Âu hy vọng gặp Tổng thống Trump bên lề lễ tang Giáo hoàng Francis

21:03:54 25/04/2025
Dù chưa tiếp xúc trực tiếp, mối quan hệ giữa Washington và Brussels dưới thời ông Trump tiếp tục đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt trong bối cảnh Mỹ áp đặt thuế quan lên nhiều sản phẩm của châu Âu, làm gia tăng căng thẳng thương mạ...
Tướng cấp cao quân đội Liên bang Nga thiệt mạng trong vụ đánh bom xe gần Moskva

Tướng cấp cao quân đội Liên bang Nga thiệt mạng trong vụ đánh bom xe gần Moskva

20:52:07 25/04/2025
Ủy ban Điều tra sau đó xác định nạn nhân là Trung tướng Yaroslav Moskalik, Phó Cục trưởng Cục Tác chiến chính của quân đội Liên bang Nga.
Hàn Quốc có khả năng hạ lãi suất về mức 1,75%

Hàn Quốc có khả năng hạ lãi suất về mức 1,75%

20:12:31 25/04/2025
Fitch giả định mức thuế quan hiệu lực cơ bản của Mỹ ở mức 15%, kết hợp mức thuế quan cơ bản 10%, đặc biệt là trong các ngành ô tô và thép mà Hàn Quốc có mức độ phụ thuộc cao vào thị trường Mỹ.
Nga tiếp tục tấn công vào Ukraine, khiến 3 người chết

Nga tiếp tục tấn công vào Ukraine, khiến 3 người chết

20:08:40 25/04/2025
Trong những tuần gần đây, Nga đã tăng cường tấn công Ukraine. Trước vụ tấn công Pavlohrad, Nga đã không kích thủ đô Kiev, khiến ít nhất 12 người chết. Đây là vụ không kích khiến nhiều người chết nhất trong 9 tháng qua.
Cuộc chiến nguy hiểm hơn đang rình rập nước Mỹ phía sau chính sách thuế quan

Cuộc chiến nguy hiểm hơn đang rình rập nước Mỹ phía sau chính sách thuế quan

19:31:20 25/04/2025
Chính sách thương mại của Tổng thống Trump cũng đang đe dọa làm tăng chi phí đi vay của Mỹ bằng cách làm suy yếu vị thế thống trị tài chính lâu đời của Washington, vốn đã thu hút hàng nghìn tỷ USD tiền nước ngoài vào nước này trong nhiề...
Du khách Nga lách lệnh cấm thị thực, tiếp tục du lịch khắp châu Âu

Du khách Nga lách lệnh cấm thị thực, tiếp tục du lịch khắp châu Âu

15:03:28 25/04/2025
Phó Chủ tịch Liên minh Ngành du lịch Nga (ATOR) phát biểu trong một cuộc phỏng vấn với tờ Vedomosti của Nga rằng sự ổn định trong cấp thị thực Schengen đã góp phần thúc đẩy nhu cầu du lịch đến châu Âu.

Có thể bạn quan tâm

Có gì bên trong "ly cà phê" giá 150 triệu đồng của hôn thê tỷ phú Amazon?

Có gì bên trong "ly cà phê" giá 150 triệu đồng của hôn thê tỷ phú Amazon?

Thời trang

00:17:15 26/04/2025
Lauren Sánchez mới đây thu hút sự chú ý khi xuống phố cùng ly cà phê không thể uống được nhưng có giá lên đến 5.750 USD.
Xôn xao hình ảnh công an xuất hiện ở kho hàng vợ chồng TikToker nổi tiếng

Xôn xao hình ảnh công an xuất hiện ở kho hàng vợ chồng TikToker nổi tiếng

Tin nổi bật

00:12:35 26/04/2025
Hình ảnh công an xuất hiện tại một kho hàng được cho là của hai vợ chồng TikToker nổi tiếng tại Nghệ An được chia sẻ trên mạng xã hội dấy lên nghi ngờ về nguồn gốc hàng hóa ở đây.
Vụ đường dây thuốc giả ở Thanh Hóa: Phát hiện nhiều cửa hiệu bán thuốc giả

Vụ đường dây thuốc giả ở Thanh Hóa: Phát hiện nhiều cửa hiệu bán thuốc giả

Pháp luật

00:01:37 26/04/2025
Quá trình điều tra, công an phát hiện một số hiệu thuốc trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa bán thuốc giả trong đường dây sản xuất, buôn bán thuốc giả vừa bị triệt phá.
Clip hot: Sao nhí Vbiz mới 14 tuổi đã được ví như đại minh tinh, một lọn tóc bay cũng thành "mỹ cảnh nhân gian"

Clip hot: Sao nhí Vbiz mới 14 tuổi đã được ví như đại minh tinh, một lọn tóc bay cũng thành "mỹ cảnh nhân gian"

Hậu trường phim

23:55:41 25/04/2025
Khoảnh khắc Hồng Thu chỉ cần đứng im trên thảm đỏ, tóc mái nhẹ bay cũng đủ để khiến cư dân mạng phải wow vì quá xuất sắc.
HOT: "Nàng cỏ" Goo Hye Sun công khai con trai bí mật?

HOT: "Nàng cỏ" Goo Hye Sun công khai con trai bí mật?

Sao châu á

23:26:52 25/04/2025
Vào ngày 24/4, Goo Hye Sun đã đăng tải hình ảnh chụp cùng 1 cậu bé lên trang cá nhân. Đáng nói, nữ diễn viên lại viết chú thích là con trai tôi .
Cháy xe Mercedes 5 tỷ, Duy Mạnh có luôn động thái "bù lỗ"

Cháy xe Mercedes 5 tỷ, Duy Mạnh có luôn động thái "bù lỗ"

Nhạc việt

23:07:12 25/04/2025
Duy Mạnh vốn nổi tiếng với phong cách làm nhạc thẳng thắn, lấy cảm hứng từ các vấn đề trong cuộc sống. Dân tình tò mò không biết nam ca sĩ sẽ hát về vấn đề gây tranh luận của chính mình như thế nào.
Hơn 400 nghìn video đu trend quy tụ nhiều trai xinh gái đẹp nhất lúc này: Khởi xướng là nam thần "chồng IU"

Hơn 400 nghìn video đu trend quy tụ nhiều trai xinh gái đẹp nhất lúc này: Khởi xướng là nam thần "chồng IU"

Nhạc quốc tế

22:53:16 25/04/2025
Khoảnh khắc nhân vật Chung Seop giả vờ ngất xỉu khi nhìn thấy Geum Myeong trong bộ váy cưới đã nhanh chóng trở thành hiện tượng mạng
Trương Ngọc Ánh 49 tuổi vẫn trẻ đẹp, Trần Lực tiết lộ về Lê Khanh

Trương Ngọc Ánh 49 tuổi vẫn trẻ đẹp, Trần Lực tiết lộ về Lê Khanh

Sao việt

22:21:36 25/04/2025
Diễn viên Trương Ngọc Ánh đưa mẹ đồng hành trong sự kiện. NSND Trần Lực tiết lộ quá khứ của NSND Lê Khanh năm 16 tuổi.
Samsung trình làng thế hệ TV AI 2025 tại Việt Nam

Samsung trình làng thế hệ TV AI 2025 tại Việt Nam

Đồ 2-tek

21:57:48 25/04/2025
Samsung vừa chính thức ra mắt dòng TV AI 2025 tại thị trường Việt Nam, trải dài từ dòng Neo QLED, OLED, QLED đến The Frame đồng thời nâng cấp các tính năng AI (trí tuệ nhân tạo) mới hơn vào sản phẩm.
Tại sao có cổng USB 'đực' và 'cái'?

Tại sao có cổng USB 'đực' và 'cái'?

Thế giới số

21:53:01 25/04/2025
Mặc dù thuật ngữ này có vẻ kỳ lạ nhưng sự khác biệt giữa cổng USB đực và cái hoàn toàn mang tính cơ học. Việc nắm rõ điều này sẽ giúp người dùng tránh được nhiều rắc rối và cáp không tương thích.
Mẹ chồng cầm kéo bảo tôi cắt phăng mái tóc dài như cô vợ "hụt" của chồng với lý do khó hiểu khiến tôi muốn ly hôn

Mẹ chồng cầm kéo bảo tôi cắt phăng mái tóc dài như cô vợ "hụt" của chồng với lý do khó hiểu khiến tôi muốn ly hôn

Góc tâm tình

21:44:29 25/04/2025
Dù anh không còn tình cảm gì với cô gái tóc ngắn kia nhưng việc mẹ chồng cứ cố tình chăm chọc vào đời sống cá nhân của tôi khiến không khí gia đình lúc nào cũng căng thẳng.