Lý do Nga khôi phục “đoàn tàu ma” khiến phương Tây lo sợ
Việc Nga gần đây thử nghiệm thành công hệ thống đoàn tàu tên lửa Barguzin dường như đang khiến phương Tây hết sức lo ngại, về viễn cảnh Chiến tranh Lạnh có thể lặp lại.
Theo Sputnik, thử nghiệm diễn ra ở sân bay vũ trụ Plesetsk hồi đầu tháng 11, mở đường cho các cuộc phóng thử tên lửa toàn diện hơn trong tương lai.
“Vụ thử tên lửa được tiến hành để kiểm tra xem hệ thống có hoạt động hay không. Việc phát triển tên lửa và đặt ống phóng trong container đã diễn ra từ nhiều năm trước”, nhà phân tích quốc phòng Nga Victor Murakhovsky nói trên Sputnik.
Thử nghiệm đánh dấu việc Nga chính thức khôi phục dự án đoàn tàu hạt nhân từ thời Liên Xô. Năm 1987, Liên Xô đã quyết định đặt các tên lửa hạt nhân trên mạng lưới đường sắt, tận dụng ưu thế để che dấu vũ khí chiến lược khỏi vệ tinh trinh sát đối phương.
Mỗi đoàn tàu hạt nhân Liên Xô được trang bị 3 tên tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM) RT-23 Molodets (SS-24 Scalpel), với khả năng mang theo 10 đầu đạn. Nhìn từ vũ trụ, đoàn tàu trông giống như chiếc xe đông lạnh thông thường.
Theo hiệp ước START II, Nga loại bỏ hoàn toàn đoàn tàu này vào năm 2007. Dự án mới mang tên “Barguzin” không vi phạm thỏa thuận này hay vượt qua sức mạnh của hệ thống đoàn tàu hạt nhân từ thời Liên xô.
Video đang HOT
Các tên lửa RS-22 được lắp đặt vào bệ phóng.
Trong khi đó, mỗi đoàn tàu hạt nhân Barguzin được trang bị 6 ICBM RS-24 Yars(phiên bản phóng đi từ mặt đất của tên lửa Bulava).
Cách hoạt động của đoàn tàu hạt nhân về cơ bản giống như tàu ngầm mang tên lửa hạt nhân. Hệ thống được chế tạo vững chắc đến mức chịu được sóng xung kích từ vụ nổ hạt nhân cách đó vài trăm mét.
Đoàn tàu có thể vận hành tự động trong nhiều tháng, di chuyển tới 1.000 km mỗi ngày. Hệ thống dự kiến chính thức được biên chế trong quân đội vào năm 2018. 5 trung đoàn Barguzin sẽ có mặt trong Lực lượng Tên lửa Chiến lược Nga vào năm 2020.
Bình luận về vụ thử tên lửa, trang mạng Đức Welt.de và tạp chí Stern gọi đây là cơn “ác mộng”. Báo Đức cho rằng, việc nga khôi phục “đoàn tàu ma” là để đáp trả cái mà Moscow coi là “phương Tây vượt giới hạn đỏ” ở Đông Âu, sát biên giới Nga. NATO hiện đang tăng cường năng lực quân sự ở Đông Âu và các quốc gia vùng Baltic.
Đoàn tàu hạt nhân từ thời Liên xô nay được trưng bày tại bảo tàng ở St. Petersburg, Nga.
Nhà phân tích quân sự Nga Vasily Sychev nhận định, hệ thống Barguzin xuất hiện nhằm đáp trả dự án “Đòn tấn công chớp nhoáng toàn cầu” (PGS). Mỹ có thể tấn công phủ đầu đối phương bằng vũ khí siêu thanh một cách chính xác trong vòng 1 giờ.
Năm 2014, ông Putin đề cập đến PGS là một trong những mối đe dọa mới mà Nga phải đối mặt, cùng với hệ thống phòng thủ mặt đất của Mỹ ở Alaska, hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo Aegis ở châu Âu và việc NATO tăng cường hoạt động ở Đông Âu.
Với tầm bắn của các tên lửa RS-24 Yars lên tới 10.000 km, mang đầu đạn 250 kT, đoàn tàu hạt nhân Barguzin có thể tấn công mọi mục tiêu chiến lược ở phương Tây. Tuy nhiên, đoàn tàu sẽ chỉ hoạt động được trong lãnh thổ Nga vì hệ thống đường ray Nga lớn hơn so với châu Âu.
Đối với Nga, việc xây dựng đường ray có kích thước khác biệt cũng mang yếu tố quân sự chiến lược. Đối phương sẽ không thể tận dụng cơ hội để nhanh chóng đưa quân và trang thiết bị quân sự vào lãnh thổ Nga qua mạng lưới đường sắt.
Theo Danviet
Công bố clip lần đầu thử đoàn tàu tên lửa Barguzin
Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố clip thử nghiệm thành công hệ thống đoàn tàu tên lửa Barguzin tại sân bay vũ trụ Plesetsk gần Arkhangelsk.
Trang Daily Mail dẫn nguồn tin quốc phòng Nga cho biết, đoàn tàu Barguzin được ngụy trang như những đoàn tàu khách thông thường. Đoạn clip cho thấy đoàn tàu dừng lại trên hành trình của nó để thực hiện cuộc thử nghiệm phóng tên lửa trên các bệ phóng khổng lồ lắp đặt trên tàu.
Theo Thượng tướng Viktor Esin thuộc Lực lượng tên lửa chiến lược Nga (RVSN): "Các cuộc thử nghiệm nhằm kiểm tra cơ chế phóng và phóng thật của tên lửa diễn ra trong đầu tháng 11/2016 tại sân bay vũ trụ Plesetsk gần Arkhangelsk và cho kết quả thành công".
Đoàn tàu Barguzin lần đầu phóng tên lửa tại sân bay vũ trụ Plesetsk.
Nói về sức mạnh của vũ khí đặc biệt này, Đại tá Viktor Nesterov thuộc RVSN nói trên đài phát thanh Echo Moskvy, đoàn tàu tên lửa hạt nhân Barguzin sẽ được trang bị ít nhất 6 tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24 Yars và Barguzin được xem là câu trả lời của Nga trước các hành động khiêu khích của Mỹ và NATO trong thời gian gần đây, đặc biệt là việc kích hoạt lá chắn tên lửa tại Romania.
Với 6 tên lửa RS-24 Yars được trang bị, đoàn tàu Barguzin có sức mạnh tương đương với 1 trung đoàn tên lửa đạn đạo chiến lược mạnh nhất hiện nay của Nga. Tên lửa đạn đạo liên lục địa RS-24 Yars được phát triển để dần thay thế các thế hệ tên lửa già cỗi như Topol (RS-12M) và Stiletto (RS-18).
RS-24 Yars được phát triển bởi Viện thiết kế công nghệ nhiệt Moskva, cũng chính là nơi thiết kế quả Topol-M. Về cơ bản, RS-24 Yars là phiên bản khác của Topol-M đã tăng trọng lượng, kích thước và vì thế cũng có tầm bắn xa hơn, khoảng 11.000km. Nó được thiết kế để mang tối đa 6 đầu đạn, với mỗi đầu đạn có thể bắn xuống các mục tiêu khác nhau. Nó được tạo ra như một câu trả lời với lá chắn tên lửa mà Mỹ đặt ở châu Âu.
Theo ông Sergei Karakayev, Tư lệnh lực lượng RVSN: "Tổ hợp phóng tên lửa trên tàu hỏa Barguzin sẽ vượt trội đáng kể so với thế hệ trước đó về độ chính xác và tầm bắn, cũng như về những đặc điểm khác. Khả năng này sẽ cho phép tổ hợp tên lửa thực hiện tốt nhiệm vụ trực chiến trong Lực lượng tên lửa chiến lược trong tương lai, ít nhất là đến năm 2040".
Trước khi Barguzin được giới thiệu, trong những năm 1980, Liên Xô đã phát triển dòng vũ khí có khả năng tương tự là tổ hợp tên lửa đạn đạo liên lục (ICBM) RT-23 Molodets. Khi đưa vào trang bị năm 1987, tổ hợp vũ khí này đã mang lại thành công trên cả mong đợi của giới chức quân sự Liên Xô.
Đoàn tàu hạt nhân Molodets với hình dáng y hệt các đoàn tàu chở hàng hoạt động không nghỉ trong hệ thống đường sắt quốc gia Liên Xô. Các biện pháp theo dõi của Mỹ và NATO đã bó tay với loại vũ khí này. Cơ quan phân tích ảnh vệ tinh Mỹ không thể tìm ra dấu vết các đoàn tàu hạt nhân Liên Xô bằng ảnh vệ tinh lẫn ảnh quang phổ (tìm dấu vết đồng vị phóng xạ) và nhiều phương pháp khác.
Thậm chí, Mỹ đã tính tới kế hoạch triển khai các container hàng trá hình, trong lắp đặt các thiết bị giám sát tinh vi trà trộn vào hệ thống đường sắt Liên Xô để theo dõi "đoàn tàu ICBM", nhưng cũng bó tay. Và một khi đoàn tàu Barguzin đi vào hoạt động, phương Tây sẽ phải vất vả hơn nhiều trong nỗ lực theo dõi vũ khí đặc biệt này của Nga.
Theo Thùy Dung
Đất Việt
Nga tái tạo cơn ác mộng "tàu ma" đối phó với Mỹ Theo Sputnik, cac nươc phương Tây du co đu nguôn vôn, công nghệ và kỹ sư giàu kinh nghiệm vẫn chưa sang chê ra loai vu khi nào có thể sánh được với Barguzin. Hãng tin Sputnik ngày 27/5 đưa tin cho biết, Nga bắt đầu triển khai các biện pháp tự vệ cụ thể nhằm đối phó với việc Mỹ triển khai...