Lý do Nga giảm xuất khẩu khí đốt sang Slovakia dù thanh toán bằng đồng rúp
Nga đã cắt hoàn toàn nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên cho các nước châu Âu như Phần Lan, Ba Lan và Hà Lan, vì những nước này từ chối thanh toán bằng đồng rúp.
Gazprom giảm xuất khẩu khí đốt cho Slovakia. Ảnh: Euractiv.com
Theo trang tin EURACTIV.sk (Slovakia), tập đoàn năng lượng khổng lồ Gazprom của Nga đã cắt giảm một nửa xuất khẩu khí đốt sang Slovakia vào cuối tuần qua, với mức xuất khẩu thấp hơn tiếp tục vào ngày 20/6.
Gazprom đã công bố số lượng giao hàng thấp hơn qua đường ống Dòng chảy phương Bắc 1 (Nord Stream 1) vào tuần trước sau khi Giám đốc điều hành Alexey Miller của Gazprom nêu lý do là những khó khăn kỹ thuật vì các lệnh trừng phạt kinh tế của phương Tây gây ra.
Video đang HOT
Nguồn cung khí đốt giảm đã được báo cáo ở Đức, Séc, Áo, Italy và Pháp. Nhà cung cấp SPP của Slvoakia chỉ ra rằng nguyên nhân một phần là do giảm khí đốt đến từ Ukraine qua đường ống Brotherhood.
Chuyên gia năng lượng Karol Hirman cho biết việc giao hàng thấp hơn diễn ra sau khi Slovakia và một số quốc gia khác hoàn thành nghĩa vụ trả tiền mua khí đốt bằng đồng rúp theo yêu cầu từ Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Ông Hirman nói: “Mục tiêu của Moskva là ngừng hoàn toàn nguồn cung cấp khí đốt cho EU. Nga đang cho toàn thể EU thấy rằng họ sẵn sàng thực hiện những cảnh báo mà ông Putin đưa ra khi ban hành sắc lệnh về việc thanh toán bằng đồng rúp cũng như về việc ngừng xuất khẩu khí đốt. Nga hiện đang kiểm tra phản ứng của thị trường, đặc biệt là các nước EU và các khách hàng chính”.
Theo Tổng giám đốc SPP Richard Prokypčák, có khả năng việc giao hàng sẽ ngừng hoàn toàn, nói thêm rằng SPP đã chuẩn bị cho tình huống này trong nhiều tháng và quản lý để đảm bảo nguồn cung cấp thay thế từ Biển Bắc và nguồn cung cấp khí đốt tự nhiên hóa lỏng (LNG). Các nguồn này sẽ đủ để trang trải 65% tiêu dùng trong nước của Slovakia.
Người phát ngôn của SPP Andrej ebesta tuyên bố nguồn cung thấp hơn sẽ không ảnh hưởng đến việc giao hàng cho các hộ gia đình hoặc các ngành công nghiệp. Tuy nhiên, việc giảm nhập khẩu có thể làm chậm việc tích trữ dự trữ cho mùa Đông tới.
Lào sẽ sớm bán điện cho Singapore theo thỏa thuận
Tờ Vientine Times số ra ngày 20/6 đưa tin Lào sẽ sớm bán điện cho Singapore trong khuôn khổ Dự án Hội nhập năng lượng Lào - Thái Lan - Malaysia - Singapore (LTMS-PIP).
Theo báo trên, cuối tuần qua, trước sự chứng kiến của Bộ trưởng Năng lượng và Mỏ của Lào, ông Daovong Phonekeo và Đại sứ Singapore tại Lào, bà Leow Siu Lin, Công ty Điện lực Lào (EDL) và Công ty Keppel Infrastructure Holdings của Singapore đã ký với Thỏa thuận mua bán điện. Theo đó, phía Lào sẽ xuất khẩu 30 MW điện sang Singapore vào mùa khô và 100 MW vào mùa mưa trong giai đoạn 2022 - 2023.
LTMS-PIP là dự án Dự án Hội nhập Năng lượng Lào - Thái Lan - Malaysia - Singapore.
Đây là ý tưởng được bốn nước trên đưa ra vào tháng 9/2014 nhằm trao đổi điện giữa các nước láng giềng thông qua Cộng đồng Kinh tế ASEAN và Mạng lưới điện ASEAN (APG).
Phát biểu tại lễ ký, Giám đốc Điều hành EDL, ông Chanthaboun Soukaloun, đánh giá LTMS-PIP sẽ một dấu mốc đáng chú ý khác cho mục tiêu lớn hơn nhằm hiện thực hóa mục tiêu thành lập Mạng lưới điện ASEAN trong tương lai gần (APG).
Trong những năm qua, để phục vụ nhu cầu điện trong nước và hướng tới xuất khẩu, Chính phủ Lào đã triển khai xây dựng hàng loạt nhà máy thủy điện và đang lên kế hoạch xây dựng nhiều nhà máy khác nhằm hiện thực hóa mục tiêu biến nước này thành "bình ắc quy"của Đông Nam Á.
Nga hạn chế xuất khẩu khí hiếm, các nhà sản xuất chip toàn cầu lại gặp khó Ngành bán dẫn toàn cầu hầu như không gặp điều kiện nào thuận lợi trong vài năm trở lại đây. Vấn đề mới Theo kênh CNN, sau khi gặp khó khăn vì tắc nghẽn nguồn cung do đại dịch COVID-19, thì các nhà sản xuất chip lại đang đối mặt với vấn đề đau đầu mới: Nga, một trong những nhà cung cấp...