Lý do Nga “cất công” đưa Su-35, Su-57 đến Syria xa xôi: “Học” theo Mỹ chưa bao giờ là điều thừa thãi?
Hôm 10/9, không quân Nga được cho là đã triển khai tiêm kích Su-35 tới miền Nam Syria, ngăn chặn kế hoạch tấn công của Israel.
Không quân Nga đóng vai trò quan trọng trong việc lật ngược tình thế ở Syria.
Không quân Nga đã có nhiều kinh nghiệm chiến đấu quý giá ở chiến trường Syria. Trên thực tế, phần lớn các phi công chiến đấu của nước này đều đã từng thực hiện nhiệm vụ bay ở Syria, Bộ trưởng Quốc phòng Sergey Shoigu tuyên bố trong một hội nghị quân sự.
“Những con số đã nói về chính họ tại đây”, ông Shoigu nói với tờ Red Star. “98% phi hành đoàn vận tải hàng không và 90% phi hành đoàn chiến thuật và quân sự, cùng với 60% đội bay tầm xa đã tham gia vào các hoạt động nói trên. Hơn nữa, gần 1/3 các chuyên gia phòng không đã trui rèn thành thạo và trở nên chuyên nghiệp hơn trong các nhiệm vụ ở Syria”.
Sự can thiệp của Nga vào cuộc chiến Syria đã chứng tỏ bản lĩnh quân sự của nước này, đặc biệt là trong việc giúp chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad lật ngược tình thế trước khủng bố, theo National Interest.
Trong khi Hezbollah và Iran giữ vững trên chiến trường mặt đất cùng với quân đội Syria, Nga đã liên tục xuất kích yểm trợ từ trên không chống lại phiến quân.
Nga đã có cơ hội thử nghiệm nhiều máy bay, bao gồm máy bay chiến đấu Su-35, máy bay ném bom chiến lược Tu-160, máy bay chiến đấu tàng hình Su-57 và nhiều loại tên lửa cũng như bom thông minh khác nhau.
Thử nghiệm như vậy được cho là điều cần thiết. Trước đó, thông tin từ National Interest cho biết, quân đội Nga từng thừa nhận có vấn đề về các thiết bị quân sự của mình, chẳng hạn như bom thông minh đã bỏ lỡ mục tiêu ở Syria vì chưa bao giờ trải qua điều kiện sa mạc khi đang thử nghiệm ở Nga.
Quân đội Mỹ cũng có một số loại vũ khí được chứng minh là chỉ tốt trong phòng thí nghiệm thay vì trên chiến trường.
Video đang HOT
Chiến đấu cơ F-22 và F-35, bom thông minh và tên lửa không đối không của Mỹ được thể hiện hữu hiệu như hiện tại đều đến từ các bài học kinh nghiệm đau đớn trong các cuộc chiến tranh từ hàng thập kỷ trước, khi các thiết bị và chiến thuật chiến đấu trên không của Mỹ vẫn còn nhiều hạn chế.
Các cuộc chiến trong quá khứ ở châu Á đã khiến quân đội Mỹ bị tổn hại nghiêm trọng trong suốt một thập kỷ, nhưng nó đã cho Lầu Năm Góc cơ hội trải qua những thách thức của chiến tranh trên không thời hiện đại, đối mặt với tên lửa phòng không, bom thông minh và tác chiến điện tử. Cái giá phải trả là hơn 3.700 máy bay Mỹ bị phá hủy, cộng thêm 5.000 máy bay trực thăng khác.
Các vũ khí tiên tiến của Nga như Su-35 hay Su-57 đều đã có những thử nghiệm ở Syria.
Sự can thiệp vào Syria của Nga lại rẻ hơn rất nhiều. Có khoảng hai chục máy bay chiến đấu và máy bay trực thăng Nga được ghi nhận thiệt hại bởi hỏa lực hoặc tai nạn, bao gồm cả máy bay do thám Il-20 bị vô ý bắn nhầm gần đây bởi không quân Syria.
Đổi lại, Moscow có thể xoay vòng một số lượng lớn máy bay qua Syria để tích lũy kinh nghiệm, sau đó chuyển các phi hành đoàn trở về Nga.
Máy bay ném bom Tu-160 và Tu-95 của Nga đã phóng tên lửa hành trình vào các mục tiêu của phiến quân ở Syria. Quân đội Syria, cùng với các đồng minh Iran và Hezbollah đã nhận được sự hỗ trợ dồi dào trên không từ máy bay tấn công Su-24, Su-25 và Su-30, cũng như trực thăng Mi-24 và Mi-28.
Ngoài ra, một số thiết bị tinh vi nhất của Nga, đáng chú ý là máy bay chiến đấu Su-57 và Su-35, đã xuất hiện trong một vài nhiệm vụ nhẹ nhàng trên bầu trời Syria.
Hôm 10/9, không quân Nga được cho là đã triển khai tiêm kích Su-35 tới miền Nam Syria, ngăn chặn kế hoạch tấn công của Israel. Theo đó, phi đội Su-35S được tức tốc triển khai sau khi có thông tin cho rằng các chiến đấu cơ của Israel xuất hiện trong khu vực này như một động thái đáp trả Iran, theo Avia.Pro.
Để làm được những điều trên không phải đơn giản. Quân đội Nga phải thành thạo nhiều nhiệm vụ khác nhau. Cơ khí, thiết bị bảo trì và vật tư phải được vận chuyển từ Nga đến Syria.
Đội điều khiển mặt đất đã phải lập kế hoạch và điều phối các nhiệm vụ trong một môi trường đa quốc gia hỗn loạn, trong khi các đội chỉ huy trên chiến trường phải tiến hành các cuộc không kích một cách chính xác.
Đối với Mỹ, quốc gia đã thực hành chiến tranh trên không ở nước ngoài kể từ Thế chiến I, đây là một hướng đi khá cũ kỹ. Nhưng đối với Nga, đây là một trải nghiệm mới, và nó sẽ giúp cho không quân Nga tự tin hơn và điêu luyện hơn, tạp chí National Interest nhận định.
Theo nguoiduatin
Ván bài cao tay của ông Putin khiến vết nứt quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ ngày một rộng
Tổng thống Nga Putin rất khôn ngoan trong "cuộc chơi" với người Thổ Nhĩ Kỳ. Nhà lãnh đạo Nga hiểu ông Erdogan sẽ nghiêng về phía mình, xa lánh nhiều người ở Washington và bởi vậy các lựa chọn của ông Erdogan dần bị hạn chế.
Theo Foreign Policy, Thổ Nhĩ Kỳ dường như đang "qua mặt" Mỹ. Cùng với các chiêu bài, sự đe dọa và hăm dọa, ông Erdogan đã thuyết phục Mỹ đi đến thỏa thuận ở phía Đông Bắc Syria nhằm ngăn một cuộc tấn công từ người Kurd.
Tuy nhiên, nếu ông Erdogan thành công trong việc áp chế Washington, ngược lại Tổng thống Nga Putin lại có chiêu bài độc khắc chế nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ. Ông Erdogan vừa mới có chuyến thăm Moscow và ở đây ông Putin đã chứng minh với Thổ Nhĩ Kỳ sức mạnh ấn tượng về quân sự với cả máy bay chiến đấu SU-35 và SU-57.
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan và Tổng thống Nga Putin
Chuyến thăm Moscow của ông Erdogan diễn ra sau khi Moscow bàn giao lô hệ thống phòng thủ tân tiến S-400 đầu tiên cho Thổ Nhĩ Kỳ. Ankara đã nhiều lần bị Mỹ cảnh báo rằng vũ khí này sẽ giúp người Nga có cơ hội giải mã công nghệ tàng hình của F-35, do đó gây nguy hiểm cho an ninh của toàn bộ máy bay chiến đấu F-35 của Mỹ cũng như các nước NATO.
Trớ trêu thay, Thổ Nhĩ Kỳ không chỉ là người sẽ nhận được 100 chiếc F-35 trong tương lai mà còn đồng thời là nhà sản xuất máy bay. Washington, trong một động thái quan trọng đã trao cho Thổ Nhĩ Kỳ vai trò lớn trong việc sản xuất nhiều bộ phận của máy bay F-35, trong đó có thân máy bay. Và nhờ vậy, Ankara đã thu về nhiều tỷ USD tiền xuất khẩu và có được bí quyết công nghệ có giá trị trong ngành công nghiệp vũ khí, một mục tiêu được Thổ Nhĩ Kỳ tìm kiếm từ lâu.
Không có gì đáng ngạc nhiên, việc Thổ Nhĩ Kỳ quyết mua S-400 đã gây ra một cuộc khủng hoảng trong quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ. Mỹ đưa ra nhiều giải pháp trừng phạt quyết định mua S-400 của Thổ Nhĩ Kỳ ngoài việc trục xuất nước này ra khỏi chương trình F-35.
Việc mua S-400 của Nga cũng khiến Thổ Nhĩ Kỳ phải đánh đổi. Ngoài việc đánh mất cơ hội hiện đại hóa dàn máy bay chiến đấu già cỗi, Ankara cũng để lỡ cơ hội nhận được sự chuyển giao công nghệ và cơ hội kiếm hàng tỷ USD xuất khẩu.
Ông Erdogan dường như đã đúng khi người Mỹ khó có khả năng triển khai các mối đe dọa. Tuy nhiên, đây vẫn được đánh giá là một quyết định phi thường, bởi vì làm ấm lòng ông Putin, nghĩa là ông Erdogan đã phải đặt cược tương lai của ngành công nghiệp quốc phòng của mình vào những rủi ro.
Không chỉ mua S-400, Thổ Nhĩ Kỳ còn ngỏ ý muốn mua máy bay chiến đấu của Nga và điều này hẳn nhiên làm sâu thêm sự rạn nứt với Mỹ.
Dù ông Erdogan ngỏ ý sẵn sàng phá vỡ mối quan hệ quan trọng nhất của Thổ Nhĩ Kỳ để đổi lấy mối quan hệ ấm nồng với ông Putin, lãnh đạo Nga-Thổ Nhĩ Kỳ vẫn bất hòa về tình hình Syria.
Nga, cùng với Iran, đã hậu thuẫn chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad.
Không có gì khó hiểu khi chính quyền Syria luôn tăng cường lực lượng vào Idlib. Tháng trước, một đoàn xe quân sự Thổ Nhĩ Kỳ trong khu vực bị tấn công, rất có thể là từ máy bay do Nga sản xuất. Tuy nhiên, Thổ Nhĩ Kỳ chỉ nhẹ nhàng chỉ trích Nga.
Thổ Nhĩ Kỳ đã hy vọng rằng tỉnh Idlib sẽ vẫn là một vùng đệm để ngăn dòng người tị nạn từ Syria tràn qua Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, tất cả các dấu hiệu cho thấy quân đội Syria sẽ tiến lên tấn công dẹp khủng bố ở khu vực này. Và Nga dường như đã rất biết cách nắn gân Thổ Nhĩ Kỳ khi nối lại việc đánh bom ở Idlib sau đó là lệnh ngừng tấn công vào khu vực này.
Ông Putin rất khôn ngoan trong "cuộc chơi" với người Thổ Nhĩ Kỳ. Nhà lãnh đạo Nga hiểu ông Erdogan sẽ nghiêng về phía mình, xa lánh nhiều người ở Washington và bởi vậy các lựa chọn của ông Erdogan dần bị hạn chế.
Theo nguoiduatin
Lần thứ 2, Nga triển khai chiến cơ tàng hình Su-57 tới Syria Theo hãng tin Krasnaya Zvezda, một tờ báo của Bộ Quốc phòng Nga cho biết 2 chiến đấu cơ Su-57 đã được triển khai lần thứ 2 tại căn cứ Hmeimim của Nga tại Syria. Chiến cơ tàng hình Su-57 của Nga. Mục đích cơ bản của việc triển khai Su-57 tại Syria lần 2 được cho là để tái hiện diện hoạt...