Lý do nên thận trọng khi ăn rau sống
Tuần nào gia đình tôi cũng ăn rau sống đến vài lần, tôi sợ sẽ mắc bệnh giun sán dù cả nhà vẫn tẩy giun 1 năm/lần.
Trường hợp không may bị bệnh, có thể điều trị khỏi không thưa bác sĩ?
Tuần nào gia đình tôi cũng ăn rau sống đến vài lần, tôi sợ sẽ mắc bệnh giun sán dù cả nhà vẫn tẩy giun 1 năm/lần. Trường hợp không may bị bệnh, có thể điều trị khỏi không thưa bác sĩ?
BSCKII Đào Bách Khoa, Trưởng khoa Nhiễm A, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM
Sán lá gan là một loài ký sinh trùng, nó có thể xâm nhập vào cơ thể người qua đường tiêu hóa, sau đó sẽ gây ra nhiều loại bệnh lý ở các cơ quan trong cơ thể. Khi đi vào cơ thể người, loại ký sinh trùng này chủ yếu sống ở vùng gan và đường mật. Đây cũng được coi là một loại bệnh lý mạn tính, thậm chí có thể kéo dài hàng chục năm.
Với sán lá gan lớn, vật chủ chính là động vật ăn cỏ như trâu, bò. Người chỉ là vật chủ phụ. Vật chủ trung gian truyền bệnh là ốc họ Lymnanea. Người bị nhiễm bệnh do ăn sống những loài rau mọc dưới nước (rau ngổ, rau rút, cải xoong,…) hoặc sử dụng nguồn nước nhiễm ấu trùng sán lá gan.
Việc chẩn đoán một trường hợp nhiễm sán lá gan lớn cần kết hợp các yếu tố dịch tễ, lâm sàng và cận lâm sàng như sau:
Có thói quen ăn sống các loại rau mọc dưới nước.
Sốt nhẹ, đau bụng hạ sườn phải, lan sang thượng vị hoặc sau lưng.
Bạch cầu ái toan trong má.u tăng cao.
Huyết thanh chẩn đoán Fasciola spp dương tính.
Thấy hình ảnh tổn thương gan, áp xe gan trên siêu âm hoặc CT Scan.
Video đang HOT
Việc điều trị sẽ được cá thể hóa tùy vào tình trạng nặng, nhẹ của bệnh. Với thể bệnh nhẹ, bệnh nhân sẽ được điều trị thuố.c uống đặc trị sán lá gan lớn là Triclabendazole hiệu quả với liều duy nhất.
Với thể bệnh nặng, tùy vào diễn tiến của mỗi bệnh nhân, bệnh nhân có thể được lặp lại 1 liều thuố.c đặc trị hoặc sử dụng thêm kháng sinh nếu nghi ngờ bội nhiễm vi trùng.
Hiện chúng ta không có vaccine phòng ngừa bệnh do sán lá gan lớn. Các thuố.c dự phòng giun sán trên thị trường cũng không có tác dụng với loại sán lá gan lớn này, do mỗi loại sẽ được điều trị bằng thuố.c phù hợp.
Vì thế, không uống nước lã hoặc ăn rau sống mọc dưới nước là các biện pháp hữu hiệu để phòng tránh bệnh sán lá gan lớn.
Biện pháp điều trị áp xe gan do amip
Trong số các bệnh do ký sinh trùng, áp xe gan do amip đứng thứ hai sau sốt rét về tỷ lệ t.ử von.g. Nhưng những năm gần đây, nhờ sử dụng thuố.c có hiệu quả và sử dụng phương pháp dẫn lưu mủ nên tình trạng bệnh không còn khó kiểm soát.
1. Áp xe gan do amip là gì?
Áp xe gan được định nghĩa là một khối chứa đầy mủ trong gan có thể phát triển do tổn thương gan hoặc nhiễ.m trùn.g trong ổ bụng lan truyền từ hệ tuần hoàn cửa. Áp xe gan sinh mủ và áp xe gan do amip là hai loại áp xe gan phổ biến nhất.
Áp xe gan do amip do Entamoeba histolytica gây ra. Ký sinh trùng này có hai giai đoạn sống: Ở dạng u nang, là dạng truyền nhiễm và thể tư dưỡng, là dạng gây bệnh xâm lấn.
Những người bị nhiễm bệnh thải ra các u nang trong phân và lây truyền sang người khác qua thức ăn và nước uống bị ô nhiễm. Khi các u nang đến đường tiêu hóa, chúng sẽ vỡ ra và giải phóng các thể tư dưỡng bám vào niêm mạc đường tiêu hóa và gây bệnh.
Tổn thương gan xảy ra khi Entamoeba histolytica xâm nhập vào hệ tuần hoàn cửa vào tĩnh mạch mạc treo và di chuyển đến gan, nơi chúng hình thành một hoặc nhiều áp xe. Thùy gan phải thường bị ảnh hưởng nhiều hơn thùy trái.
Trong số các bệnh do ký sinh trùng, áp xe gan do amip đứng thứ hai sau sốt rét về tỷ lệ t.ử von.g.
Bệnh nhân thường có biểu hiện kết hợp sốt, đau bụng bên phải và gan to. Áp xe gan do amip thường khó chẩn đoán do biểu hiện lâm sàng khác nhau và khó phân biệt với áp xe gan do mủ. Chẩn đoán được thực hiện thông qua chụp X-quang, siêu âm, xét nghiệm huyết thanh học và chọc hút áp xe.
Áp xe gan do amip có nguy cơ t.ử von.g cao ở những bệnh nhân không được điều trị. Khi nghi ngờ bị áp xe gan, người bệnh phải đi khám bệnh càng sớm càng tốt để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm có thể xảy ra.
2. Biện pháp điều trị áp xe gan do amip
Phương pháp chính điều trị áp xe gan do amip là điều trị nội khoa bằng thuố.c chống ký sinh trùng như metronidazole hoặc tinidazole.
Dẫn lưu mủ qua da được thực hiện trong trường hợp bệnh nhân không đáp ứng với thuố.c chống amip trong 3 đến 5 ngày, khi áp xe gan bị nhiễm vi khuẩn hoặc khi có nguy cơ cao bị vỡ thùy trái của gan.
Phẫu thuật chỉ giới hạn trong các trường hợp viêm phúc mạc do vỡ, trường hợp đường ruột nối với áp xe gan, hoặc nhiễ.m trùn.g huyết do nhiễm khuẩn.
2.1. Thuố.c diệt amip
Thuố.c chống amip được lựa chọn đầu tiên là metronidazole vì hiệu quả cao, an toàn, tỷ lệ khỏi bệnh là 70 đến 90%. Thuố.c được truyền tĩnh mạch hoặc uống trong 10 ngày và không quá 500 - 750mg/liều.
Tác dụng phụ của metronidazole bao gồm buồn nôn, có vị kim loại trong miệng và đau đầu. Trong một số trường hợp hiếm gặp, metronidazole có khả năng gây rối loạn hệ thần kinh trung ương nghiêm trọng. Tuy nhiên, độc tính thần kinh không phụ thuộc vào liều lượng và khi ngừng thuố.c, có thể hồi phục hoàn toàn.
Không dùng metronidazole cho các trường hợp quá mẫn cảm với imidazole, bệnh nhân động kinh, rối loạn đông má.u, người mang thai 3 tháng đầu và phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ do thuố.c được bài tiết qua sữa mẹ.
Tinidazole cũng được chỉ định trong điều trị các nhiễm khuẩn do vi khuẩn kỵ khí, trong đó có áp xe gan do amip do Entamoeba histolytica. Thuố.c cũng có tác dụng phụ là buồn nôn, nôn, đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, táo bón, chóng mặt, nhức đầu...
Mặc dù metronidazole và tinidazole có thể có tác dụng với bào nang E. histolytica, tuy nhiên không có hiệu quả diệt bào nang amip. Do đó, để tránh bệnh phát triển xâm lấn và lây lan những nơi khác trong cơ thể và cho người khác thường sử dụng loại thuố.c thứ hai để diệt bào nang amip trong ruột. Các thuố.c thường sử dụng bao gồm: Lodoquinol, paromomycin và diloxanide furoate.
Điều trị áp xe gan do amip chủ yếu là điều trị nội khoa bằng thuố.c chống ký sinh trùng như metronidazole.
2.2. Các thuố.c khác
- Nếu người bệnh bị bội nhiễm, cần sử dụng kháng sinh phối hợp.
- Sử dụng thuố.c giảm đau và hạ sốt (nếu cần), như paracetamol 30 - 70 mg/kg/ngày. Lưu ý, đối với liều cao, chỉ sử dụng trong 5 ngày.
- Bệnh nhân có triệu chứng tiêu hóa cần bù nước và điện giải và điều trị hỗ trợ khác.
3. Các lưu ý trong quá trình điều trị áp xe gan do amip
- Điều trị thuố.c là điều trị cơ bản. Dù có phải chọc hút mủ hay mổ dẫn lưu, cắt gan, việc dùng thuố.c đầy đủ và đúng cách mới tránh được tái phát. Vì vậy, người bệnh phải tuân thủ đúng liều lượng và thời gian điều trị mà bác sĩ chỉ định.
- Tránh uống rượu trong thời gian sử dụng metronidazole hoặc tinidazole.
- Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, uống nhiều nước để giúp cơ thể nhanh hồi phục.
- Thông báo ngay cho bác sĩ nếu có triệu chứng bất thường hoặc nếu tình trạng không cải thiện sau một thời gian điều trị.
- Thông báo cho bác sĩ về tất cả các loại thuố.c, thực phẩm chức năng hoặc thảo dược đang sử dụng để tránh tương tác thuố.c.
- Không tự ý sử dụng các loại thuố.c kháng sinh khác mà không có chỉ định của bác sĩ, vì có thể gây kháng thuố.c và làm phức tạp quá trình điều trị.
- Sau khi hoàn thành liệu trình điều trị, nếu có các triệu chứng như sốt, đau bụng, hoặc các dấu hiệu của áp xe gan tái phát, cần thông báo ngay cho bác sĩ.
Hiện nay chưa có vaccine dự phòng bệnh amip. Vì vậy để phòng ngừa cách tốt nhất là đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm. Rửa tay sau khi ăn và đi vệ sinh. Tránh ăn thực phẩm chưa nấu chín và trái cây chưa gọt vỏ, thực phẩm hoặc đồ uống không đảm bảo vệ sinh.
Người phụ nữ nhiễm giun đũa chó Bệnh nhân có tiề.n sử khỏe mạnh, vào viện khám vì mệt mỏi, sút cân, ăn kém, đau bụng vùng trên rốn. Kết quả bác sĩ chẩn đoán bị áp xe gan do nhiễm giun đũa chó. Tay của một bệnh nhân nhiễm giun đũa chó, mèo từ thú cưng trong nhà. (Ảnh: Vietnam ) Khoảng 2 tuần trước nhập viện, bệnh nhân...