Lý do nên cọ rửa gầm xe ôtô thường xuyên
Gầm xe ôtô cần được cọ rửa thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn tích tụ.
Cọ rửa gầm xe ôtô nên được thực hiện thường xuyên. Ảnh: ST
Loại bỏ bụi bẩn tích tụ dưới gầm xe
Gầm xe ôtô là khu vực tiếp xúc gần nhất với mặt đường. Điều này đồng nghĩa với việc, rất nhiều bụi bẩn sẽ bám vào gầm xe và tích tụ ở mọi ngóc ngách.
Vì vậy, việc cọ rửa gầm xe ôtô sạch sẽ rất cần thiết, đặc biệt là đối với các xe đi off-road.
Rỉ sét là một trong những kẻ thù lớn nhất của xe ôtô. Sau một thời gian sử dụng, những lỗ thoát nước dưới gầm xe ôtô có thể chứa nhiều bụi bẩn và bị tắc nghẽn. Lúc này, nước sẽ không thể thoát và gây ra hiện tượng rỉ sét ở một số bộ phận dưới gầm xe.
Video đang HOT
Vì vậy, chủ xe nên cọ rửa gầm xe thường xuyên để loại bỏ bụi bẩn, giúp đảm bảo hệ thống thoát nước hoạt động trơn tru, tránh hiện tượng rỉ sét.
Khi có bụi bẩn tích tụ dưới gầm xe, một vài bộ phận sẽ bị ăn mòn, dẫn đến hư hỏng.
Các bộ phận có thể kể tên đến là: phanh, hệ thống treo, hệ thống khí xả và một số bộ phận khác có vai trò quan trọng trong việc tạo nên kết cấu xe.
Tần suất cọ rửa gầm xe ôtô
Xe có tình trạng, tần suất sử dụng khác nhau thì tần suất cọ rửa gầm xe cũng khác nhau.
Theo đó, những xe chạy quãng đường dài, đường xấu, tiếp xúc với nhiều bụi bẩn nên được rửa gầm xe ngay sau khi kết thúc chuyến đi để tránh các bụi bẩn bám lâu ngày, gây hư hỏng các bộ phận;
Với những xe ôtô có tần suất sử dụng không cao, chạy quãng đường ngắn, việc cọ rửa gầm xe nên được thực hiện 2 – 3 tháng/lần;
Đối với những xe ôtô gầm cao hoặc đã được phủ lớp chống gỉ sét, việc rửa gầm xe ôtô không cần thực hiện với tần suất quá cao.
Khoảng sáng gầm xe ôtô và những điều cần biết rõ
Khoảng sáng gầm xe ôtô là khoảng cách từ mặt đường đến điểm thấp nhất ở dưới gầm xe. Khoảng sáng gầm xe giữa các loại xe khác nhau cũng sẽ có độ lớn nhỏ khác nhau.
Khoảng sáng gầm xe ôtô là thuật ngữ chỉ khoảng cách của điểm thấp nhất gầm xe với mặt đường. Ảnh: CMD
Cách đo khoảng sáng gầm xe ôtô
Ngoài quy định khoảng sáng gầm xe không được nhỏ hơn 120 mm (trừ xe chuyên dụng), tại Việt Nam không còn quy định nào khác.
Tuy nhiên có thể hiểu cách đo khoảng sáng gầm xe được tính từ mặt đường lên đến chi tiết thấp nhất dưới gầm xe và ở giữa hai trục trước sau. Thông thường chi tiết này là vị trí ống xả hoặc trục dẫn động của các xe dẫn động cầu sau.
Khoảng sáng gầm xe ảnh hưởng đến những yếu tố nào của ôtô?
Thiết kế của xe
Khoảng sáng gầm xe sẽ quyết định tính chất vận hành của một dòng xe. Vì vậy, gầm xe sedan thường thấp do đặc tính thường xuyên vận hành trên đường bằng phẳng, đường nhựa ít ổ gà... Đồng thời các dòng xe này thường vận hành ở tốc độ cao hơn, nên cần trọng tâm càng thấp càng tốt.
Trong khi đó, xe SUV thường phải di chuyển đa dụng hơn, linh hoạt trong nhiều tình huống và cung đường khác nhau. Và khoảng sáng gầm xe cao sẽ tạo thêm nhiều điều kiện cho xe khi "lâm trận".
Độ cân bằng của xe
Với các dòng siêu xe thể thao, xe hiệu suất cao có thiết kế khoảng sáng gầm xe rất thấp, nhằm hạn chế tối đa lượng không khí lọt xuống dưới gầm xe, có thể "nhấc bổng" chiếc xe lên trời nếu chạy ở tốc độ cao.
Ngoài ra, khoảng sáng gầm xe thấp còn giúp các dòng xe này hạn chế lực cản không khí, cân bằng tốt hơn ở các góc cua.
Không gian nội thất của xe
Khoảng sáng gầm xe là yếu tố quyết định độ cao và thoáng của một số mẫu xe. Ví dụ, nếu so sánh 2 dòng xe SUV đô thị là Hyundai Kona và Ford EcoSport.
Trước khi Ford EcoSport được nâng cấp vào năm 2018, mẫu xe này có khoảng sáng gầm là 200 mm, đồng thời chiều cao tổng thể là 1.658 mm.
Trên phiên bản ra mắt năm 2018, khoảng sáng gầm xe đã giảm còn 175 mm, đồng thời chiều cao tổng thể tăng lên là 1.665 mm. Nhờ đó, không gian trần xe của mẫu xe này đã cao và thoáng hơn rất nhiều.
5 bước đo áp suất lốp xe ôtô đơn giản Dưới đây là cách đo áp suất lốp xe ôtô thông dụng nhất hiện nay. Cách đo áp suất lốp xe ôtô. Ảnh: Carmudi Áp suất lốp xe ôtô là gì? Áp suất lốp xe ôtô là áp suất không khí nén lại bên trong lốp xe. Đơn vị đo áp suất lốp xe ôtô phổ biến nhất hiện nay là 1 kg/cm2,...