Lý do NATO nên “vui mừng” khi Thổ Nhĩ Kỳ mua S-400
Trao đổi với Sputnik, một số nhà phân tích quân sự và chính trị Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng NATO “nên vui mừng, thay vì lo lắng” trước thỏa thuận S-400 tiềm năng giữa nước này với Moscow.
Truyền thông phương Tây lo ngại…
Hôm 3/5, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan đã đến Sochi để gặp gỡ Tổng thống Nga Putin.
Trong số các vấn đề được thảo luận, hai nhà lãnh đạo đã đề cập đến khả năng cung cấp cho Thổ Nhĩ Kỳ hệ thống phòng không tiên tiến S-400 do Nga sản xuất.
Theo Sputnik, có khả năng cao Thổ Nhĩ Kỳ sẽ trở thành thành viên NATO đầu tiên vận hành hệ thống phòng không S-400 của Nga, trong khi một số quốc gia khác như Romania, Bulgaria, Hy Lạp và Đức đã có trong tay các tổ hợp S-200 và S-300.
Bình luận về kết quả của cuộc thảo luận, truyền thông phương tây tỏ ra lo ngại trước triển vọng của sự hợp tác này:
“Thổ Nhĩ Kỳ và Nga đang hâm nóng quan hệ bằng tên lửa. NATO nên lo ngại về mối quan hệ hữu nghị của họ” – Bài viết trên tờ Economist nhận định.
Trong khi đó, đài BBC Thổ Nhĩ Kỳ lưu ý rằng, thỏa thuận tiềm năng trên làm nổi cộm vấn đề chia sẻ dữ liệu giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ, cùng “một số cuộc tranh luận khác”, chẳng hạn như việc tích hợp hệ thống của Nga và mạng lưới phòng không theo chuẩn NATO.
Hệ thống phòng không tiên tiến S-400 do Nga triển khai tại Syria.
Video đang HOT
… nhưng NATO nên “vui mừng”
Trái ngược với quan điểm của truyền thông phương Tây, khi trao đổi với Sputnik, một số nhà phân tích quân sự và chính trị Thổ Nhĩ Kỳ cho rằng NATO “nên vui mừng, thay vì lo lắng” trước thỏa thuận tiềm năng giữa nước này với Moscow.
Mesut Hakk Casn – Giáo sư tại Đại học zyein (stanbul) lý giải rằng, nếu mua hệ thống S-400, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ có được một loại vũ khí vô cùng tiên tiến.
“Một số quốc gia thành viên NATO lo ngại về nguy cơ rò rỉ thông tin mật sang Nga.
Tuy nhiên, những quốc gia như Bulgaria, Hy Lạp và Hungary đã và vẫn đang vận hành những hệ thống tương tự. Những hệ thống mà họ vận hành cũng đang được NATO sử dụng. Điều đó có nghĩa không có vấn đề gì với việc &’tích hợp’ mà nhiều chuyên gia đang đề cập tới” – ông Casn nói.
“Thay vì lo ngại, NATO nên vui mừng, bởi sự phát triển của hệ thống phòng không Thổ Nhĩ Kỳ sẽ gián tiếp tăng cường sự phát triển toàn diện của hệ thống an ninh NATO” – ông Casn nêu quan điểm.
Vị giáo sư nhấn mạnh rằng, Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia có chủ quyền và có quyền mua những vũ khí từ bất cứ nước nào họ muốn.
“Kể từ những năm 1950, Nga đã tích lũy được lượng kinh nghiệm đáng kể đối với các tổ hợp tên lửa đánh chặn tầm thấp, trung và cao. S-400 là hệ thống tiên tiến, nó sẽ mang lại lợi thế lớn cho Thổ Nhĩ Kỳ trong cuộc chiến chống IS – những kẻ đang đe dọa nhân dân Thổ Nhĩ Kỳ” – ông Casn giải thích.
Đồng thời, ông Casn lưu ý rằng, theo Điều 5 trong Hiệp ước NATO, Thổ Nhĩ Kỳ phải hành động theo nguyên tắc phòng vệ tập thể. Tuy nhiên, đối với những cuộc tấn công khủng bố không được đề cập trong điều 5 thì Thổ Nhĩ Kỳ phải tự đối mặt với mối đe dọa.
S-400 khai hỏa.
“Hệ thống này”, ông Casn nói, “sẽ không được sử dụng để chống lại NATO. Ngược lại, nó sẽ giữ vai trò như phương tiện răn đe trước bất cứ mối đe dọa nào mà Thổ Nhĩ Kỳ có thể phải đối mặt”.
Cũng theo vị chuyên gia, thỏa thuận S-400 sẽ góp phần tăng cường mối quan hệ giữa Nga – Thổ Nhĩ Kỳ:
“Kể từ năm 1991, mối quan hệ hợp tác giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ được xây dựng dựa trên sự tin tưởng lẫn nhau. Thổ Nhĩ Kỳ tin tưởng Nga trên lĩnh vực quân sự. Theo Công ước Montreux về chế độ của các eo biển Thổ Nhĩ Kỳ, an ninh tại vùng Biển Đen do cả 2 quốc gia kiểm soát.
Ngoài ra, các nỗ lực ngoại giao giữa Nga-Thổ, cũng như nỗ lực cá nhân giữa ông Putin và Erdogan đang đóng vai trò quan trọng trong việc bảo đảm an ninh tại vùng Đông Địa Trung Hải và giải quyết cuộc xung đột đẫm máu tại Syria”.
Đề cập tới vấn đề này, trung tướng về hưu Erdogan Karakus của Thổ Nhĩ Kỳ nhận định, Thổ Nhĩ Kỳ đang cố gắng tự bảo vệ mình và độc lập với NATO.
Ông Karakus cho rằng, việc không có hệ thống đánh chặn tầm cao nào tại Thổ Nhĩ Kỳ là một vấn đề lớn và điều đó đã thúc đẩy Ankara tiến tới quyết định mua sắm.
Theo vị trung tướng, Thổ Nhĩ Kỳ sẽ đáp ứng nhu cầu của mình bằng cách mua hệ thống S-400 từ Nga hoặc Patriot từ Mỹ, cũng có thể là sẽ cân bằng cả 2 phía.
Tuy nhiên, NATO muốn bán 12 tổ hợp Patriot trị giá 300 tỷ USD cho Thổ Nhĩ Kỳ và không muốn để mất khách hàng nghiễm nhiên có được này. Ngoài ra, do không muốn cắt giảm số lượng hệ thống được triển khai nên NATO sẽ tìm cách nài Thổ Nhĩ Kỳ mua tên lửa của họ và phản đối các hệ thống tên lửa của Nga.
(Theo Soha News)
Khắc tinh của S-400 bị dừng bay vì lỗi
Hải quân Mỹ quyết định dừng bay toàn bộ với F/A-18 và đặc biệt là EA-18G - máy bay tác chiến điện tử được coi là khắc tinh của hệ thống S-400.
Theo Navy Times, quyết định dừng bay được đưa ra sau một sự cố ở phần nắp buồng lái máy bay EA-18G khiến hai người bị thương. Vụ việc xảy ra lúc 11h00 ngày 16/12 trên chiếc EA-18G thuộc phi đội máy bay tấn công điện tử 132 của Hải quân Mỹ tại căn cứ không quân hải quân ở đảo Whidbey, bang Washington (Mỹ).
Phát ngôn viên của Không quân Hải quân Mỹ, Đô đốc Jeannie Groeneveld cho biết có hai sĩ quan bị thương nhưng không ảnh hưởng đến tính mạng trong sự cố này, gồm một phi công và một sĩ quan tác chiến điện tử. Cả hai người đã được đưa đến bệnh viện.
Vị đô đốc này cho biết thêm, sự cố khẩn cấp xuất phát từ phần nắp buồng lái của máy bay EA-18G. Ngay lập tức, một cuộc điều tra đã được tiến hành nhằm tìm ra nguyên nhân vụ việc. Các kỹ sư của hãng Boeing, hãng sản xuất 2 loại máy bay này sẽ phối hợp với hải quân Mỹ thực hiện cuộc điều tra này.
Trước khi có quyết định đường đột này, Mỹ tuyên bố đã tìm ra cách triệt hạ phòng không đối phương với chiếc EA-18G của mình. Để làm được điều này, dàn máy bay EA-18G Growler được lắp hệ thống xác định mục tiêu chiến thuật kết nối dữ liệu tốc độ cao (Tactical Targeting Network Technology - TTNT) và những phần cứng khác nữa.
Hãng sản xuất Boeing cho biết, tất cả các máy bay Growler đang trên dây chuyển sản xuất hiện nay sẽ được lắp ngay phần cứng mới, trong khi máy bay cũ sẽ được lắp bổ sung thiết bị để đáp ứng tiêu chuẩn.
Theo Đại úy David Kindley, Giám đốc quản lý chương trình F/A-18 và EA-18G của Hải quân Mỹ: "Hệ thống tăng cường khả năng xác định mục tiêu này sẽ mang tới cho các tổ lái những lợi thế lớn, đặc biệt trong môi trường đe dọa dày đặc, nơi hoạt động bắt bám mục tiêu từ cự ly dài đóng vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc chiến".
Theo nội dung của chương trình này, toàn bộ phần cứng mới được nâng cấp sẽ cho phép những chiếc Growler phối hợp hoạt động chống lại các hệ thống vũ khí (đối không) mạnh của kẻ thù - hiện đang trở thành xu thế phổ biến trên thế gới. Các phần cứng này nằm trong khuôn khổ Chương trình điều khiển hỏa lực - đối không tích hợp (NIFC-CA) của Hải quân Mỹ.
Với chương trình NIFC-CA, Hải quân Mỹ sẽ cần tối thiểu 2 chiếc Growler hoạt động trên không và dò tìm mục tiêu, trong quá trình hoạt động có kết nối dữ liệu tốc độ cao với nhau.
Hai chiếc này sẽ tiếp tục kết nối với một chiếc E-2D Advanced Hawkeye của hãng Northrop Grumman để hình thành một chiếc lưới hình tam giác, sẽ giúp xác định từ xa, một cách chính xác, vị trí thiết bị phát tín hiệu đe dọa.
Với những điểm riêng biệt này, Hải quân tin rằng họ sẽ có thể tạo ra khả năng theo dõi và bám mục tiêu theo thời gian thực, đủ chính xác để bắn vũ khí. Chiến thuật tỏ ra hiệu quả nhất khi có 3 chiếc Growler làm việc cùng nhau.
Công nghệ mới được đánh giá có vai trò rất quan trọng tới các kế hoạch của Hải quân, giúp mang tới khả năng chiến đấu trong môi trường bị đe dọa bởi nhiều hệ thống phòng không tiên tiến của đối phương.
Các hệ thống này gồm nhiều radar VHF có khả năng bắt bám cả máy bay tàng hình, bên cạnh thiết bị phóng tên lửa đối không mạnh, có khả năng cơ động cao, như S-400 Triumf (SA-21 Growler) của Nga hay HQ-9 của Trung Quốc.
(Theo Đất Việt)
Hợp đồng 2 tỷ USD mua 6 trung đoàn pháo phản lực mới: Liệu có tiền mất tật mang? Pinaka Mark-II đã trở thành ứng viên sáng giá và duy nhất để thay thế các tổ hợp pháo phản lực BM-21 Grad đang dần lạc hậu trong biên chế của Lục quân Ấn Độ. Mừng thì rất mừng... Đó là thông tin được nhà báo - chuyên gia quân sự Vivek Raghuvanshi người Ấn Độ chia sẻ trên trang tin quân sự...