Lý do nào khiến Jaguar Land Rover sụt giảm doanh số?
Lý do lớn nhất khiến Jaguar Land Rover lỗ nặng trong quý cuối cùng của năm 2018 là doanh số của thương hiệu xe sang Anh quốc tại Trung Quốc sụt giảm mạnh, do những vấn đề chất lượng sản phẩm.
Năm 2018 vừa qua, dù tiêu thụ ôtô mới tại Trung Quốc lần đầu tiên đã sụt giảm trong vòng 28 năm, nhưng thị trường xe sang vẫn tăng trưởng, với các thương hiệu như Audi, Mercedes-Benz, BMW, Cadillac, Volvo và Lexus đều chứng kiến doanh số tăng lên. Trong khi đó, doanh số của Jaguar Land Rover (JLR) giảm 22%.
Công ty đã viện dẫn nhiều lý do, như chiến tranh thương mại Mỹ – Trung, hay sự sụt giảm chung của thị trường ôtô Trung Quốc. Tuy nhiên, thực tế là JLR chưa bao giờ nhập xe từ Mỹ vào Trung Quốc, nên không thể nói rằng căng thẳng thương mại Mỹ – Trung ảnh hưởng lớn đến doanh số của công ty ở Trung Quốc.
Lý do lớn nhất khiến Jaguar Land Rover lỗ nặng trong quý cuối cùng của năm 2018 là doanh số của hãng tại Trung Quốc sụt giảm mạnh.
Lý do lớn nhất phải kể đến chất lượng sản phẩm – vấn đề đã tồn tại ở nhà sản xuất ô tô này từ thời còn thuộc sở hữu của Ford, và chưa bao giờ được giải quyết triệt để.
JLR đã thành lập liên doanh với công ty ôtô nội địa Trung Quốc là Chery từ năm 2014, để lắp ráp các mẫu như Range Rover Evoque, Land Rover Discovery, cùng với aguar XFL, XEL và E-Pace.
Việc lắp ráp trong nước một mặt cho phép JLR dễ dàng thay đổi nội ngoại thất xe theo thị hiếu ở Trung Quốc; mặt khác, giúp người tiêu dùng không phải gánh mức thuế 25% đối với xe nhập khẩu. Nhờ đó, doanh số của JLR tại Trung Quốc đã tăng từ mức 92.474 xe của năm 2015 lên 146.399 xe vào năm 2017.
Triệu hồi xe không phải chuyện hiếm trong ngành ôtô, nhưng phải triệu hồi nhiều như JLR thì không nhiều.
Chất lượng sản phẩm kém ngay từ đầu, với số lỗi ngày càng tăng qua các năm, cùng với việc ngày càng nhiều khách hàng phàn nàn về chất lượng xe đã khiến doanh số sụt giảm.
Triệu hồi xe không phải chuyện hiếm trong ngành ôtô, nhưng phải triệu hồi nhiều như JLR thì không nhiều. Chỉ tính riêng trong năm 2017, công ty đã phải mở 13 đợt triệu hồi xe tại Trung Quốc, do các lỗi từ động cơ đến cụm điểu khiển, túi khí và ắc quy.
Các đợt triệu hồi này ảnh hưởng tới khoảng 106.000 xe, tương đương 70% doanh số của hãng tại Trung Quốc. Thêm vào đó, từ tháng 8 năm ngoái, các chủ xe Jaguar và Land Rover thường xuyên đến trước trụ sở của hãng ở Thượng Hải, Trung Quốc để biểu tình, yêu cầu hãng phải giải quyết các lỗi của xe.
Các đợt triệu hồi này ảnh hưởng tới khoảng 106.000 xe, tương đương 70% doanh số của hãng tại Trung Quốc.
Các đại lý bắt đầu bán xe Jaguar nhập khẩu với giá giảm tới 30%, từ đó ra đời câu nói nổi tiếng ở Trung Quốc: “Xe Jaguar chỉ xứng 70% giá bán”. Việc này rõ ràng đã huỷ hoại hình ảnh của Jaguar và Land Rover tại Trung Quốc, đẩy khách hàng sang lựa chọn các thương hiệu xe sang khác.
Hồi tháng 6, liên doanh của JLR với Chery đã hoàn tất việc nâng sản lượng hàng năm từ mức 130.000 xe lên 200.000 xe. Đến tháng 7, doanh số của JLR tại Trung Quốc bắt đầu giảm, khiến liên doanh này phải cắt giảm sản lượng.
Ngoài chất lượng sản phẩm, JLR còn có nhiều vấn đề khác, như mạng lưới phân phối chưa hợp lý, và danh mục sản phẩm cần thêm xe chạy điện để đáp ứng các quy định về khí thải và tiêu thụ nhiên liệu.
Thảo Nguyễn (Nguồn: Autonews)
Theo kienthuc.net.vn
Không "gãi" đúng gu khách hàng, Jaguar Land Rover lỗ thê thảm trong quý IV/2018, chạm kỷ lục buồn
Con số 4,4 tỉ USD tiền lỗ trước thuế trong quý IV/2018 mà Jaguar Land Rover vừa công bố khiến nhiều người phải giật mình.
Con số chưa từng có tiền lệ trong làng xe này là do tập đoàn Anh Quốc quyết định định giá lại tài sản của mình bao gồm các nhà máy lắp ráp và sản phẩm (ô tô), dẫn tới việc giá trị tài sản của họ tụt một lèo 4 tỉ USD. Nếu tạm bỏ qua khoản này, JLR "chỉ" lỗ 354 triệu USD trong 3 tháng cuối năm 2018.
Trong khoảng thời gian này, tập đoàn Anh Quốc bán ra 144.602 xe trên toàn cầu, giảm 6,4% so với cùng kỳ năm trước (154.447 xe). Doanh thu ròng của họ vì thế giảm 1% xuống 8 tỉ USD. Đây là tình trạng vô cùng đáng báo động khi 2 thương hiệu Anh đã lỗ 3 quý liên tiếp - điều đáng lẽ không được phép xảy ra với nền tảng vững chắc vốn có của họ cùng trợ giúp của tập đoàn mẹ Tata Motors.
Đội hình của JLR không còn "tỏa hào quang" trong mắt người tiêu dùng như giai đoạn Range Rover mới ra mắt.
"Đây là giai đoạn khó khăn của nền công nghiệp ô tô. JLR vẫn đang tập trung vào các mảng tăng trưởng bền vững về lợi nhuận. Ngoài ra, chúng tôi vẫn đang đầu tư có chủ đích để trợ giúp các mảng kinh doanh chính trong tương lai", CEO Jaguar Land Rover tiến sĩ Ralf Speth chia sẻ.
Sự sụt giảm của Jaguar Land Rover là kết quả tất yếu của việc những mẫu xe JLR không còn khiến khách hàng tại Trung Quốc cảm thấy đúng ý. Doanh số của họ tại đây trong năm 2018 giảm gần một nửa (47%) khiến mức tăng tại Bắc Mỹ và châu Âu không còn nhiều ý nghĩa.
Cứu cánh của JLR lại đến từ các dòng xe điện như I-Pace (Ảnh) hay E-Pace.
Thêm nữa, trong số 13 mẫu xe của đội hình JLR hiện tại, chỉ có đúng 4 chiếc có doanh số tăng trưởng trong 12 tháng qua, bao gồm 2 mẫu xe điện I-Pace và E-Pace (đều sản xuất ở Áo) cùng Range Rover, Range Rover Sport.
Kết hợp với Brexit đã hiển hiện trước mắt, tương lai của Jaguar Land Rover đang ảm đạm hơn bao giờ hết. Hãng đã phải cắt giảm 4.500 việc làm để bù lỗ, đồng thời dành vốn cho những lĩnh vực trọng yếu trong tương lai như xe điện và mở thêm nhà máy (một ở Anh, một ở Slovakia).
Tham khảo: Autocar
Loạt xe thể thao Abarth "bé hạt tiêu" kỷ niệm 70 năm thành lập hãng Bước sang tuổi 70, chi nhánh xe hiệu năng cao Abarth trực thuộc Fiat vừa công bố các phiên bản đặc biệt thuộc dòng Fiat 500 và 124 để kỷ niệm. Được thành lập vào năm 1949 tại Turin, Ý, hãng xe hơi Abarth đã được thành lập với mục tiêu sản xuất ra những mẫu xe thể thao hiệu năng cao. Kể...