Lý do nào giúp ô tô nhập khẩu tạo ưu thế trước xe nội?
Việc được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu 0% theo ATIGA cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt thấp nhất (35%) đang giúp xe nhập có giá bán rẻ hơn xe nội.
Ra mat chua lau nhung Mitsubishi Xpander đa tao ra con sot tren thi truong o to Viet
Theo báo cáo mới nhất từ Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), 8 tháng đầu năm 2019, doanh số xe sản xuất lắp ráp trong nước vẫn cao hơn xe nhập khẩu với tương quan 119.744/82.823 chiếc. Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm trước, xe sản xuất lắp ráp sụt giảm doanh số 14% trong khi ô tô nhập khẩu tăng trưởng tới 178% và khoảng cách đang được rút ngắn với tốc độ chưa từng có.
Tiên liệu xấu cho xe nội
Thực tế trong khi nhiều mẫu xe lắp ráp như Toyota Vios, Innova hay Mazda CX-5,… đang phải giảm giá mạnh để giữ thị phần thì những mẫu xe nhập khẩu giá rẻ mới ra nhập thị trường như Mitsubishi Xpander hay Suzuki Ertiga đã bán rất chạy, thậm chí còn không đủ hàng.
Mitsubishi Xpander là mẫu xe 7 chỗ giá rẻ, cạnh tranh trực tiếp ở phân khúc MPV (xe đa dụng) dù mới ra mắt hơn 1 năm nhưng đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường. Trong 8 tháng đầu năm 2019, Xpander trở thành mẫu MPV bán chạy nhất Việt Nam với 9.904 chiếc. Mới đây, ngày 30/8, Mitsubishi Motors Việt Nam đã trao chiếc Xpander thứ 10.000 cho khách.
Một mẫu xe 7 chỗ nhập khẩu mới ra mắt khác là Suzuki Ertiga cũng đang thu hút sự chú ý. Trao đổi với PV Báo Giao thông, đại diện phòng Marketing Công ty Suzuki Việt Nam cho hay, Suzuki Ertiga vừa được giới thiệu tới khách hàng ngày 29/6 nhưng chỉ 1 tháng sau đã có đến 3.000 đơn đặt hàng và khả năng thành công là rất lớn.
Video đang HOT
Ngoài ra, một loạt các mẫu xe nhập khẩu khác như: Honda CR-V, Ford Ranger, Toyota Camry… sau khi được hưởng thuế suất nhập khẩu 0% cũng liên tục vượt qua các mẫu xe lắp ráp, đứng Top đầu phân khúc.
Lý do nào khiến ô tô nhập khẩu hưởng lợi thế?
Việc được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu 0% theo ATIGA cộng với thuế tiêu thụ đặc biệt thấp nhất (35%) đang giúp xe nhập có giá bán rẻ hơn xe nội.
Về nước từ cuối năm 2017, lô xe Honda CR-V nhập khẩu đầu tiên vẫn phải chịu 30% thuế nhập khẩu và 40% thuế tiêu thụ đặc biệt, khiến giá bán chiếc xe này khi đó cao ngất ngưởng, từ 1,136 – 1,256 tỷ đồng. Thế nhưng đối với lô xe tiếp theo hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu 0% và thuế tiêu thụ đặc biệt được giảm 5% (từ 40% xuống còn 35%), giá bán mẫu xe này chỉ còn 958 – 1.068 triệu đồng.
Ông Nguyễn Trung Hiếu, Trưởng tiểu ban chính sách, Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam cho hay, hiện so với xe lắp ráp trong nước, ô tô nhập khẩu từ khu vực ASEAN được lợi rất nhiều. Đầu tiên là giá thành xuất xưởng rẻ hơn xe sản xuất trong nước từ 15 – 20%. Bên cạnh đó, khi áp các loại thuế mới đã tạo ra chênh lệch về mức giá bán lẻ so với xe lắp ráp. Cùng với đó, các hãng nhập khẩu làm thương mại nên các dòng sản phẩm đa dạng hơn, không phải đầu tư sản xuất tốn kém, tuân thủ nhiều loại quy định như xe lắp ráp.
Giám đốc một DN logistics làm dịch vụ cho nhiều hãng ô tô tại Việt Nam cho biết, chi phí vận chuyển xe nhập khẩu không có gì thay đổi vì được tính theo đầu xe. Việc nhiều hãng xe chuyển từ lắp ráp sang nhập khẩu có thể do chính sách từ phía hãng mẹ. Hãng xe đã có chính sách lắp ráp mẫu xe đó tại một nước khác để xuất khẩu đi nhiều nước, không có chuyện Việt Nam cứ muốn sản xuất lắp ráp xe nào là được.
Bên cạnh đó, chi phí để sản xuất ra một mẫu ô tô ở nước ngoài, ví dụ như Thái Lan hay Indonesia thấp hơn so với Việt Nam. Kể cả cộng thêm các chi phí logistics, xe nhập khẩu về tới Việt Nam vẫn có giá thành rẻ hơn so với xe lắp ráp trong nước. Bên cạnh đó, cung ứng phụ tùng ở Thái Lan hay Indonesia tốt hơn. “Hy hữu lắm do nhu cầu thị trường nào đó cao, không đủ cung ứng hoặc năng lực nước sản xuất thấp thì thị trường khác mới được phép sản xuất lắp ráp, như Mitsubishi Xpander”, vị giám đốc cho biết thêm.
Ngoài ra, xe nhập khẩu nguyên chiếc từ ASEAN hưởng thuế 0% trong khi lắp ráp tại Việt Nam vẫn phải nhập linh kiện và đóng thuế nhập khẩu từ 0 – 30% tùy từng loại nên rất khó cạnh tranh. Ví dụ nhập lốp về để lắp vào ô tô bán ra phải chịu thuế, trong khi nhập cả ô tô đã có lốp thì không mất thuế.
Trước tình trạng xe nhập ngày càng lấn lướt xe nội, tại Hội nghị về các giải pháp thúc đẩy phát triển ngành cơ khí Việt Nam diễn ra ngày 24/9, đại diện Bộ Tài chính cho biết, cơ quan này đang phối hợp với Bộ Công thương báo cáo Chính phủ trình Quốc hội sửa đổi, hoàn thiện các chính sách thuế, phí hợp lý nhằm giúp các DN sản xuất, lắp ráp ô tô trong nước nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, giảm giá thành, tăng khả năng cạnh tranh với xe nhập khẩu nguyên chiếc. Trong đó sẽ nghiên cứu sửa đổi áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng ô tô từ 9 chỗ ngồi trở xuống theo hướng không đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với phần giá trị tạo ra trong nước, với thời hạn của chính sách là từ 5 – 10 năm.
Theo Giaothong
Mỹ sẽ chưa áp thuế mới lên ôtô nhập khẩu từ Nhật Bản
Mỹ và Nhật Bản đã công bố thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản của một hiệp định thương mại hạn chế, với việc Tokyo nhượng bộ về nông nghiệp và Washington giữ nguyên các mức thuế đánh vào ôtô hiện nay.
Xe của Honda và Toyota tại một cảng ở Yokohama, Nhật Bản. (Nguồn: Bloomberg)
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 26/8 cho biết Mỹ sẽ chưa áp ngay mức thuế mới lên ôtô nhập khẩu từ Nhật Bản, giữa lúc hai nền kinh tế lớn nhất và lớn thứ ba thế giới này vẫn đang tiếp tục các cuộc đàm phán thương mại.
Tại cuộc họp báo bên lề Hội nghị thượng đỉnh Nhóm 7 nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) diễn ra ở Biarritz (Pháp), khi được phóng viên hỏi liệu Mỹ có cân nhắc khả năng đánh thuế lên ôtô Nhật Bản nếu nhận thấy hoạt động nhập khẩu này đe dọa an ninh quốc gia hay không, Tổng thống Trump trả lời rằng "Không, không phải thời điểm bây giờ. Đó là việc tôi có thể làm sau này nếu tôi muốn, song chúng tôi không mong đợi điều này."
Nhật Bản và Mỹ nhất trí đẩy nhanh đàm phán thỏa thuận thương mại mới
Tổng thống Trump và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe ngày 25/8 đã công bố thỏa thuận về các nguyên tắc cơ bản của một hiệp định thương mại hạn chế, với việc Tokyo nhượng bộ về nông nghiệp và Washington giữ nguyên các mức thuế đánh vào ôtô hiện nay, cụ thể là 2,5% đối với xe khách và 25% đánh vào xe bán tải, thay vì tăng thuế khi ông Trump đe dọa sẽ làm như vậy. Chi tiết về thỏa thuận chưa được công bố.
Đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer cho biết thỏa thuận trên sẽ cắt giảm thuế nông nghiệp và có khả năng giúp tăng thêm 7 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu nông sản hàng năm của Mỹ sang Nhật Bản, từ mức 14 tỷ USD hiện nay, đồng thời hỗ trợ các nhà sản xuất thịt bò, thịt lợn, lúa mỳ, các sản phẩm từ sữa, rượu vang và ethanol của Mỹ.
Ông Lighthizer cho biết thỏa thuận cũng sẽ cung cấp các tiêu chuẩn cao hơn cho thương mại kỹ thuật số và bao gồm hàng hóa công nghiệp.
Văn phòng Đại diện thương mại Mỹ đã xác nhận thỏa thuận "bước đầu" này sẽ giảm thuế đối với một số hàng hóa công nghiệp từ Nhật Bản, nhưng sẽ không giảm thuế đánh vào ô tô hoặc phụ tùng ôtô từ quốc gia Đông Bắc Á này cũng như không giải quyết các hàng rào phi thuế quan như vấn đề tiền tệ.
Đại diện của các nhà sản xuất ôtô Ford General Motors và Fiat Chrysler ở Detroit cho biết thông báo trên rất đáng hoan nghênh, song nói rằng bất cứ thỏa thuận nào cũng cần phải giải quyết thâm hụt thương mại trong lĩnh vực ôtô của Mỹ với Nhật Bản, hiện ở mức 56 tỷ USD.
Thủ tướng Abe cùng các nhà sản xuất ôtô và phụ tùng Nhật Bản, trong đó có Toyota Motor Corp, đang nỗ lực thể hiện cho Tổng thống Trump thấy rõ rằng họ đã tăng cường đầu tư vào Mỹ và "bổ sung" hàng nghìn việc làm cho lao động Mỹ.
Thỏa thuận này, cần được đưa ra trong các cuộc đàm phán chi tiết trong tháng tới, dự kiến cũng sẽ khôi phục một số quyền tiếp cận nông nghiệp của Mỹ vào thị trường Nhật Bản vốn đã bị mất khi ông Trump rút Mỹ ra khỏi Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương năm 2017 ngay sau khi ông lên nắm quyền./.
Theo TTXVN/Vietnam
Ô tô nhập khẩu sẽ không phải kiểm định theo lô Điều kiện nhập khẩu gây nhiều tranh cãi nhất kể từ khi ban hành nghị định 116/2017 sắp được điều chỉnh, dỡ bỏ. Ô tô nhập khẩu sẽ không phải kiểm định theo lô Theo Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng, Chính phủ sẽ sớm ban hành văn bản sửa đổi quy định của Nghị định 116/2017 về điều kiện sản...