Lý do nam sinh ở Bắc Giang tử vong sau tiêm vắc xin ngừa COVID-19
Hội đồng chuyên môn Sở Y tế Bắc Giang kết luận nam sinh ở huyện Sơn Động tử vong sau khi tiêm vắc xin là do sốc phản vệ độ 4, phản ứng quá mẫn của cơ thể với vắc xin ngừa COVID-19 loại Pfizer.
Ngày 29-11, Sở Y tế tỉnh Bắc Giang có thông tin, kết luận chính thức về trường hợp học sinh ở huyện Sơn Động diễn biến nặng rồi tử vong sau tiêm vắc xin phòng COVID-19.
Theo Sở Y tế Bắc Giang, nam sinh này không có tiền sử bệnh tật, dị ứng. Lúc hơn 10h sáng 24-11, nam sinh này được tiêm vắc xin loại Pfizer theo kế hoạch.
Sau khi tiêm vắc xin khoảng 20 phút, bệnh nhân xuất hiện dấu hiệu mệt mỏi, choáng váng, sau đó xuất hiện tức ngực, khó thở nhiều, đã được xử trí cấp cứu và chuyển đến khoa cấp cứu của Trung tâm Y tế huyện Sơn Động và có diễn biến nặng rất nhanh, xuất hiện các cơn ngừng tuần hoàn.
Quá trình cấp cứu, nam sinh được chẩn đoán sốc phản vệ độ 4 sau tiêm vắc xin phòng COVID-19.
Đến 23h48 khuya 24-11, em được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cấp cứu. Bệnh viện Bạch Mai cũng chẩn đoán phản vệ độ 4, đưa vào lọc máu và can thiệp ECMO.
Video đang HOT
Trong 4 ngày điều trị, bệnh nhân luôn trong tình trạng nặng, duy trì chạy ECMO, lọc máu. Đến trưa 28-11, do bệnh nặng, suy đa tạng không hồi phục, bệnh nhân đã tử vong.
Sau khi xem xét, phân tích đánh giá các yếu tố dựa trên kết quả báo cáo điều tra, qua hồ sơ bệnh án, giấy tờ lưu có liên quan, hội đồng chuyên môn của Sở Y tế tỉnh Bắc Giang thống nhất kết luận nguyên nhân dẫn đến diễn biến nặng của nam sinh là do phản vệ độ 4 do phản ứng quá mẫn của cơ thể với vắc xin phòng COVID-19 (Pfizer); loại trừ nguyên nhân do chất lượng vắc xin, thực hành tiêm chủng.
Cũng bị sốc phản vệ nặng sau tiêm vắc xin COVID-19, một học sinh khác ở huyện Sơn Động đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện Bạch Mai. Hai học sinh khác bị phản ứng nhẹ hơn, đã được xuất viện về theo dõi tại nhà.
Ngày 29-11, Sở Y tế Bắc Giang cũng có công văn gửi các bệnh viện, trung tâm y tế các huyện, thành phố về việc tăng cường các biện pháp đảm bảo an toàn trong tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho trẻ em từ 12 đến dưới 18 tuổi.
Theo thống kê đến ngày 29-11, toàn tỉnh Bắc Giang tiêm được hơn 2 triệu liều vắc xin. Riêng đối với trẻ em từ 15 đến dưới 18 tuổi đã tiêm được 63.179 liều.
Phân bổ hơn 2 triệu liều vắc xin Moderna cho 53 tỉnh thành
Bộ Y tế vừa có quyết định phân bổ hơn 2 triệu liều vắc xin của Moderna, trong đó TPHCM là khu vực được phân bổ nhiều nhất.
Cụ thể, số vắc xin này sẽ được phân bổ cho 53 tỉnh thành và các đơn vị khác (lực lượng công an, bộ đội, một số bệnh viện).
Trong số 53 tỉnh, thành thì TPHCM là đơn vị được phân bổ nhiều nhất với hơn 235.000 liều. TP Hà Nội cũng sẽ có hơn 120.000 liều. Đồng Nai và Bình Dương, mỗi địa phương cũng được phân hơn 65.500 liều.
Trong số các bệnh viện, Viện Pasteur TPHCM, Bệnh viện Bạch Mai được phân bổ nhiều nhất hơn 15.000 liều. Một số bệnh viện như Nhi Trung ương, E, Phổi Trung ương, Chợ Rẫy... đươc hơn 13.000 liều.
Lực lượng quân đội được phân 42.000 liều, lực lượng công an là 33.600 liều.
Bộ Y tế yêu cầu các đơn vị xây dựng kế hoạch để đảm bảo mỗi đối tượng tiêm chủng được tiêm đủ 2 mũi vắc xin này.
Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương có trách nhiệm tiếp nhận, bảo quản và vận chuyển vắc xin tới Dự án Tiêm chủng mở rộng khu vực để phân bổ cho các đơn vị.
Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố chỉ đạo Trung tâm kiểm soát bệnh tật tiếp nhận, bảo quản theo hướng dẫn của nhà sản xuất, tổ chức triển khai tiêm chủng ngay số vắc xin được phân bổ.
Các đơn vị không sử dụng hết vắc xin hoặc có nhu cầu sử dụng thêm thì phối hợp với Dự án Tiêm chủng mở rộng Quốc gia - Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Viện Pasteur TPHCM để điều phối, tổ chức tiêm chủng, đảm bảo sử dụng vắc xin hiệu quả.
Vắc xin được bảo quản ở nhiệt độ 2-8 độ C thì phải sử dụng hết trong vòng tối đa 31 ngày.
Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia khẩn trương hoàn thiện tài liệu và tổ chức tập huấn sử dụng vắc xin của Moderna cho các đơn vị trước khi triển khai tiêm chủng.
Theo báo cáo của Bộ Y tế, với kế hoạch vắc xin về trong thời gian tới (tháng 7 có thể có khoảng 8 triệu liều từ các nguồn về Việt Nam), dự kiến đến quý 3 năm nay sẽ tiêm được cơ bản cho các đối tượng ưu tiên, trong đó, đủ số lượng vắc xin để tiêm cho lực lượng sản xuất.
Có thể tiêm mũi một của AstraZeneca, mũi 2 của Pfizer nếu số lượng vắc xin hạn chế
GS.TS. Đặng Đức Anh - Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương, Trưởng ban điều hành Dự án Tiêm chủng mở rộng quốc gia cho biết hiện nay, hướng dẫn của các nhà sản xuất vắc xin, Tổ chức Y tế Thế giới đều khuyến cáo sử dụng cùng một loại vắc xin phòng Covid-19 để tiêm đủ liều cho một đối tượng.
Tuy nhiên, trên thực tế, trong bối cảnh nguồn cung vắc xin phòng Covid-19 rất hạn chế, việc tiếp cận nguồn cung để có đủ vắc xin tiêm mũi 2 ngay khi đến lịch tiêm cho các đối tượng đã được tiêm mũi một của cùng một loại vắc xin là rất khó khăn. Một số quốc gia đã xem xét và triển khai tiêm mũi một vắc xin AstraZeneca và tiêm mũi 2 bằng vắc xin của Pfizer.
Theo ghi nhận nhanh tại các quốc gia này, việc triển khai tiêm chủng 2 mũi vắc xin khác loại như trên cho cùng một đối tượng vẫn có hiệu lực bảo vệ phòng Covid-19. Tuy nhiên, khi tiêm hai loại vắc xin AstraZeneca và Pfizer có ghi nhận gia tăng một số phản ứng thông thường sau tiêm chủng.
Tại Việt Nam, Bộ Y tế đã có hướng dẫn "trường hợp số lượng vắc xin hạn chế thì ưu tiên sử dụng vắc xin của Pfizer để tiêm mũi 2 cho những người đã tiêm mũi thứ nhất bằng vắc xin AstraZeneca từ 8-12 tuần nếu người được tiêm chủng đồng ý". Những trường hợp tiêm chủng như vậy phải được theo dõi sức khỏe chặt chẽ hơn sau khi tiêm chủng.
Bộ Y tế phân bổ hơn 746.000 liều vắc xin Pfizer về trong tháng 7, TP.HCM nhiều nhất Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường vừa ký quyết định phân bổ hơn 746.000 liều vắc xin Pfizer tiếp nhận trong tháng 7 (trong đó có 1 lô đã về). Theo quyết định này, vắc xin sẽ được phân bổ cho tất cả 63 tỉnh thành, lực lượng quân đội, công an, các bệnh viện và viện theo 4 đợt. Trong...