Lý do Mỹ không tung đòn ám sát khi Kim Jong-un đứng gần tên lửa
Mỹ có thể không phóng tên lửa vào lãnh đạo Triều Tiên vì muốn tránh gây kích động với Bình Nhưỡng.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un quan sát ICBM sau khi khai hỏa ngày 4/7. Ảnh: KCNA.
Khi Triều Tiên phóng thử tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) Hwasong-14 hôm 4/7, các nhân viên quân sự và tình báo Mỹ không chỉ nắm được toàn bộ hoạt động của kíp phóng trong vòng 70 phút mà còn theo sát mọi động thái của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un, Business Insider ngày 12/7 đưa tin.
Trước đó, Lầu Năm Góc cũng xác nhận trinh sát cơ RC-135S của họ tại Nhật Bản đã phát hiện tên lửa Hwasong-14 ngay từ giai đoạn nạp nhiên liệu và theo dõi sát toàn bộ quá trình phóng.
Theo các chuyên gia quân sự của Diplomat, đây là thời điểm rất thích hợp để Mỹ tung đòn tấn công phủ đầu, đặc biệt là khi những hình ảnh do truyền thông Triều Tiên công bố cho thấy ông Kim đã hút thuốc lá và đứng sát bệ tên lửa trong quá trình chuẩn bị phóng. Nhiên liệu lỏng sử dụng trên tên lửa Hwasong-14 rất dễ bắt cháy và phát nổ ngay trên bệ phóng, có thể phá hủy mọi mục tiêu ở xung quanh.
Điều khiến các nhà phân tích ngạc nhiên là Mỹ đã không có bất cứ động thái nào để thực hiện đòn tấn công như vậy, dù nhà lãnh đạo Triều Tiên đã nằm trong tầm ngắm của tên lửa Mỹ trong hơn một giờ.
Video đang HOT
Trước đó, cả Mỹ và Hàn Quốc đã nhiều lần đề cập tới biện pháp quân sự đối với Triều Tiên, trong đó không loại trừ phương án tấn công phủ đầu nhắm vào nhà lãnh đạo Kim Jong-un và các chỉ huy cấp cao quân đội Triều Tiên.
Rodger Bake, chuyên gia hàng đầu về châu Á – Thái Bình Dương và Nam Á thuộc Viện phân tích chiến lược Stratfor, cho rằng các chiến lược gia Mỹ đã quyết định không hành động và cố tình công bố thông tin này như một thông điệp mạnh mẽ gửi tới Triều Tiên.
Theo Bake, bằng việc để Triều Tiên biết được rằng lãnh đạo nước mình đã bị theo dõi chặt chẽ trong vụ phóng ICBM, Washington muốn Bình Nhưỡng thấy rằng họ chỉ tìm cách trấn an thay vì kích động Triều Tiên, cũng như việc ám sát lãnh đạo hay lật đổ chính quyền không phải là mục tiêu của Mỹ.
Mỹ và Hàn Quốc sau đó tổ chức cuộc tập trận tên lửa chung với sự tham gia của các loại tên lửa dẫn đường chính xác như ATACMS, Hyunmoo-II. Đây dường như là cách để Mỹ chứng tỏ với Triều Tiên rằng họ hoàn toàn có khả năng tấn công để ám sát ông Kim hoặc ngăn chặn cuộc phóng thử này, nhưng họ không muốn hành động như vậy.
Ông Kim Jong-un hút thuốc bên cạnh tên lửa Hwasong-14 trước khi khai hỏa. Ảnh: KCNA.
Washington có thể hy vọng rằng nếu họ chứng minh được việc Mỹ không có ý định ám sát ông Kim, Bình Nhưỡng có thể tự ngừng mọi chương trình phát triển tên lửa và hạt nhân. Trong trường hợp Triền Tiên vẫn tiếp tục những hành động khiêu khích, Mỹ có thể tung đòn tấn công chính xác nhắm vào ICBM Triều Tiên cũng như ông Kim vào thời điểm thuận lợi, Bake nhận định.
“Thay vì ám sát ông Kim và kích động phản ứng có thể rất mạnh từ Triều Tiên, Mỹ chọn cách đưa ra thông điệp rằng cách tốt nhất để bảo vệ chế độ là ông Kim nên ngồi ở nhà và đừng đến gần động cơ tên lửa nguy hiểm vốn có thể nổ tung bất cứ lúc nào”, chuyên gia Baker nhấn mạnh.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Tình báo Hàn Quốc chê ICBM Triều Tiên
Giới chức tình báo Hàn Quốc không tin việc Triều Tiên đã sở hữu công nghệ đưa tên lửa tái xâm nhập khí quyển.
Triều Tiên tuyên bố thử thành công tên lửa đạn đạo liên lục địa. Ảnh: Reuters.
"Triều Tiên không có bất cứ phương tiện nào để kiểm tra việc tên lửa có thể tái xâm nhập khí quyển. Tình báo Hàn Quốc tin rằng Triều Tiên vẫn chưa sở hữu công nghệ này", Reuters hôm nay dẫn lời nghị sĩ Yi Wan-young, thành viên Ủy ban tình báo Quốc hội Hàn Quốc.
Một quả tên lửa được coi là tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM) khi nó đạt tầm bắn từ 6.000 km trở lên. Sau khi bay lên quỹ đạo, tên lửa phải trải qua giai đoạn "tái xâm nhập khí quyển", trong đó đầu đạn tên lửa phải được thiết kế đặc biệt để chịu đựng được điều kiện nhiệt độ và áp suất cực cao trong quá trình cọ xát với không khí ở vận tốc rất lớn.
Theo ông Yi, cơ quan Tình báo quốc gia Hàn Quốc hiện nhận định rằng ICBM mà Triều Tiên tuyên bố thử thành công ngày 4/7, trên thực chất chỉ là phiên bản cải tiến của tên lửa đạn đạo tầm trung KN-17.
Trong khi đó, chuyên gia về tên lửa hàng đầu của Mỹ John Schilling lại đưa ra nhận định trái ngược với các chuyên gia tình báo Hàn Quốc. Schilling cho rằng nếu được phát triển đầy đủ, tên lửa Hwasong-14 của Triều Tiên có thể bay xa 9.700 km, đủ sức tấn công căn cứ hải quân Mỹ ở San Diego.
Triều Tiên ngày 4/7 phóng thử tên lửa Hwasong-14 ra biển Nhật Bản. Tên lửa bay cao 2.802 km, xa 933 km, trong thời gian 39 phút, dài hơn thời gian bay của bất cứ tên lửa nào trước đó của Bình Nhưỡng.
Nguyễn Hoàng
Theo VNE
Khả năng hủy diệt của tên lửa đạn đạo xuyên lục địa Tên lửa đạn đạo xuyên lục địa có khả năng tấn công phủ đầu hàng loạt quốc gia, đồng thời ngăn chặn nguy cơ chiến tranh hạt nhân. Với vụ phóng thử thành công tên lửa Hwasong-14 hôm 4/7, Triều Tiên trở thành một trong số ít quốc gia trên thế giới sở hữu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa (ICBM), một...