Lý do Mỹ không nổi giận với ông Duterte dù phải nhận ‘cú tát’ vào vị thế
Cho dù phải nhận “cú tát” vào vị thế và chiến lược “xoay trục sang châu Á” của Mỹ từ chính những phát ngôn của Tổng thống Philippines Duterte, song Mỹ không nóng giận mà vẫn làm bạn với Philippines, vì sao vậy?
Ngày 25.10, Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte đã đả kích mạnh mẽ Mỹ, nhấn mạnh rằng ông không khơi mào một cuộc chiến với Washington và Mỹ có thể quên thỏa thuận quân sự giữa hai nước nếu ông còn tại vị lâu hơn.
Phát biểu trước chuyến thăm Nhật Bản, Tổng thống Duterte tuyên bố ông phản đối sự hiện diện của bất kỳ binh sĩ nước ngoài nào ở Philippines và Mỹ có thể “quên” Thỏa thuận Tăng cường Hợp tác Quốc phòng với Philippines, nếu ông tại vị lâu hơn. Tuy nhiên, ông không nói rõ chi tiết.
Theo ông Duterte, Mỹ không nên đối xử với Philippines “như một chú chó bị xích”. Ông nhấn mạnh: “Tôi mong đợi đến thời điểm tôi không còn nhìn thấy bất kỳ binh sĩ hay quân lính nào ở đất nước tôi, ngoại trừ binh sĩ Philippines”.
Tổng thống Philippines Duterte dường như đã tạo ra một trong những cơn chấn động địa chính trị mạnh nhất tại châu Á kể từ sau Chiến tranh Lạnh khi tuyên bố từ bỏ Mỹ, đồng minh lâu năm của Philippines, để chuyến hướng sang mối quan hệ với Trung Quốc.
Tổng thống Philippines Duterte.
Hành động này của ông Duterte bị đánh giá là “thiếu khôn ngoan”.
Mỹ đã có những phản ứng thận trọng, bởi ông Duterte là người có tính khí nóng nảy. Các quan chức hạn chế đưa ra những chỉ trích công khai, nhất là về cuộc chiến chống tội phạm của ông Duterte khi cuộc chiến này đã cướp đi sinh mạng của khoảng 3.700 người trong vòng chưa đầy 4 tháng và làm dấy lên những mối lo sợ về việc tàn sát người hàng loạt không qua xét xử.
Thực tế, Nhà Trắng đa phần chấp nhận cố gắng hết sức để vượt qua cơn bão và nhấn mạnh quan hệ Mỹ- Philippines quan trọng hơn là ông Duterte. Song những ầm ĩ mà ông Duterte gây ra vẫn chưa chấm dứt.
Ngay cả một số quan chức Philippines cũng thừa nhận họ bị bất ngờ trước những ý định của ông Duterte cũng như quan chức ở Washington. Nhiều người cho rằng khả năng thực hiện việc “chia tay” của ông Duterte có thể bị hạn chế bởi chính các hoạt động và quan điểm chính trị của ông. Ông sẽ phải giành được sự ủng hộ của quốc hội để rút khỏi hiệp ước bảo vệ lẫn nhau đang là nền tảng cho quan hệ hai bên.
Lịch sử và ảnh hưởng thương mại của Mỹ có thể là bến cảng cho ông Obama – và cả người kế nhiệm ông -trú ngụ để vượt qua cơn bão mang tên “Duterte”.
Trên thực tế, Mỹ vẫn đang có được sự ủng hộ mạnh mẽ tại Philippines, cả trong giới quân sự lẫn quần chúng.
Hơn người dân Philippines cho biết họ vẫn đặt lòng tin to lớn vào Mỹ, trong khi chỉ có dưới bày tỏ sự tin tưởng với Trung Quốc. Mỹ đã rất khôn ngoan khi không phản ứng quá mạnh với những lời xúc phạm của ông Duterte. Những lời đe dọa cắt đứt viện trợ hoặc hỗ trợ quân sự sẽ chỉ làm thay đổi thái độ của công chúng đang theo hướng ủng hộ chiến dịch chống Mỹ của ông.
Ngoài ra, Mỹ vẫn còn đầy ắp những điểm ảnh hưởng khác. Các sĩ quan quân đội Mỹ chắc hẳn đã nhắc nhở các đối tác Philippines của họ rằng một sự rạn nứt sâu sắc trong quan hệ giữa hai nước sẽ gây ra những hậu quả chiến lược nghiêm trọng. Các đồng minh khác như Nhật Bản- đối tác thương mại lớn thứ ba của Philippines sau Trung Quốc và Mỹ- có thể đã âm thầm ủng hộ thông điệp này.
Video đang HOT
Lịch sử cho thấy Mỹ đã từng khắc phục được những bất đồng chiến lược với các đồng minh của mình, trong đó có cả Nhật Bản và Hàn Quốc và chắc chắn họ có thể làm được điều này một lần nữa với Philippines.
Theo Danviet
Thách thức Mỹ, Duterte "cao tay" hay đang "đùa với lửa"?
Liên tục chọc giận Mỹ nhưng Tổng thống Duterte lại luôn nhận được phản ứng ôn hòa của Washington, bởi đằng sau là một nguyên nhân giúp ông "chơi dao nhưng không đứt tay".
Ngày 13/9, Tổng thống Rodrigo Duterte phát biểu tại một sự kiện của Không quân Philippines tại thành phố Pasay: "Chúng tôi sẽ không cắt đứt sợi dây rốn nối mình với các quốc gia đồng minh". Trong đó, có Mỹ - đồng minh lâu năm, thân thiết của Manila.
Tuy nhiên, trái ngược với phát ngôn trên, nhà lãnh đạo Philippines năm lần bảy lượt công khai chọc giận Washington khi hết mắng Tổng thống Mỹ Barack Obama là "đồ chó đẻ", lại tố cáo binh lính Mỹ giết hại người Philippines ở thế kỷ trước.
Gần đây nhất là tuyên bố trục xuất lực lượng đặc nhiệm Mỹ đang đóng quân tại đảo Mindanao, miền Nam Philippines, đồng thời ngừng tuần tra trên biển Đông với Washington.
Theo giới quan sát, hàng loạt hành vi trên của Tổng thống Duterte được coi như tín hiệu mới giúp Manila có thể thay đổi tình trạng vốn có của hiệp ước quốc phòng Mỹ - Philippines tồn tại từ năm 1951 đến nay.
Đặc biệt, kể từ sau khi ông Duterte tuyên bố Philipines sẽ theo đuổi chính sách ngoại giao "độc lập, tự chủ", quan hệ Mỹ - Philippines cũng sẽ bước vào một "trạng thái mới".
Ông Richard Javad Heydarian, giáo sư khoa học chính trị tại Đại học De La Salle, Manial, Philippines nhận định, tuy sự bành trướng của Trung Quốc ở biển Đông sẽ khiến quan hệ Mỹ - Philippines trở nên chặt chẽ.
Nhưng dưới sự nắm quyền của Duterte, "Mỹ hiển nhiên không thể trông đợi sự phối hợp chiến lược và ủng hội ngoại giao từ Philippines như dưới thời cựu Tổng thống Benigno Aquino III".
Duterte - dấu ấn của một "cường nhân"
Tổng thống Duterte đang nhận nhiều ý kiến trái chiều từ cuộc chiến chống ma túy trong nước. (Ảnh: www.bayanmall.org)
Từ việc đưa cuộc chiến chống khủng bố, ma túy và tham nhũng trở thành trọng tâm chính trị, Duterte đã vạch ra lằn ranh đỏ nhằm khiến Washington "không thể can thiệp vào công việc nội chính" của Manila.
Tuy nhiên, theo Đa chiều (Mỹ), những chỉ trích về vấn đề nhân quyền liên quan tới chiến dịch truy quét tội phạm ma túy từ Tổng thống Obama và Tổng thư ký Liên Hợp Quốc Ban Ki Moon dường như càng chọc giận một chính trị gia nóng tính như Duterte.
Theo đó, càng kỳ vọng có thể giải quyết sạch sẽ mọi vấn đề nội bộ Philippines, Duterte càng muốn thay đổi chính sách ngoại giao với Mỹ trước đây.
Trước đó, Duterte từng chỉ trích việc triển khai máy bay không người lái của Mỹ tại thành phố Davao, miền Nam Philippines trong chiến dịch chống khủng bố và nổi dậy tại nước này.
Mới đây, ông lên tiếng đòi lực lượng Mỹ rời Philippines vì cho rằng sự hiện diện của lực lượng này tại Mindanao khiến họ dễ trở thành mục tiêu tấn công của nhóm phiến quân Abu Sayyaf, ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc chiến khủng bố của Manila.
Giới phân tích nhận định, những động thái trên chứng tỏ, từ sau khi Duterte lên nắm quyền, trọng tâm an ninh quốc gia Philppines đã được thiết lập lại - chuyển dịch từ bảo vệ lãnh thổ sang chống khủng bố, nổi dậy trong nước.
Như thế, chính sách ngoại giao "độc lập, tự chủ" của Duterte hoàn toàn bất lợi cho chiến lược của Mỹ tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Tuy Mỹ - Philippines có quan hệ đồng minh không thể tách rời nhưng một Duterte "vô nguyên tắc" sẽ khiến Washington "quay như chong chóng".
Đặc biệt, trong tương lai, khi cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ có kết quả cuối cùng, chính phủ Tổng thống Duterte và chính phủ mới của Mỹ sẽ đối mặt với nhiều thử thách mới.
Obama "ôn hòa" hay Duterte đang "đùa với lửa"?
Duterte luôn mạnh miệng công kích nước Mỹ nhưng Obama lại mềm mỏng với Manila. Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn đại diện cho việc vì cần sự hợp tác của Manila trong chiến lược quân sự tại Châu Á - Thái Bình Dương mà Washington có thể để Duterte "tự tung tự tác".
Đặc biệt, tuyên bố "trục xuất" quân đội Mỹ đang động chạm đến giới hạn cuối cùng và khiến Washington bất mãn.
Phát ngôn viên Nhà Trắng Josh Earnest "đá xéo" khi so sánh ông Duterte với ứng cử viên tổng thống Mỹ của đảng Cộng hòa Donald Trump.
Tuyên bố trục xuất lực lượng đặc nhiệm Mỹ khỏi Mindanao - một hành động "đùa với lửa" của Duterte. (Ảnh: navyseals.com)
"Tôi nghĩ, điều này cho thấy các cuộc bầu cử quan trọng như thế nào. Các cuộc bầu cử mang lại những hậu quả riêng.
Chúng sẽ quyết về người sẽ đại diện cho đất nước bạn trên trường quốc tế. Vì thế khi bỏ phiếu, bạn cần coi trọng tố chất của ứng cử viên như cách cư xử, tính cách và khả năng phán đoán", Josh Earnest nhấn mạnh.
Điều này cho thấy, Nhà Trắng bất mãn với Tổng thống Duterte nhưng theo giới quan sát, ông Duterte lại rất "thông minh" khi chỉ dọa "trục xuất" lực lượng đặc nhiệm chống khủng bố của Mỹ tại đảo Mindanao.
Điều này không có nghĩa Duterte "vờn" Mỹ về chiến lược quân sự nhưng nếu trong tương lai, Philippines thực sự vượt qua lằn ranh đỏ, động chạm đến kế hoạch chiến lược cốt lõi của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương, Washington đương nhiên sẽ không dễ dàng bỏ qua.
Giới quan sát cho rằng, hiện nay, Mỹ vẫn có ảnh hưởng tương đối lớn tại Philippines và chính sách ngoại giao của Duterte đang gặp phải sự phản đối từ phe "thân Mỹ". Trước đó, ngày 12/9, ông đã cáo buộc đảng đối lập khi âm mưu dùng những "thủ đoạn bẩn thỉu" để hạ bệ mình.
Được biết, đảng đối lập mà Duterte ám chỉ chính là đảng Tự do của cựu Tổng thống Aquino. Đương nhiên, đảng này đã phủ nhận mọi cáo buộc của Tổng thống Philippines đương nhiệm.
Các quan chức là thành viên đảng ông Aquino hiện giữ nhiều vị trí quan trọng trong lĩnh vực an ninh quốc phòng và có sự ủng hộ nhất định tại Philippines. Đây là chính đảng luôn duy trì mối quan hệ thân thiết lâu đời với Washington.
Vì thế, không quá thiếu thực tế nếu Mỹ mượn lý do "những thủ đoạn tàn bạo trong cuộc chiến chống ma túy của Tổng thống Duterte đã khơi mào cho mâu thuẫn nội bộ" để ủng hộ người của phe đối lập lên nắm quyền.
Tuy nhiên, theo Đa chiều, Duterte "gặp may" do nước Mỹ đang bước vào giai đoạn nước rút của cuộc bầu cử Tổng thống.
Một mặt, ông Obama sắp kết thúc nhiệm kỳ và khó có cơ hội "đối đầu" với chính phủ của Duterte. Mặt khác, bầu cử Mỹ đang gặp nhiều vấn đề phát sinh nên Washington không đủ sức để quan tâm quá nhiều việc khác nhau.
Đây chính là nguyên nhân căn bản vì sao Duterte "chơi dao nhưng không đứt tay".
Tuy nhiên, dù là Tổng thống Obama hay chính phủ mới của Mỹ đều sẽ không để Duterte xâm phạm đến lợi ích quốc gia cũng như chính sách chiến lược tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Ngay cả khi chính phủ mới của Mỹ đang trong giai đoạn kiện toàn nhưng nếu Duterte cứ mạnh miệng với những phát ngôn gây sốc thì Manila sẽ vẫn đối mặt với áp lực đến từ Washington.
"Lợi dụng Mỹ trong đoạn chuyển giao quyền lực để đạt được lợi ích quốc gia và tránh &'chơi dao đứt tay' luôn là thử thách lớn nhất với Duterte", Đa chiều bình luận.
Theo Soha News
Nữ chính trị gia Philippines kêu gọi Toà Hình sự Quốc tế điều tra ông Duterte Thượng nghị sĩ Philippines Leila de Lima kêu gọi điều tra hành động của Tổng thống Rodrigo Duterte để xét xử tại Tòa án Hình sự Quốc tế. "Tòa án cần bắt đầu suy nghĩ về cuộc điều tra hoặc khởi tố trong tương quan vụ giết người như là tội ác chống nhân loại", nữ chính trị gia tuyên bố trong cuộc...