Lý do Mỹ coi tên lửa phòng không gửi cho Israel và Ukraine như ‘táo’ và ‘cam’
Với sự giúp đỡ của Mỹ, chỉ khoảng 1% tên lửa đạn đạo bắn vào những nơi như Tel Aviv và Haifa thực sự trúng đích.
Trong khi đó, hệ thống phòng không cũ nát của Ukraine chỉ ngăn chặn được khoảng 1/3 tên lửa thù địch.
Tên lửa phóng từ Iran bị hệ thống phòng không của Israel đánh chặn trên bầu trời Jerusalem ngày 1/10/2024. Ảnh: THX/TTXVN
Hôm 15/10, tại một cuộc họp báo của Lầu Năm Góc, phát ngôn viên Sabrina Singh đã được một phóng viên hỏi, tại sao Mỹ không gửi hệ thống phòng không tốt nhất của Mỹ, được gọi là THAADS, đến NATO để giúp bảo vệ bầu trời ở đó khỏi các cuộc tấn công tên lửa có thể xảy ra của Nga, hoặc thậm chí đến rìa phía đông của Liên minh quân sự Đại Tây Dương để bắn hạ các tên lửa đang bắn phá các ngôi nhà và doanh nghiệp của Ukraine.
Đó là bởi vì – phát ngôn viên của Bộ Quốc phòng Mỹ cho biết – Ukraine thực sự không cần nó.
“Thế này, các năng lực khác nhau, các cuộc chiến khác nhau, các khu vực khác nhau. Các cam kết đối với Israel và Ukraine cũng khác nhau. Bạn đang nói về các năng lực khác nhau đang được di chuyển và thứ gì cần thiết là THAAD – nếu Iran tấn công một lần nữa. Đối với những gì Nga đang làm ở Ukraine, các khả năng khác nhau, như bạn biết đấy, tôi không cần phải liệt kê danh sách dài. Không muốn sử dụng cách diễn đạt này, nhưng vấn đề [khác biệt] ở đây là một chút táo và cam”, bà Singh giải thích.
Lầu Năm Góc vào cuối tuần qua đã cho phép triển khai một khẩu đội THAAD (Hệ thống phòng thủ khu vực tầm cao giai đoạn cuối) cùng với khẩu đội đến Israel để tăng cường phòng thủ chống lại các tên lửa đất đối đất do Iran phóng.
Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin cho biết việc triển khai thiết bị và nhân viên phục vụ của Mỹ là để đáp trả các cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran vào ngày 13/4 và ngày 1/10.
Theo số liệu chính thức của Israel, Iran đã bắn “khoảng” 120 vũ khí đạn đạo vào Israel vào ngày 1/10. Hệ thống phòng không của Israel được hỗ trợ bởi tàu chiến Mỹ và máy bay chiến đấu Pháp và Anh, được cho là đã phá hủy 99% vũ khí bay tới. Sau đó, ngày 13/4 chứng kiến cuộc tấn công bằng tên lửa của Iran gần như bị xóa sổ hoàn toàn, nhờ vào mạng lưới tên lửa đạn đạo chống đạn đạo tích hợp mạnh mẽ.
Video đang HOT
Như vậy nếu so sánh, hệ thống phòng không của Ukraine đã hoạt động kém hơn nhiều.
Trong cùng khoảng thời gian từ tháng 4 đến tháng 10 năm nay, Nga chủ yếu sử dụng vũ khí của riêng mình nhưng tăng cường các cuộc tấn công bằng tên lửa nhập khẩu, đã phóng tổng cộng 956 tên lửa các loại vào nhà dân, doanh nghiệp và mục tiêu quân sự của Ukraine.
Hệ thống phòng không Ukraine tuyên bố đã bắn hạ 402 tên lửa trong thời gian đó. Tỷ lệ tiêu diệt trong 2 tháng rưỡi qua, theo những con số chính thức đó, rõ ràng là tệ hơn đối với Kiev, với chỉ 120 tên lửa – hầu hết đều có đầu đạn đủ mạnh để san phẳng một tòa nhà chung cư – được báo cáo là bị phá hủy trong số 386 tên lửa được phóng.
Các quan chức Ukraine, đứng đầu là Tổng thống Volodymyr Zelensky, đã đặt câu hỏi tại sao một mạng lưới phòng không không thể ngăn chặn hơn 1/3 tên lửa của Nga, mà lại được coi là không thực sự cần sự giúp đỡ nghiêm túc của Mỹ. Trong khi đó, nếu chỉ 1 trong 100 trăm tên lửa bắn vào Israel bị để lọt, thì việc gửi một khẩu đội THAAD kèm theo quân nhân Mỹ đến Israel lại được nhấn mạnh là vì lợi ích quốc gia của Mỹ.
Hệ thống phòng thủ tên lửa tầm cao giai đoạn cuối (THAAD) của Mỹ. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Tạp chí Politico đã đưa ra câu trả lời vào ngày 16/10: “‘Câu trả lời cứng rắn mà người Ukraine có thể không thích nghe nhưng thật đáng tiếc, sự thật là chúng ta có thể chấp nhận rủi ro bắn hạ tên lửa của Iran trên bầu trời Israel mà không gây ra chiến tranh trực tiếp với Tehran, có thể dẫn đến chiến tranh hạt nhân. Nhưng sẽ có nhiều rủi ro hơn khi thử làm điều đó với Nga’, một trợ lý cấp cao của Thượng viện Mỹ làm việc về chính sách Ukraine nói với POLITICO. Hai quan chức giấu tên của chính quyền Tổng thống Biden, khi thảo luận về vấn đề này cũng đưa ra cùng một quan điểm.
Vào tháng 6/2023, sau lần đầu tiên Nga triển khai vũ khí hạt nhân tới Belarus, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã nói điều tương tự, gọi mối đe dọa về việc Nga thực sự sử dụng vũ khí nguyên tử trong tương lai là “có thật”.
Vào tháng 9/2024, theo các báo cáo do tờ New York Times đưa ra, Mỹ đã cập nhật học thuyết chiến tranh hạt nhân của mình và nhấn mạnh thêm vào các cuộc tấn công xuất phát từ bên ngoài nước Nga.
Tuy nhiên, học thuyết chiến tranh hạt nhân của Nga cũng đã được cập nhật gần đây. Theo lập trường đã công bố của Điện Kremlin về thời điểm sẽ sử dụng hay không sử dụng vũ khí hạt nhân, thì việc Mỹ trang bị vũ khí chống tên lửa tiên tiến cho Ukraine (hoặc bất kỳ quốc gia nào khác) là không thể được, thậm chí có thể là lý do để Nga sử dụng vũ khí hạt nhân.
Điện Kremlin ngày 25/9 tuyên bố đã mở rộng phạm vi các tình huống có thể xảy ra mà Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân trong đòn tấn công đầu tiên, bổ sung vào các quy tắc lâu đời về việc duy trì khả năng tấn công đáp trả, trong đó khả năng kích hoạt đòn tấn công hạt nhân chủ động là “sự xâm lược của một quốc gia phi hạt nhân với sự hỗ trợ hoặc tham gia của một quốc gia hạt nhân”.
Tổng thống Putin nói rằng, học thuyết an ninh quốc gia mở rộng này có mục đích cụ thể là giúp Nga có khả năng ngăn chặn hoặc nếu cần, đáp trả các cuộc tấn công hàng loạt bằng vũ khí hiện đại có khả năng mang thiết bị hạt nhân hoặc tấn công năng lực vũ khí hạt nhân của Nga. Ông Putin cho biết mối đe dọa mới bao gồm tấn công bằng “máy bay chiến lược và chiến thuật, tên lửa hành trình, thiết bị bay không người lái, tên lửa siêu vượt âm và các hệ thống bay khác”.
Khi cân nhắc đến những rủi ro như vậy, Mỹ ủng hộ cuộc chiến của Ukraine chống lại Nga, nhưng Mỹ cũng phải cân bằng lợi ích của mình trên toàn thế giới – phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Sabrina Singh nhấn mạnh.
Lầu Năm Góc lên tiếng về vụ tên lửa Nga bay vào không phận Ba Lan
Tiếp theo người phát ngôn Bộ Ngoại giao Mỹ, Phó Thư ký Báo chí Lầu Năm Góc đã nêu quan điểm liên quan tới vụ tên lửa của Liên bang Nga bay vào không phận Ba Lan hôm 24/3.
Tại buổi họp báo hôm 26/3, theo giờ địa phương, Phó Thư ký Báo chí Lầu Năm Góc, bà Sabrina Singh đã trả lời câu hỏi của phóng viên liên quan tới tuyên bố của Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan Andrzej Szejna rằng Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) đang cân nhắc khả năng bắn hạ tên lửa Nga nếu chúng đi quá gần biên giới của liên minh quân sự này.
Bà Singh cho biết: "Điều tôi có thể nói với bạn là điều mà chính quyền này (Mỹ) đã nói nhiều lần là chúng tôi sẽ bảo vệ từng tấc đất của NATO. Nếu một đồng minh NATO bị tấn công, chúng tôi chắc chắn không muốn chứng kiến điều đó, nhưng chúng tôi sẽ bảo vệ từng tấc đất của NATO".
Phó Thư ký Báo chí Lầu Năm Góc cũng nhấn mạnh ưu tiên của Mỹ trong bối cảnh hiện nay là tiếp tục cung cấp cho Ukraine những vũ khí cần thiết.
Bà Singh nói: " Quốc hội vừa thông qua ngân sách cho năm tài khóa 2024, vì vậy, chúng tôi hy vọng khoản (viện trợ) bổ sung dành cho Ukraine cũng được thông qua để chúng tôi tiếp tục trang bị cho Ukraine những thứ họ cần trên chiến trường".
Trước đó, vào hôm 25/3, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Matthew Miller nêu rõ: "Cam kết của chúng tôi với NATO và an ninh của các đồng minh NATO của chúng tôi, trong đó tất nhiên bao gồm cả Ba Lan, là chắc chắn và sẽ không dao động"
Hệ thống tên lửa phòng không Patrion triển khai ở Ba Lan. Ảnh: Defense24
Vào lúc 4 giờ 23 phút sáng 24 tháng 3, một tên lửa hành trình phóng từ máy bay chiến đấu tầm xa của Nga đã bay vào không phận Ba Lan ở phía trên làng Oserdów thuộc tỉnh Lublin và ở đó trong 39 giây.
Ba Lan đã buộc phải điều động các máy bay chiến đấu của mình để bảo vệ không phận của mình. Hệ thống radar quân sự của Ba Lan cũng được lệnh bám theo tên lửa Nga, nhưng không hành động khi tên lửa đó hướng về phía Ukraine.
Sau vụ việc, Bộ Ngoại giao Ba Lan đã triệu tập Đại sứ Liên bang Nga tại nước này, ông Sergei Andreyev, để phản hồi vụ việc. Tuy nhiên, theo tờ Kyiv Independent, quan chức ngoại giao Nga đã từ chối yêu cầu.
Tiếp đó, Thứ trưởng Ngoại giao Ba Lan Andrzej Szejna đã đăng đàn, tuyên bố: "Liên bang Nga không muốn khiêu khích bất cứ điều gì, vì người Nga biết rằng nếu tên lửa tiến sâu hơn vào lãnh thổ Ba Lan, nó sẽ bị bắn hạ".
Theo ông Szejna, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) cũng đang phân tích hàng loạt ý tưởng khác nhau, bao gồm cả việc bắn hạ các tên lửa Nga khi chúng ở rất gần biên giới của NATO.
Tuy nhiên, khả năng trên chỉ xảy ra khi có sự đồng ý của Ukraine và có tính đến những hệ lụy quốc tế bởi tên lửa của NATO có thể sẽ bắn trúng tên lửa Nga bên ngoài lãnh thổ liên minh quân sự này.
Về phần mình, Bộ trưởng Quốc phòng Ba Lan Vladislav Kosiniak-Kamysz đã tuyên bố Ba Lan sẽ bắn hạ tên lửa Nga nếu có dấu hiệu cho thấy chúng đang hướng tới mục tiêu trên lãnh thổ Ba Lan.
Vụ việc xảy ra sáng 24/3 không phải là lần đầu tiên tên lửa Nga bay vào không phận Ba Lan.
Ngày 29/12/2023, tên lửa Nga đã bay qua không phận Ba Lan trong khoảng 3 phút, cũng tại khu vực Lublin, khiến hệ thống phòng thủ của nước này đặt trong tình trạng báo động cao.
Tiếp đó vào ngày 7/2/2024, một tên lửa khác của Nga được cho là đã "tiếp cận biên giới Ba Lan một cách nguy hiểm".
Ukraine chặn hàng loạt tên lửa của Nga, cảnh báo tăng cường tập kích Crưm Lực lượng phòng không Ukraine đánh chặn 8 tên lửa và vô hiệu hóa hơn 20 phương tiện khác được Nga dùng để tập kích. Kiev cảnh báo sẽ tăng cường tập kích bán đảo Crưm. Theo Pravda, trong ngày 13/1, Bộ tư lệnh không quân Ukraine thông báo, Nga đã triển khai 40 tên lửa và UAV để tập kích nhiều khu...