Lý do Mỹ chậm biết kết quả bầu cử năm 2020
Mặc dù người Mỹ đã quen với việc thức dậy vào buối sáng sau Ngày Bầu cử và biết ai là tân tổng thống, bầu cử năm nay khó có thể kết thúc nhanh chóng như vậy.
Trong lịch sử bầu cử Mỹ, người đắc cử thường được công bố vào đêm bầu cử hoặc rạng sáng hôm sau vì các hãng tin như Fox News hoặc AP có đủ thông tin để dự đoán chính xác người chiến thắng. Khi các hãng truyền thông xác định một ứng viên đã dẫn trước ở một bang với khoảng cách đủ lớn để khiến ứng viên còn lại không có cơ hội gỡ hòa, họ sẽ xác định ứng viên đó đã chiến thắng và giành được toàn bộ phiếu đại cử tri của bang này, dù chưa có kết quả chính thức cuối cùng vì phiếu chưa được kiểm hết.
Các hãng tin làm vậy dựa trên dữ liệu thăm dò hậu bỏ phiếu (hỏi cử tri sau khi họ đã bỏ phiếu xong) kết hợp với kết quả kiểm phiếu đang diễn ra được cập nhật liên tục.
Cử tri đi bầu tại Colorado ngày 3/11. Ảnh: AFP.
Từng có những cuộc bầu cử mà người chiến thắng được xác định rất nhanh. Năm 2008 và 2012, người chiến thắng được tuyên bố vào lần lượt 23h và 23h15 giờ miền đông Mỹ Ngày Bầu cử.
Video đang HOT
Sau ngày bầu cử năm 2016, Trump được xác định là người chiến thắng vào khoảng 2h30 giờ miền đông Mỹ (14h30 giờ Hà Nội) sau khi giành chiến thắng ở Wisconsin, bang có 10 phiếu đại cử tri, đưa số phiếu đại cử tri ông giành được vượt ngưỡng 270 để đảm bảo thắng lợi chung cuộc.
Tuy nhiên, với số lượng phiếu bầu qua thư và bỏ phiếu sớm chưa từng có vì Covid-19 năm nay, nước Mỹ có thể mất vài ngày, thậm chí vài tuần, để định đoạt kết quả bầu cử. Người ủng hộ đảng Dân chủ có xu hướng bỏ phiếu qua thư nhiều hơn đảng Cộng hòa. Cuộc thăm dò được Politico/Morning Consult công bố hôm 2/11 cho thấy chỉ 17% cử tri được hỏi tin rằng sẽ biết kết quả vào đêm bầu cử.
Nhiều sự chú ý đổ dồn vào các bang chiến trường như Pennsylvania, Michigan và Wisconsin, được coi là định đoạt số phận cuộc đua. Tuy nhiên, những bang này có quy định chỉ kiểm phiếu bầu qua thư sau khi các điểm bỏ phiếu trực tiếp đã đóng cửa.
Giới chức bầu cử ở Pennsylvania và Michigan cho hay việc kiểm phiếu bầu qua thư có thể kéo dài đến ngày 6/11. Philadelphia, thành phố thuộc bang Pennsylvania, tạm dừng kiểm phiếu qua thư từ khoảng 21h30 tối 3/11 cho đến 4h ngày 4/11. Chỉ 76.000 trong số 350.000 phiếu gửi qua thư được kiểm tại thành phố vào đêm bầu cử.
Pennsylvania được coi là một trong những bang chiến trường quan trọng nhất với cả đảng Cộng hòa và Dân chủ trong cuộc bầu cử năm nay. Theo kết quả trung bình thăm dò trên toàn quốc hai ngày trước bầu cử do FiveThirtyEight thực hiện, Joe Biden đang dẫn trước Trump tới 8,5 điểm phần trăm. Nếu không giành 20 phiếu đại cử tri ở Pennsylvania, Biden sẽ thua cuộc. Trump từng thắng sít sao ở bang này năm 2016.
Sau khi các hãng truyền thông Mỹ xác định được người chiến thắng ở các bang chiến trường, người chiến thắng sẽ lộ diện.
Các bang có thời hạn khác nhau để xác nhận kết quả bầu cử. Hạn chót của Delaware là hai ngày sau Ngày Bầu cử. Trong khi đó, New York và California có hạn xác nhận kết quả muộn hơn một tháng, lần lượt vào ngày 7/12 và 11/12. Sau khi các bang xác nhận kết quả, cử tri đoàn sẽ họp tại mỗi bang vào ngày 14/12 để bỏ phiếu. Việc này chủ yếu mang tính hình thức vì đại cử tri thường bỏ phiếu đúng theo kết quả phiếu phổ thông.
Phiếu cử tri đoàn sau đó được chuyển đến tòa nhà quốc hội. Vào ngày 6/1/2021, lưỡng viện Mỹ sẽ họp để kiểm phiếu đại cử tri. Phó tổng thống, người chủ trì với tư cách chủ tịch Thượng viện, sẽ công bố kết quả chính thức. Người chiến thắng nhậm chức vào ngày 21/1/2021.
Bầu cử Mỹ: Biden dốc cạn sức vận động tranh cử, nhưng tốc độ vẫn thua Trump
Ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden đang dốc cạn sức tăng tốc chiến dịch tranh cử trong tuần cuối cùng trước Ngày bầu cử, nhưng tốc độ của ông được đánh giá là vẫn chưa đuổi kịp đương kim Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Theo Japan Times, ứng cử viên tổng thống của đảng Dân chủ sẽ đến Iowa và Wisconsin vào thứ Sáu 30/10, bổ sung vào lịch trình tranh cử bao gồm chuyến đi tới Georgia vào hôm nay 27/10 và một chuyến đi đến Florida vào thứ Năm 29/10. Nhưng tốc độ di chuyển của ông Biden được đánh giá là vẫn kém xa so với Tổng thống Donald Trump, người đang làm ra sức vận động tại các bang chiến trường với 3 cuộc mít tinh mỗi ngày.
Kể từ cuộc tranh luận trực tiếp cuối cùng vào tối 22/10, ông Biden không có sự kiện vận động nào vào thứ Sáu 23/10 hoặc Chủ nhật 25/10. Ông ấy cũng không có lịch trình công khai trong 3 ngày đầu tiên của tuần trước khi chuẩn bị cho cuộc tranh luận tối 22/10 với đương kim Tổng thống Trump.
Ông Biden mới chỉ đến một bang chiến trường, Pennsylvania, hồi tuần trước. Cả hai ứng cử viên dường như đang lặp lại kịch bản năm 2016 - ông Trump tổ chức nhiều cuộc mít tinh mỗi ngày ở các thành phố nhỏ ở các bang quan trọng, trong khi ông Biden lại ít đi lại hơn nhiều.
Trước đó, vào năm 2016, bà Hillary Clinton, cũng tương tự như ông Biden hiện nay: Phần lớn dẫn đầu trong các cuộc thăm dò ở các bang chiến trường và toàn quốc, dành nhiều thời gian ở nhà tại quận Westchester, New York hơn và có tốc độ di chuyển vận động tranh cử ít khốc liệt hơn nhiều so với các ứng cử viên trước đây.
Sau cuộc bầu cử, các đảng viên Đảng Dân chủ mới nhận ra rằng, bà Clinton đã không đến thăm Wisconsin - nơi bà suýt thua - và rằng, bà có thể vận động nhiều hơn ở các vùng nông thôn của Pennsylvania và Michigan thay vì dành quá nhiều tiền quỹ trong tháng 8 và không bắt kịp tốc độ của chiến dịch.
Việc ông Biden hạn chế di chuyển để vận động tranh cử được cho là một phần do đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, đây cũng được cho là sự thận trọng của các cố vấn của ông trong những ngày cuối cùng của cuộc đua vào Nhà Trắng. Tuy nhiên, trên thực tế, trước cả khi đại dịch Covid-19 xảy ra, ông Biden vẫn duy trì lịch trình nhẹ nhàng hơn các đối thủ đang muốn nhận đề cử của đảng Dân chủ để ra tranh cử chức tổng thống Mỹ.
Đương kim Tổng thống Trump, 74 tuổi, người đã chú ý đến lịch trình đi lại nhẹ nhàng của ông Biden, từ đó cáo buộc đối thủ đảng Dân chủ ở tuổi 78, đã quá già để chịu đựng sự khắc nghiệt của chiến dịch tranh cử và nhiệm kỳ tổng thống.
TT Trump chi 55 triệu USD cho 'quảng cáo hủy diệt' trước cuộc tranh luận cuối cùng Chiến dịch tái tranh cử của Tổng thống Trump và Ủy ban Quốc gia Đảng Cộng hòa (RNC) đang lên sóng trong hai tuần cuối cùng trước Ngày bầu cử 3 tháng 11 với một quảng cáo khổng lồ trị giá 55 triệu đô la, sẽ chạy ở các bang chiến trường quan trọng có tính quyết định người chiến thắng trong cuộc...