Lý do Mỹ cắt giảm giao tên lửa chống tăng Javelin cho Ukraine
Theo một báo cáo mới của Bộ Quốc phòng Mỹ, số lượng tên lửa chống tăng Javelin chuyển giao cho Ukraine đã giảm mạnh, càng làm nổi bật những thách thức phức tạp trong quá trình hỗ trợ quân sự cho Kiev.
Tên lửa chống tăng Javelin trên xe quân sự trong lễ duyệt binh tại Kiev, Ukraine, ngày 24/8/2018. Ảnh: AFP/TTXVN
Đài Sputnik của Nga ngày 17/12 đưa tin, trong bối cảnh cuộc xung đột Nga – Ukraine kéo dài, một báo cáo kiểm toán mới đây của Bộ Quốc phòng Mỹ đã hé lộ những thay đổi đáng chú ý trong việc cung cấp vũ khí cho Ukraine, đặc biệt là về tên lửa chống tăng Javelin.
Mỹ đã cắt giảm đáng kể số lượng tên lửa chống tăng Javelin chuyển giao cho Ukraine sau năm 2022, trong khi báo cáo kiểm toán mới nhất từ Bộ Quốc phòng Mỹ nêu chi tiết về việc các lô hàng vũ khí đầu tiên chuyển đến Kiev vào năm 2022 không được kiểm kê đúng cách.
Theo báo cáo, số lượng tên lửa Javelin cung cấp cho Ukraine đã giảm mạnh sau ngày 31/3/2023, trong khi vẫn giữ nguyên các số liệu cụ thể được tổng hợp thành thông tin mật trong biểu đồ thông tin trong báo cáo.
Trong những tháng đầu tiên của cuộc xung đột ở Ukraine, Mỹ đã vội vã chuyển một khối lượng lớn vũ khí, với hơn 8.500 tên lửa Javelin được cam kết chuyển giao vào tháng 8/2022. Báo cáo ngân sách hàng năm của Bộ Quốc phòng Mỹ cho năm tài chính 2023 và 2024 cho thấy tốc độ tăng trưởng mua sắm tên lửa Javelin bổ sung đã chậm lại đáng kể sau năm tài chính 2022.
Trong năm tài chính 2022, Bộ Quốc phòng Mỹ đã mua đột biến 7.722 tên lửa Javelin, so với kế hoạch ban đầu chỉ là 650 tên lửa. Điều này được cho là nhằm bù đắp nguồn vũ khí đã chuyển cho Ukraine.
Video đang HOT
Với năm tài chính 2023, Bộ Quốc phòng Mỹ đã mua tổng cộng 2.871 tên lửa Javelin. Trong năm tài chính 2024, theo báo cáo ngân sách năm tài chính 2025 của Bộ Quốc phòng Mỹ, số lượng tên lửa Javelin mà Bộ Quốc phòng Mỹ mua sắm vẫn giữ nguyên so với yêu cầu ngân sách ban đầu là 1.161 quả. Mặc dù Bộ Quốc phòng Mỹ đề xuất mua 2.113 tên lửa Javelin cho năm tài chính 2025, nhưng khoảng 1.500 tên lửa trong số đó được lên kế hoạch bán cho nước ngoài.
Hồ sơ từ báo cáo ngân sách hàng năm của Bộ Quốc phòng Mỹ trùng khớp với tiết lộ trong báo cáo kiểm toán của Văn phòng Tổng thanh tra Bộ Quốc phòng về sự sụt giảm mạnh trong việc cung cấp tên lửa Javelin cho Ukraine từ năm 2022 trở đi. Số liệu từ báo cáo ngân sách của Bộ Quốc phòng Mỹ cho thấy số lượng tên lửa Javelin mà Mỹ cung cấp cho Ukraine sau năm 2022 đã giảm hơn 70%.
Báo cáo của Văn phòng Tổng thanh tra Bộ Quốc phòng Mỹ (DOD OIG) cũng chỉ ra những bất cập nghiêm trọng trong quá trình quản lý và kiểm kê vũ khí. Cụ thể, 91% các mặt hàng quốc phòng chuyển cho Ukraine trong năm 2022 không nhận được bản kiểm kê ban đầu hoặc hàng năm.
Sự sụt giảm nguồn cung tên lửa Javelin cho Ukraine có thể xuất phát từ nhiều lý do: Thứ nhất, vấn đề về quản lý kho vũ khí. Báo cáo cho biết nhiều mặt hàng quốc phòng được chuyển đến Ukraine năm 2022 hiện không còn trong tay Lực lượng vũ trang Ukraine (UAF). Các mặt hàng này có thể đã bị mất, phá hủy hoặc được sử dụng mà không có hồ sơ lưu trữ hợp lý.
Thứ hai, khả năng sản xuất hạn chế. Một báo cáo của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ chỉ ra rằng tên lửa Javelin nằm trong danh mục các loại vũ khí có thời gian sản xuất dài nhất của quân đội Mỹ. Mặc dù vậy, nhà sản xuất Javelin Joint Venture (JJV) đã lên kế hoạch tăng sản lượng lên thêm 3.960 tên lửa mỗi năm vào cuối năm 2026.
Thứ ba, các lo ngại về việc chuyển nhượng vũ khí. Một số phương tiện truyền thông năm 2023 đã nêu ra khả năng vũ khí Mỹ cung cấp có thể bị xử lý không đúng cách hoặc được chuyển đến các bên thứ ba không mong muốn.
Mỗi tên lửa Javelin có chi phí trung bình khoảng 78.838 USD. Việc giảm viện trợ cũng có thể liên quan đến việc Ukraine bắt đầu sử dụng các loại vũ khí có chi phí thấp hơn, như thiết bị bay không người lái cỡ nhỏ, giá rẻ.
Vấn đề chuyển nhượng vũ khí cũng được các nhà lãnh đạo quốc tế quan tâm. Trong một cuộc gặp gần đây giữa Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng thống Angola Joao Lourenco vào tuần trước, các bên đã thảo luận về nguy cơ an ninh liên quan đến việc vũ khí từ Ukraine có thể bị buôn lậu sang các quốc gia khác.
Thông điệp mới về Ukraine của ông Trump gửi châu Âu
Trong cuộc họp với các lãnh đạo châu Âu về Ukraine, ông Trump kêu gọi triển khai lực lượng giám sát lệnh ngừng bắ.n và nhấn mạnh vai trò quan trọng của châu Âu.
Ông Donald Trump phát biểu tại Harrisburg, Pennsylvania, Mỹ. Ảnh: AA/TTXVN
Theo tờ Wall Street Journal ngày 14/12, những phác thảo về nỗ lực ban đầu của Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump nhằm chấm dứt xung đột ở Ukraine từ chuyến thăm châu Âu tuần trước đang bắt đầu xuất hiện lần đầu tiên. Điểm chính rút ra là: Châu Âu sẽ phải gánh vác phần lớn gánh nặng hỗ trợ Ukraine bằng lực lượng để giám sát lệnh ngừng bắ.n và vũ khí để ngăn ngừa các cuộc tấ.n côn.g từ Nga.
Trong cuộc họp tại Paris, Tổng thống đắc cử Trump đã nói với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron rằng ông không ủng hộ việc Ukraine gia nhập NATO, nhưng ông muốn thấy một Ukraine mạnh mẽ, được trang bị vũ khí tốt hơn.
Ông Trump cho biết châu Âu nên đóng vai trò chính trong việc bảo vệ và hỗ trợ Ukraine và ông muốn quân đội châu Âu có mặt tại Ukraine để giám sát lệnh ngừng bắ.n. Ông Trump không loại trừ khả năng Mỹ hỗ trợ thỏa thuận này, mặc dù sẽ không có binh sĩ Mỹ nào tham gia.
Bên cạnh đó, ông Trump cũng thúc đẩy châu Âu làm nhiều hơn nữa để Trung Quốc gây sức ép với Điện Kremlin chấm dứt xung đột. Các bên cũng đã thảo luận về việc sử dụng thuế quan đối với Trung Quốc như một con bài mặc cả, nếu Bắc Kinh không đồng ý làm như vậy.
Tổng thống đắc cử Trump từ lâu đã nói rằng ông muốn chấm dứt nhanh chóng cuộc chiến kéo dài gần 3 năm nhưng lại đưa ra rất ít chi tiết trước công chúng về cách ông dự định đạt được điều đó. Các quan chức châu Âu tiết lộ trong các cuộc thảo luận sau bầu cử, Tổng thống đắc cử Mỹ chủ yếu đặt câu hỏi và tìm kiếm lập trường về cuộc xung đột, và họ không nghĩ rằng ông Trump đã hình thành một kế hoạch rõ ràng về việc phải làm gì.
Bất kỳ nỗ lực nào nhằm chấm dứt giao tranh tranh đều sẽ phải đối mặt với những "cơn gió ngược mạnh", đặc biệt là từ Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Đối với Ukraine, một lệnh ngừng bắ.n dọc theo các chiến tuyến hiện tại cũng sẽ là một bước đi đa.u đớ.n, nhượng lại quyền kiểm soát trong tương lai gần đối với 20% diện tích lãnh thổ nước này.
Các trợ lý của Tổng thống đắc cử Trump cho biết ông vẫn chưa hài lòng với bất kỳ kế hoạch cụ thể nào về Ukraine và chưa suy nghĩ sâu sắc về vấn đề này khi chuẩn bị nắm quyền. Các thành viên trong nhóm chuyển giao và những người thân tín của ông Trump đang soạn thảo các đề xuất và tóm tắt cho ông. Các quyết định quan trọng sẽ được đưa ra sau khi nhóm an ninh quốc gia của ông Trump được thành lập và Tổng thống đắc cử Mỹ có thêm các cuộc trao đổi với các đồng minh - và có thể là cả Tổng thống Putin.
Ông Trump đã nhiều lần ch.ỉ tríc.h viện trợ của Mỹ cho Ukraine, làm dấy lên mối lo ngại ở Kiev và các nước châu Âu rằng ông có thể cắt đứt viện trợ. Trong khi các nước châu Âu đã cung cấp tổng viện trợ cho Ukraine nhiều hơn Mỹ, Washington đặc biệt quan trọng đối với viện trợ quân sự. Năng lực quân sự của châu Âu có hạn, và Ukraine chủ yếu dựa vào nguồn cung cấp từ Lầu Năm Góc để duy trì cuộc đối đầu với Nga.
Một số cố vấn của ông Trump đã hoan nghênh quyết định gần đây của chính quyền Biden về việc cung cấp cho Ukraine vũ khí có thể tấ.n côn.g sâu hơn vào lãnh thổ Nga, tin rằng điều này sẽ tạo đòn bẩy cho chính quyền Mỹ mới thúc đẩy Nga đàm phán.
Nhưng ông Trump đã ch.ỉ tríc.h động thái này. "Tôi cực kỳ phản đối việc bắ.n tên lửa hàng trăm km vào Nga", ông Trump nói với tờ The Time trong một bài báo được công bố tuần này, khi tạp chí vinh danh ông là "Nhân vật của năm 2024".
Trong khi đó, các cuộc thảo luận về việc đưa binh sĩ châu Âu đến Ukraine vẫn đang ở giai đoạn đầu, với một số câu hỏi chưa được giải quyết, bao gồm những quốc gia châu Âu nào sẽ tham gia, số lượng quân, vai trò của Washington trong việc hỗ trợ thỏa thuận này và liệu Nga có chấp nhận một thỏa thuận liên quan đến quân đội từ các nước NATO hay không.
"Tổng thống Zelensky và Ukraine muốn đạt được thỏa thuận và chấm dứt cuộc xung đột này. Cần phải có lệnh ngừng bắ.n ngay lập tức và các cuộc đàm phán nên bắt đầu", ông Trump viết trên nền tảng Truth Social của mình sau cuộc họp ở Paris.
Mỹ chấp thuận bán tên lửa Javelin cho Tunisia với giá 107,7 triệu USD Theo Reuters, tối 3/12 (giờ địa phương), Lầu Năm Góc thông báo Bộ Ngoại giao Mỹ đã phê chuẩn thương vụ tiềm năng bán các tên lửa Javelin cho Tunisia với giá 107,7 triệu USD. Tên lửa Javelin. (Nguồn: lockheedmartin.com) Theo Reuters, tối 3/12 (giờ địa phương), Lầu Năm Góc thông báo Bộ Ngoại giao Mỹ đã phê chuẩn thương vụ tiềm năng...