Lý do Mỹ bán tên lửa cho Indonesia và Malaysia
Theo Cơ quan DSCA, việc bán tên lửa cho Indonesia và Malaysia sẽ giảm sự phụ thuộc của 2 nước này vào Mỹ khi cần can thiệp vào Biển Đông.
Thông tin về thương vụ mua bán tên lửa này được International Business Times dẫn nguồn từ Cơ quan Hợp tác An ninh Quốc phòng Mỹ (DSCA) cho biết trong một thông báo, Mỹ đã đồng ý bán tên lửa đối không AIM- 9X Sidewinder và AMRAAM cho Indonesia và Malaysia.
Thông báo của DSCA cho biết: “Thương vụ được đề xuất này sẽ đóng góp cho các mục tiêu trong chính sách đối ngoại và các lợi ích an ninh quốc gia của Mỹ, thông qua việc giúp Indonesia nâng cao năng lực đánh bại các mối đe doạ đối với ổn định khu vực, và tăng cường khả năng phòng thủ của nước này”.
Giải thích cho quyết định của Mỹ, DSCA cho biết, thương vụ sẽ giảm sự phụ thuộc của Indonesia vào Mỹ khi cần can thiệp vào Đông Nam Á nhằm duy trì ổn định, đồng thời tăng khả năng tương tác của nước này với Mỹ.
Để tăng cường sự hiện diện của vũ khí Mỹ và duy trì cán cân quân sự tại khu vực, Mỹ cũng thông qua đề xuất bán các tên lửa không đối không tầm trung tân tiến (AMRAAM) trị giá 21 triệu USD cho Malaysia.
Trước khi thông qua thương vụ AMRAAM với Malaysia, Không quân Hoàng gia Malaysia hiện cũng đang sở hữu AMRAAM trên các máy bay F/A-18D. Các tên lửa mua thêm sẽ là biện pháp ngăn chặn các mối đe doạ trong khu vực và tăng cường khả năng tương tác với Mỹ, DSCA cho hay.
Tiêm kích F-22 phóng tên lửa AIM-120C-7.
Video đang HOT
Mỹ khẳng định vị thế
Dù DSCA không cho biết biến thể nào của dòng tên lửa đối không AMRAAM được Mỹ bán cho Malaysia, tuy nhiên theo UPI đưa tin trước đó cho thấy, lô tên lửa này thuộc biến thể AIM-120C-7 AMRAAM.
AIM-120C-7 là tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn hiện đại có khả năng chiến đấu trong mọi điều kiện thời tiết do Tập đoàn Raytheon của Mỹ nghiên cứu phát triển. Nó có khả năng lắp đầu đạn thuốc nổ phân mảnh nặng 18,1kg.
Về mặt động cơ, AIM-120C-7 thiết kế với động cơ rocket hiệu suất cao sử dụng nhiên liệu HTPB (hydroxyl terminated polybutadiene) cho phép tên lửa đạt tốc độ tối đa Mach 4. Về tầm bắn, tùy từng biến thể tên lửa mà có tầm bắn tên lửa, với loại AIM-120C-7 đạt tầm phóng tối đa tới 105km.
Phương thức dẫn bắn tên lửa AIM-120C-7 cũng như là các biến thể khác, trong tác chiến diệt mục tiêu tầm xa, máy bay nhận dữ liệu mục tiêu trước khi rời bệ phóng từ hệ thống radar máy bay phóng, hoặc có thể nhận hệ thống tìm kiếm và theo dõi hồng ngoại hoặc từ kênh liên kết dữ liệu máy bay tiêm kích khác hoặc từ máy bay cảnh báo sớm và chỉ huy đường không.
Sau khi phóng, tên lửa sẽ tiếp tục được máy bay phóng gửi cập nhật dữ liệu mục tiêu cho phép tên lửa tự điều chỉnh hướng (bám mục tiêu). Tới khoảng cách nhất địch (tầm theo dõi mục tiêu của radar trên tên lửa) thì đầu tự dẫn radar chủ động kích hoạt và tìm, khóa, tấn công mục tiêu mà không cần máy bay mang phóng chỉ thị.
Đặc điểm này cho phép phi công bắn nhiều tên lửa cùng lúc vào nhiều mục tiêu. Hoặc, nếu tác chiến chống mục tiêu ở cự ly gần, đầu tự dẫn radar chủ động của AIM-120C-7 có thể kích hoạt ngay sau khi rời bệ phóng và tự tìm mục tiêu.
Với khả năng của AIM-120C-7, khi chúng được tích hợp trên tiêm kích F/A-18D, dòng tên lửa này thực sự là cơn ác mộng với bất cứ mục tiêu nào nó nhắm tới.
Trong khi Malaysia được tăng cường sức mạnh không chiến với tên lửa AIM-120C-7 thì dàn tiêm kích F-16A/B của Indonesia cũng trở nên rất đáng sợ với tên lửa AIM-9X Sidewinder.
Theo nhà sản xuất Raytheon, AIM-9X Sidewinder là “thành viên” mới nhất trong gia đình của tên lửa không đối không tầm ngắn Sidewinder. Đây được cho là một trong những tên lửa không đối không tầm ngắn hiện đại nhất trên thế giới, nó cũng có thể dễ dàng tích hợp với một loạt các máy bay chiến đấu hiện đại.
Biến thể AIM-9X Block-I được trang bị một thiết bị tìm kiếm máy bay bằng hồng ngoại, động cơ đẩy nhiên liệu rắn và đầu đạn nổ phân mảnh. Tên lửa này cũng có khả năng tồn tại trước các hệ thống chống gây nhiễu hồng ngoại.
Không phải là đối thủ
Theo giải thích của DSCA, thương vụ tên lửa đối không với Indonesia và Malaysia sẽ giảm sự phụ thuộc của 2 quốc gia này vào Mỹ khi cần can thiệp vào Biển Đông khi khu vực này xảy ra xung đột. Đồng thời DSCA nhấn mạnh, đối thủ của Malaysia, Indonesia và cả khu vực Đông Nam Á không ai khác chính là Trung Quốc.
Theo_Báo Đất Việt
Mỹ "xem thường" tất cả tàu sân bay của Trung Quốc
Theo Cơ quan Tình báo quân sự của Lầu Năm Góc, các tàu sân bay của Trung Quốc sẽ không thể có khả năng cao như những tàu Mỹ và chúng cũng không thể biến lực lượng trên biển của Bắc Kinh thành "hải quân biển xanh", cụm từ dùng để chỉ lực lượng hải quân mạnh, có khả năng vươn tới các vùng biển xa.
"Các tàu sân bay mà Trung Quốc đang xây dựng không thể có khả năng như những tàu của chúng ta. Nó không thể giúp Trung Quốc thực hiện các hoạt động hỗ trợ không quân như Mỹ đang làm hiện nay. Nhiệm vụ của các tàu sân bay Trung Quốc chủ yếu sẽ là giúp hải quân nước này hoạt động mon men gần phần lãnh thổ đất liền của họ", Trung tướng thủy quân lục chiến, Vincent Stewart, giám đốc Cơ quan Tình báo Quốc phòng Mỹ, nói trong một phiên điều trần trước Ủy ban Quốc phòng hạ viện Mỹ vào hôm 2-3.
Tàu sân bay Liêu Ninh
Quả thực, tàu sân bay duy nhất của Trung Quốc hiện nay là Liêu Ninh, vốn được mua lại từ Ukraine, chỉ có kích cỡ bằng một nửa so với tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ. Ngoài ra, tàu Liêu Ninh vẫn sử dụng kiểu cất cánh cầu bật thay vì trang bị hệ thống phóng máy bay điện từ như tàu Mỹ, vốn tạo điều kiện tốt hơn cho các máy bay hạng nặng.
Ngay cả chiếc tàu sân bay đang được tự đóng ở nội địa Trung Quốc, nó cũng dựa theo tàu Kuznetsov lỗi thời của Nga. Và nếu Trung Quốc trang bị cho nó máy phóng máy bay điện từ hoặc hơi nước, nó cũng không thể đạt đến tầm cỡ các tàu sân bay boong phẳng như lớp Ford và Nimitz của Mỹ.
Tuy nhiên, ông Stertward vẫn lưu ý đến những sự phát triển công nghệ của Trung Quốc và những nỗ lực nhằm bảo vệ các căn cứ ở nước ngoài, điều sẽ giúp Trung Quốc mở rộng được tầm ảnh hưởng của hải quân, bên cạnh chiến lược sử dụng tàu sân bay.
Chỉ có thời gian mới chứng minh được hải quân Trung Quốc sẽ phát triển thành lực lượng như thế nào, tuy nhiên, với việc kinh tế nước này đang chững lại, chiến lược mở rộng sức mạnh trên biển cũng vì thế mà có thể lâu hơn.
Theo_An ninh thủ đô
Lộ nguyên nhân khiến Ấn Độ loại bỏ trực thăng Nga Dù phải trả số tiền lớn hơn nhưng Ấn Độ vẫn quyết lựa chọn trực thăng 64D Apache Longbow và thẳng tay loại bỏ Mi28NE Night Hunter của Nga. Để biết Mi-28NE có đáng mua so với AH-64D Apache cần xem xét cấu tạo của hai loại trực thăng này. Trực thăng Mi-28NE được thiết kế có chỗ cho 2 phi công, một...